1. KHÁI NIỆM
Rối loạn chức năng tiểu cầu là bệnh lý do bất thường các glycoprotein (GP), hạt, men hoặc receptor của tiểu cầu… dẫn đến bất thường các chức năng dính, ngưng tập, giải phóng và hoạt tính tiền đông máu của tiểu cầu.
2. XẾP LOẠI:
Tùy theo nguyên nhân gây bất thường chức năng tiểu cầu, có các nhóm sau:
Rối loạn chức năng tiểu cầu bẩm sinh: Có 5 nhóm nguyên nhân chính:
a. Do bất thường glycoprotein (GP):
Hội chứng Bernard – Aldrich.
Bệnh suy nhược tiểu cầu Granzmann.
Bệnh von-Willebrand thể tiểu cầu.
b. Do bất thường tương tác khung – màng tế bào: Hội chứng Wiskott – Aldrich.
c. Do bất thường hạt tiểu cầu:
- Thiếu hụt kho dự trữ δ.
- Hội chứng tiểu cầu xám (thiếu hạt α).
- Thiếu hụt kho dự trữ α, δ.
- Bệnh rối loạn chức năng tiểu cầu Quebec (yếu tố V Quebec).
d. Do bất thường hoạt tính tiền đông máu của tiểu cầu.
e. Do bất thường receptor hoạt hóa, dẫn truyền tín hiệu và hiện tượng tiết của tiểu cầu.
- Bất thường receptor, dẫn truyền tín hiệu hoạt hóa đặc hiệu.
- Bất thường chuyển hóa acid arachidonic và sản xuất thromboxan.
- Bất thường phopholipase C, Gaq, huy động và đáp ứng
Rối loạn chức năng tiểu cầu mắc phải: Có các nhóm bệnh chính sau:
Rối loạn chức năng tiểu cầu trong các bệnh lý huyết học: Hội chứng tăng sinh tủy mạn tính, lơ xê mi cấp và mạn, hội chứng rối loạn sinh tủy…
Rối loạn chức năng tiểu cầu trong bệnh lý không phải huyết học: Tăng ure máu.
Rối loạn chức năng tiểu cầu do thuốc: Aspirin, dipyridamole, thuốc kháng viêm non – steroid, ticlopidine, clopidogrel, thuốc điều trị bệnh tim mạch (abciximab, eptifibatide…).
3. CHẨN ĐOÁN:
Đặc điểm chung:
a. Triệu chứng lâm sàng:
Triệu chứng chung thường gặp là xuất huyết ở dưới da và niêm mạc như: Chảy máu chân răng, chảy máu mũi, xuất huyết tiêu hóa, tiểu đỏ, kinh nguyệt kéo dài, xuất huyết não, chảy máu sau nhổ răng, sau phẫu thuật… Hiếm gặp xuất huyết tiêu hóa hoặc chảy máu khớp.
b. Xét nghiệm:
- Số lượng và hình thái tiểu cầu: Thường bình thường.
- Thời gian máu chảy: Thường kéo dài.
- Co cục máu đông: Co không hoàn toàn hoặc không co.
- Phân tích chức năng tiểu cầu – PFA (platelet function analysis): Kéo dài.
- Ngưng tập tiểu cầu với các chất kích tập (ADP, .): Giảm/không ngưng tập.
- Di truyền-sinh học phân tử: Tùy từng thể bệnh mà có chỉ định xét nghiệm hợp lý để phát hiện những bất thường về NST, gen.
Đặc điểm của một số bệnh/ hội chứng rối loạn chức năng tiểu cầu.
Bảng 1: Đặc điểm một số bệnh/hội chứng rối loạn chức năng tiểu cầu bẩm sinh
Bệnh/ hội chứng | Đặc điểm di truyền | Cơ chế bệnh sinh | Triệu chứng lâm sàng |
Thay đổi xét nghiệm |
Hội chứng Bernard – Soulier | Di truyền lặn, NST thường. | Thiếu GP
Ib/IX làm cho tiểu cầu không gắn được với yếu tố von – Willebrand, dẫn đến tiểu cầu không dình được với collagen (lớp dưới nội mô). |
– Chảy máu mũi, chảy máu chân răng,
xuất huyết dưới da, xuất huyết tiêu hóa, tiểu đỏ, kinh nguyệt kéo dài, xuất huyết não. |
– Số lượng tiểu cầu giảm.
– Tiểu cầu kích thước lớn (tiểu cầu khổng lồ). – Thể tích khối tiểu cầu (PCT): Bình thường. – Thời gian máu chảy kéo dài. – Cục máu: Co không hoàn toàn hoặc không co. – PFA: Kéo dài. – Ngưng tập tiểu cầu với: + Ristocetin: Không ngưng tập. + ADP, adrenalin, collagen: Bình thường (có thể tăng). – Định lượng yếu tố von Willerbrand: Bình thường. – Định lượng GPIb /IX /V tiểu cầu: Giảm hoặc không có. |
Bệnh/ hội chứng | Đặc điểm di truyền | Cơ chế bệnh sinh | Triệu chứng lâm sàng |
Thay đổi xét nghiệm |
Suy nhược tiểu cầu Glanzmann | Di truyền lặn (NTS số 17). | Thiếu GP IIb/IIIa làm cho tiểu cầu không gắn
được với fibrinogen, dẫn đến tiểu cầu không ngưng tập với nhau được. |
– Chảy máu mũi, chân
răng, xuất huyết dưới da, xuất huyết tiêu hóa, tiểu đỏ, kinh nguyệt kéo dài, xuất huyết não, chảy máu sau phẫu thuật. |
– Số lượng và hình thái tiểu cầu: Bình thường.
– Thời gian máu chảy kéo dài. – PFA: Kéo dài. – Ngưng tập tiểu cầu với: + ADP, epinephrine, thrombin, collagen, thromboxane A2: Giảm nặng hoặc không ngưng tập. + Ristocetin 0,5 mg/ml: Không ngưng tập + Ristocetin 1,5mg/ml: Bình thường – Định lượng GP IIb/IIIa: Giảm. |
Bệnh von – Willebrand thể tiểu cầu. | Di truyền trội, NST
thường. |
Bất thường GPIb/IX | – Chảy máu mũi, chảy máu chân răng,
xuất huyết dưới da. |
– Số lượng tiểu cầu: Có thể giảm.
– Kích thước tiểu cầu: Có thể lớn. – Thời gian máu chảy kéo dài. – Yếu tố von – Willerbrand huyết tương: Giảm. – Ngưng tập tiểu cầu với ristocetin (nồng độ thấp) và botrocetin: Tăng. |
Hội chứng Wiskott – Aldrich | Di truyền lặn trên NST X | Bất thường GP
Sialophorin của tiểu cầu. |
– Nhiễm trùng tái phát,
Eczema, có thể kèm theo bệnh ác tính (u lympho), lách to |
– Số lượng tiểu cầu: Có thể giảm.
– Kích thước tiểu cầu: Nhỏ. – Thời gian máu chảy kéo dài. – Bất thường miễn dịch do bất thường lympho T |
Hội chứng tiểu cầu Quebec | Di truyền trội NST thường | Thiếu hụt multimerin, thrombospo din | – Chảy máu kéo dài sau chấn thương. | – Giảm số lượng tiểu cầu.
– Định lượng yếu tố V tiểu cầu giảm. – Định lượng yếu tố V huyết tương bình thường. |
Thiếu hụt kho dự trữ δ | Di truyền lặn trên | Thiếu hạt đặc (hạt d). | – Chảy máu mũi, chảy máu chân răng, | – Số lượng và hình thái tiểu cầu: Bình thường.
– Thời gian máu chảy: Có thể kéo dài. |
Bệnh/ hội chứng | Đặc điểm di truyền | Cơ chế bệnh sinh | Triệu chứng lâm sàng |
Thay đổi xét nghiệm |
NST
thường |
xuất huyết dưới da. | – Ngưng tập tiểu cầu với:
+ ADP, epinephrine, collagen: giảm hoặc không ngưng tập. + Thrombin: Không ngưng tập. |
||
Hội chứng tiểu cầu xám | Di truyền lặn trên NST
thường. |
Thiếu hạt a. | – Chảy máu mũi, chảy máu chân răng,
xuất huyết dưới da, lách to (có thể có). |
– Số lượng tiểu cầu thường giảm.
– Thời gian máu chảy kéo dài. – Tiểu cầu kích thước lớn, hình bầu dục, nhạt màu. – Co cục máu: Co không hoàn toàn hoặc không co. – PFA: Kéo dài. – Ngưng tập tiểu cầu với: + Collagen, thrombin: Giảm +ADP, adrenalin: Bình thường hoặc giảm nhẹ. |
Rối loạn
hoạt tính tiền đông máu của tiểu cầu. |
Hiếm gặp, di truyền NST
thường. |
Bất thường vi túi của tiểu cầu. | Chảy máu sau nhổ răng, sau phẫu thuật; phụ nữ rong kinh, chảy máu kéo dài sau sinh đẻ. | – Thời gian máu chảy: Bình thường.
– Định lượng yếu tố 3 tiểu cầu: Giảm. |
Bảng 2: Đặc điểm một số bệnh/ hội chứng rối loạn chức năng tiểu cầu mắc phải
Bệnh/ hội chứng | Cơ chế bệnh sinh | Thay đổi xét nghiệm | Điều trị |
Bệnh lý Huyết học:
– Hội chứng tăng sinh tủy mạn tính. – Lơ xê mi cấp, mạn. – Hội chứng rối loạn sinh tủy. – Đái huyết sắc tố kịch phát ban đêm… |
– Bất thường phóng thích và chuyển hóa acid arachidonic.
– Thiếu hụt kho dự trữ mắc phải. – Bất thường receptor màng tiểu cầu….. |
– Rối loạn xét nghiệm đặc hiệu: tùy theo bệnh chính.
– Thời gian máu chảy, PFA: Kéo dài. – Co cục máu đông: Co không hoàn toàn hoặc không co. – Ngưng tập tiểu cầu với các chất kích tập: Có thể bình thường, giảm hoặc không ngưng tập. |
Điều trị bệnh chính và điều trị triệu chứng bằng truyền khối tiểu cầu đậm đặc. |
Bệnh/ hội chứng | Cơ chế bệnh sinh | Thay đổi xét nghiệm | Điều trị | |
Tăng ure máu. | Bất thường khả năng dình, ngưng tập và chế tiết của tiểu cầu. | – Tăng ure máu.
– Thời gian máu chảy, PFA: Kéo dài. – Co cục máu đông: Co không hoàn toàn hoặc không co. – Ngưng tập tiểu cầu với các chất kích tập: Có thể bình thường, giảm hoặc không ngưng tập. |
– Điều trị bệnh chính.
– Lọc thận nhân tạo. – Truyền khối tiểu cầu đậm đặc. |
|
Rối loạn chức năng tiểu cầu do thuốc |
Aspirin |
Ức chế men cyclo oxygenase | – Số lượng tiểu cầu bình thường.
– Thời gian máu chảy, PFA: Kéo dài. – Ngưng tập tiểu cầu với các chất kích tập: Có thể bình thường, giảm hoặc không ngưng tập. |
|
Dipyridamole |
Khóa kênh dẫn của Adenosin. | – Số lượng tiểu cầu bình thường.
– Thời gian máu chảy, PFA: Kéo dài. – Ngưng tập tiểu cầu với các chất kích tập: Có thể bình thường, giảm hoặc không ngưng tập. |
||
Thuốc kháng viêm không steroid | Ức chế men cyclooxygenase. | Ngưng tập tiểu cầu: Giảm/ không ngưng tập. | ||
Ticlopidine, Clopidogrel | Kháng receptor của ADP trên màng tiểu cầu | Ngưng tập tiểu cầu với các chất kích tập: Giảm/không ngưng tập. | ||
Thuốc điều trị bệnh tim mạch(Abciximab, Eptifibatide.. | Ức chế GP IIb/IIIa tiểu cầu. | Ngưng tập tiểu cầu với các chất kích tập: Giảm hoặc không ngưng tập. |
Ghi chú: GP (Glycoprotein); PFA (platelet function analysis): Xét nghiệm phân tích chức năng tiểu cầu.
4. ĐIỀU TRỊ:
– Không có phương pháp điều trị đặc hiệu, truyền khối tiểu cầu nếu chảy máu nhiều.
- Rối loạn chức năng tiểu cầu thứ phát: Loại bỏ nguyên nhân gây, điều trị bệnh chính (ví dụ: Suy thận, tăng ure máu: Lọc thận nhân tạo…).
- Điều trị triệu chứng:
+ Chảy máu mũi: đè ép tại chỗ, ngẩng cao đầu, nhét mèche; thắt hoặc làm tắc động mạch phía trong hàm trên.
+ Thuốc chống tiêu sợi huyết: Thường được chỉ định cho bênh nhân chảy máu chân răng, chảy máu sau nhổ răng. Tranexamic acid (transamin) 0,5-1,0 g/lần × 3-4 lần/ ngày (tiêm tĩnh mạch) hoặc dung dịch tranexamic acid (transamin) 5% × 10ml/ lần × 3 – 4 lần/ ngày (xúc miệng) đến khi cầm máu.
+ Dùng thuốc tránh thai nội tiết tố (để kiểm soát chảy máu kinh nguyệt quá nhiều).
+ Người bệnh sau đang có xuất huyết nặng và có kháng thể kháng tiểu cầu (do truyền khối tiểu cầu): điều trị bằng yếu tố VII hoạt hóa (liều dùng: 90 µ/kg x 3 liều, cách nhau 3 giờ; hoặc liều duy nhất 270 µ/kg, tiêm nhắc lại liều 90 µ/kg sau 6 giờ nếu vẫn chảy máu).
+ Bổ sung sắt: do chảy máu quá nhiều, kéo dài gây thiếu máu thiếu sắt .
– Các biện pháp khác:
+ Loại bỏ các nguyên nhân có khả năng gây chảy máu.
+ Không sử dụng các thuốc có ảnh hưởng đến chức năng tiểu cầu như: Aspirin, các thuốc chống viêm không steroid, heparin.
Em bị 1 số tiểu cầu kích thước lớn thì có ảnh hưởng trong chuyền hóa chất không. Cảm ơn bác sĩ