Nang rò bẩm sinh

Cơ thể con người lúc còn là bào thai được hình thành bởi kết hợp của ba lá: lá trong, là giữa và là ngoài. Lá ngoài sau này trở thành biểu bì có lông, có tuyến, có răng, có xuất tiết. Sự kết hợp này nếu ổn định thì hoàn toàn lá ngoài ở ngoài để bảo vệ cơ thể. Nếu một phần nhỏ lá ngoài kẹt lại ở trong sau khi bào thai đã hoàn chỉnh thành con người sẽ tiếp tục hoạt động là xuất tiết. Nếu vùng này bị bịt kín không có đầu ra da thì hình thành một khối nhỏ gọi là nang. Trong nang có biểu bì (lá ngoài) bao bọc. Biểu bì tiếp tục xuất tiết và có chất nhờn trong nang. Nếu vùng lá ngoài còn sót lại còn có thể thông thương với da ở ngoài, được gọi là rò. Rò tức là một ống gồm có tế bào biểu bì và xuất tiết. Đầu ra da của rò thỉnh thoảng tiết ra chất nhờn. Nang, rò có thể xuất hiện ở nhiều nơi.

PHÔI THAI VÀ DỊCH TỄ HỌC.

Phôi thai học.

Vào tuần lễ thứ 2, dĩa thai cuốn vào và thành sáu khe. Trong đó từ khe 1 đến khe 4 thành lập các bộ phận vùng Tai mũi họng và Cổ Mặt. Các khe chứa cả ngoại bì, trung bì và nội bì. Trong lúc hình thành, các tế bào ngoại bì ra ngoài trở thành da, trung bì chuyển thành vùng dưới da và cơ, nội bì chuyển thành các nội tạng. Nếu quá trình không hoàn chỉnh, có một số tế bào sót lại trở thành nang, sót lại nhiều sẽ thành ống gọi là rò.

Dịch tễ học.

Nang, rò có từ khi mới sinh, lúc nhỏ, nang rò cũng nhỏ, khó phát hiện. Phát hiện dần khi thấy có nang dưới da rỉ nhớt. Nang rò vùng Tai mũi họng có tỉ lệ bằng nhau giữa nam và nữ. Bao giờ rò  nhiễm trùng, sưng đỏ, đau, người ta mới nghĩ đến dùng thuốc và phẫu thuật. Nhiều trường hợp rò, nang ở người lớn chung sống  suốt đời.

PHÂN VÙNG NANG, RÒ

    • Nang: có thể xuất hiện ở mọi nơi vùng cổ mặt. Phần lớn nang ở vùng cổ trên, vùng trán. Khi nang to cỡ hạt đậu người ta mới phát hiện. Nang có thể phát triển đến cỡ trứng cút, trứng gà rồi ngừng lại. Một số nang ở vùng giữa mặt cổ là đầu ngoài của rò, thí dụ như rò nang giáp móng. Vùng dưới lưỡi cũng có nang, còn gọi là u nhái, nó có thể đơn độc, có thể có hai thùy hoặc cả bên đối diện.
    • Rò.

Rò giữa mặt cổ: Có hai nơi thường thấy nhất là rò rễ mũi và rò giáp móng. Rò rễ mũi ở gốc mũi giữa hai mắt, thường không dài. Rò giáp móng ở đường giữa trước cổ trên, ngay eo xương móng. Rò này khá dài, có thể từ xương móng đến tận đáy lưỡi. Đầu dưới đường rò có thể được thay thế bằng nang.

Rò bên mặt cổ:Rò rò luân nhĩ có thể ở ngay, sau, trước vành tai. Rò trước vành tai còn gọi là rò trước tai, là loại rò thường gặp nhất.

Dưới rò trước tai là rò khe mang(DKM). Có ba loại: Rò khe mang số 1 là đầu ngoài đường rò xuất hiện ở vùng tuyến mang tai, đầu trong đường rò đổ vào mặt dưới ống tai ngoài. Loại rò này ít gặp. DKM số 2 đầu ngoài của đường rò xuất hiện ở 1/3 trên cổ bên. Đầu trong đổ vào cực dưới amiđan. Đường rò này khá dài. Loại rò này tương đối phổ biến. DKM số 3 đầu ngoài ở vùng 1/3 giữa cổ bên, đầu trong đổ vào đáy xoang lê. Rò đi ngang chạc cảnh và là loại rò dài nhất. Loại rò này tương đối phổ biến. Có tác giả còn mô tả DKM số 4, ở 1/3 dưới cạnh cổ và đầu trong đổ vào khí quản. Thực tế có một số rò không đúng quy luật trên.

Xét nghiệm cận lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh.

  • Nếu là nang ngoại bì, trong nang có chất nhờn, lông, có thể có răng. Nếu là nang niêm mạc, trong nang chỉ có nước nhờn, sánh(u nhái). Có thể hút dịch trong nang để định loại nang.
  • X quang hoặc CT, MRI biết được một phần đường rò. Nếu chụp bằng thuốc cản quang (Libiodol), bơm xanh m thylène vào đầu ngoài của đường rò thấy được đường rò và các nhánh.

CÁC LOẠI RÒ

  • Rò rễ mũi: Đường rò rất ngắn ở giữa vùng sóng mũi.
  • Rò giáp móng.

Đi từ đáy lưỡi đến xương móng. Đầu rò ngoài có thể nhỏ bằng lỗ kim, rỉ ít nước nhớt. Có khi đầu rò ngoài chỉ là một nang ở giữa cổ vùng xương móng. Rò này dễ nhiễm trùng vì đầu trong của rò là đáy lưỡi. Đường rò đi từ đáy lưỡi đến mặt sau xương móng và chuyển ra dưới da nếu là nang và chuyển ra da nếu là đầu rò.

  • Rò trước tai.

Đây là rò ngắn ở vùng trước tai. Đầu ngoài của đường rò ra da thường ở trước sụn vành tai, trên sụn bình tai. Ở dưới là một cái nang, nang này thường nằm sát sụn vành tai. Nếu rò không nhiễm trùng thì không cần phải phẫu thuật. Nếu nhiễm trùng, rỉ nhớt, hôi, có khi đục như mủ to ra, đỏ và rất đau và vỡ ra da thì nên phẫu thuật. Bệnh thường hay tái phát sau mổ.

  • Rò khe mang số 1.

Đường rò ngắn, đi ngang qua tuyến mang tai, đầu ngoài ở vùng cạnh hàm, vùng tuyến mang tai. Đầu trong ở mặt dưới ống tai ngoài. Đường rò này ít nhiễm trùng. Phẫu thuật hay chạm dây VII gây liệt mặt.

  • Rò khe mang số 2.

Đầu ngoài của rò ở 1/3 trên cạnh cổ. Đầu trong tiếp xúc với cực dưới amiđan, thường hay rỉ nhớt của nước bọt, dễ phát hiện và cần phẫu thuật.

  • Rò khe mang số 3.

Đây là đường rò dài nhất. Đầu ngoài đường rò ở 1/3 giữa  cổ bên. Đường rò đi vào trong ngang qua chạc cảnh và đến đáy xoang lê. Đường rò này hay bị rỉ nhớt, nước bọt. Nên phẫu thuật từ dưới lên trên. Phải cẩn thận khi đi ngang qua chạc cảnh.

  • Rò khe mang số 4.

Đây là rò hiếm gặp và ngắn. Đường rò bắt đầu ở 1/3 dưới cổ bên và đi thẳng vào khí quản, ít rỉ nhớt và ít được phát hiện. Phẫu thuật dễ.

XỬ TRÍ.

Trường hợp nang đơn thuần thường cắt bỏ, nhất là ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Nên làm xét nghiệm GPB, mặc dù biết đó là nang lành tính.

Nếu rò trước tai đơn thuần, không nhiễm trùng, không cần cắt bỏ. Nếu bị nhiễm trùng, cần phải phẫu thuật. Rò rễ mũi tiết ra chất nhờn, gây khó chịu và ảnh hưởng thẩm mỹ, nên cắt bỏ.

Rò trước tai đơn thuần chiếm đa số trong các rò luân nhĩ. Có thể có rò xuyên qua sụn vành tai, có thể có rò có nang ở sau vành tai và có lỗ rò rỉ nhớt ở mặt trước vành tai. Phẫu thuật cắt bỏ đường rò tương đối dễ, tránh nhiễm khuẩn hỗ mổ.

KẾT LUẬN

Khám cổ mặt tìm rò nang đôi khi rất dễ. Có loại rò không cần phẫu thuật nếu không nhiễm trùng như rò trước tai. Có loại rò dù không nhiễm trùng cũng phải phẫu thuật, đó là rò khe mang.

 

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây