Cảo bản ( 藁本 )
Tên và nguồn gốc
+ Tên thuốc: Cảo bổn (Xuất xứ: Bản kinh).
+ Tên khác: Cảo bạt (藁茇), Qủy khanh (鬼卿),
Địa tân (地新), Sơn chỉ (山茝), Úy hương (蔚香),
Vi hành (微茎), Cảo bản (藁板).
+ Tên Trung văn: 藁本 GAOBEN
+ Tên Anh Văn:
Ligusticum sinense Oliv. Chinese Ligusticum, Jehol Ligusticum, Chinese Ligusticum Rhizome Jehol Ligusticum Rhizome
+ Tên La tinh:
Dược liệu RhizomaLigustici;
① Cảo bản LigusticumsinenseOliv。
② Liêu Cảo bản Ligusticum jeholenseNakai et Kitag. nguồn gốc thực vật.
+ Nguồn gốc: Là thân rễ cùng rễ của Cảo bản hoặc Liêu Cảo bản,
Hỏa Cảo bản thực vật họ hình tán (Umbelliferae).
Mô tả
Cây cảo bản là một cây thuốc quý, dạng cây thảo sống lâu năm cao 0,5-1m có khi cao hơn, lá mọc so le, kép 2-3 lần xẻ lông chim, cuống là dài 10-20cm phía dưới ôm lấy thân cây, lá chét hình trứng, mép có răng cưa nhỏ, tán nhỏ mang nhiều hoa nhỏ màu trắng. Quả bế đôi gồm 2 phân quả, mỗi phân quả có 5 sống, chạy dọc giữa các sống có 5 bó libe gỗ. Các sống ngăn cách nhau bởi các rãnh nhỏ. Cây này gọi là Tây khung cảo bản.
Phân bố
Cảo bản chủ yếu sản xuất ở các tỉnh Thiểm Tây, Cam Túc, Hà Nam, Tứ Xuyên, Hồ Bắc, Hồ Nam v.v….
Liêu Cảo bản chủ yếu sản xuất ở Liêu Ninh, Cát Lâm, Hà bắc v.v…(Trung Quốc).
Thu hoạch
Mùa xuân, thu đào thân rễ cùng rễ, lọai bỏ lá cọng và đất, phơi khô hoặc sấy khô.
Bào chế
Lọai bỏ thân hỏng, nhặt sạch tạp chất, rửa sạch, sau khi thấm ướt cắt lát phơi khô.
Tính vị
– Trung dược học: Cay, ấm.
– Bản kinh: Cay, ấm.
– Dược tính luận: Hơi ấm.
– Bản thảo chính: Vị ngọt cay, tính ấm.
Qui kinh
– Trung dược học: Vào kinh Bàng quang.
– Trân châu nang: Kinh Túc thái dương bàng quang, Thủ thái dương tiểu trường.
– Bản thảo cầu chân: Vào Bàng quang, kiêm vào Kì đốc.
Công dụng và chủ trị
Tán phong hàn thấp tà.
Trị đau đầu phong hàn, đỉnh đầu đau, bụng đau hàn thấp, tiêu chảy, sán hà, ghẻ lở.
– Bản kinh: Chủ phụ nữ sán hà, trong âm lạnh, sưng đau, trong bụng cấp, trừ đau đầu phong.
– Dược tính luận: Trị ố phong lưu vào vùng lưng, đau lạnh, có thể hóa tiểu tiện, thông huyết, trừ đầu phong, ngáy, mụn nhọt.
– Y học khải nguyên: Trị đau đầu, ngực đau, răng đau.
Ứng dụng
- Phong hàn cảm mạo, đỉnh đầu đau nhức: Bổn phẩm cay tán thơm ráo, tính vị đều thăng, thường hay đạt đến đỉnh đầu, giỏi về phát tán tà phong hàn thấp ở kinh Thái dương, và có tác dụng giảm đau khá tốt, thường dùng trị phong hàn ở Thái dương, men theo kinh phạm lên trên, chứng thấy đau đầu, nghẹt mũi, đỉnh đầu đau nặng, thường cùng dùng với thuốc trừ phong thấp, giảm đau như Khương họat, Thương truật, Xuyên khung v.v…như Thần Truật tán (Hòa tể cục phương); Nếu ngọai cảm phong hàn kèm thấp, đầu mình đau nhức rõ, thường phối ngũ với thuốc Khương họat, Độc họat, Phòng phong v.v…dùng trừ phong tán hàn, trừ thấp giảm đau, như Khương họat thắng thấp thang (Nội ngọai thương biện hoặc luận).
- Phong hàn thấp tý: Bổn phẩm tính cay tán ấm thông thơm ráo, lại có thể nhập vào khỏan cơ thịt, kinh lạc, gân xương, để trị tà phong hàn thấp, trừ tý ngừng đau. Điều trị phong thấp tương bác, cả người rất đau, thường cùng dùng với thuốc trừ phong thấp Khương họat, Phòng phong, Thương truật v.v….như Trừ phong thấp Khương họat thang (Nội ngọai thương biện hoặc luận).
Liều dùng và cách dùng
Sắc uống, 3 ~ 9g.
Dùng ngòai: Sắc nước rửa hoặc nghiền bột điều thoa.
Kiêng kỵ
– Trung dược học: Bổn phẩm cay ấm thơm ráo, phàm người đau đầu do âm huyết thiếu hư, can dương thượng cang, hỏa nhiệt nội thịnh kỵ dùng.
– Bản thảo kinh tập chú: Ghét Lư như.
– Dược tính luận: Sợ Thanh tương tử.
– Bản thảo kinh sơ: Ôn bệnh đau đầu, phát sốt miệng khát hoặc nhức xương, và thương hàn phát vào xuân hè, dương chứng đau đầu, sản hậu huyết hư hỏa việm đau đầu, đều không nên dùng.
Nghiên cứu hiện đại
- Thành phần hóa học:
Bổn phẩm hàm chứa dầu bay hơi, trong đó thành phần chủ yếu là 3 – butylphthalide, Cnidilide. Rễ Liêu Cảo bản hàm chứa dầu bay hơi 1,5 %. Ngòai ra hàm chứa thành phần Alkaloid, Hexadecanoic acid v.v…(Trung dược học).
- Tác dụng dược lý:
Dầu trung tính Cảo bản có tác dụng trấn tỉnh, giảm đau, giải nhiệt và chống viêm, và có thể ức chế ruột và cơ bàng quang tử cung, còn có thể giảm chậm tốc độ hao hụt ô xy rõ rệt, kéo dài thời gian sinh tồn của chuột con, tăng gia khả năng chịu đựng thiếu ô xy của tổ chức, chống thiếu máu cơ tim của chuột lớn do hoocmon tuyến yên gây ra. Chất chiết cồn có tác dụng giáng áp, có tác dụng kháng khuẩn đối với khuẩn nấm gây bệnh ngòai da thường gặp.
Lactone, phthalide Cảo bản và hợp chất diễn sinh của nó có thể làm cho cơ trơn phế quản động vật thí nghiệm lỏng nhão, có tác dụng bình suyễn khá rõ rệt (Trung dược học).
Bài thuốc cổ kim tham khảo
+ Phương thuốc 1:Trị hàn tà uất ở kinh Túc Thái dương, đau đầu và đỉnh đầu đau: Cảo bản, Xuyên khung, Tế tân, Thông đầu (Hành tây). Sắc uống.
(Quảng tế phương)
+ Phương thuốc 2:
Trị bao tử co rút, bụng đau: Cảo bản 5 chỉ, Thương truật 3 chỉ, sắc nước uống.
(Tân Cương Trung thảo dược thủ sách).
+ Phương thuốc 3:
Trị ghẻ lở: Cảo bản sắc nước nóng tắm vậy, và dùng giặt áo.
(Tiểu nhi vệ sinh tổng vi luận phương).
+ Phương thuốc 4:
Gội khô vảy đầu: Cảo bản, Bạch chỉ lượng bằng nhau. Nghiền nhỏ, tối thấm phát vào trong, sáng sớm chải vậy, cáu bẩn tự đi.
(Tiện dân đồ tỏan).
+ Phương thuốc 5:
Trị trên mũi trên mặt đỏ: Cảo bản nghiền nhỏ, trước lấy nước Tạo giác chà xoa chổ đỏ, lau khô, dùng nước lạnh hoặc nước mật hòa thoa, khô lại dùng.
(Kê phong phổ tế phương – Cảo bản tán)
+ Phương thuốc 6:
Trị vai lưng đau không thể nghỏanh lại, xương sống đau, cổ cứng, lưng như gẫy, cổ như nhổ lên: Khương họat, Độc họat đều 1 chỉ; Cảo bản, Phòng phong, Cam thảo (chích), Xuyên khung đều 5 phân, Mạn kinh tử 3 phân, làm uống 1 lần, nước 2 chén sắc đến 1 chén, bỏ bã, uống ấm, bụng đói trước bửa ăn.
(Nội ngọai thương biện – Khương họat thắng thấp thang).
Theo “Dược phẩm vựng yếu”
Cảo bản
Khí vị:
Vị cay, đắng, khí ôn, không độc, vào kinh Túc thái dương, tính thăng lên, là dương dược, ghét Lư nhự, sợ Thanh tương tử.
Chủ dụng:
Khí lực hùng mạnh, thường dùng cho chứng phong ôn, khỏi nhức trên đỉnh đầu, tán hàn tà ở kinh Thái dương, lại đi xuống được để trừ thấp, cho nên trị chứng hà sán, sưng âm hộ của phụ nữ. Lại nói trị chứng giản phong, bị thương vì đâm chém, hết thảy các chứng phong đờm ở đầu mặt, bì phu, cùng chứng đỏ mũi do độc rượu, thanh được tà khí, chữa trong âm hộ bị hàn lạnh sưng đau.
Cấm kỵ: Phàm chứng nhức đầu do nhiệt ở trong và bệnh ôn thử mùa Xuân, mùa Hạ thì không nên dùng.
Nhận xét:
Cảo bản cảm khí dương của trời, được vị cay của đất cho nên khí ôn mà đắng, đắng hóa theo hỏa cho nên khí nó hùng, trị được bệnh ở bộ phận rất cao, nó là thuốc cốt yếu trị bệnh nhức trên đỉnh đầu.
GIỚI THIỆU THAM KHẢO
“Thiên gia diệu phương”
Bài Gia giảm xuyên khung trà điều ẩm
Phòng phong 10g, Cảo bản 10g, Xuyên khung 10g, Đương quy 10g, Đảng sâm 12g, Kinh giới 10g, Bạc hà 10g, Địa long 10g, Bạch thược 10g, Bạch chỉ 10g, Mạn kinh tử 10g.
Sắc, chia uống 3-4 lần trong ngày. Có tác dụng ích khí, dưỡng huyết, khử phong, thông lạc. Chữa chứng đau đầu do mạch máu.
“Những bài thuốc tâm huyết”
Bài Thiên ma bán hạ thang
Thiên ma 10g, Câu đằng 15g, Chế Bán hạ 15g, Bạch chỉ 10g, Cảo bản 10g, Huyền minh phấn 6g, Xuyên khung 15g.
Sắc, chia uống 3 lần trong ngày.
Có tác dụng hóa đàm tức phong. Chữa đau đầu mà hôn trầm nặng nề,, kèm chứng kém ăn, ngực đầy, nôn ọe, rêu lưỡi nhớt, mạch hoat
“Thiên gia diệu phương” Tuyên phế giải độc sơ lý phương
Bài Tuyên phế giải độc sơ lý phương
Địa khô la 12g Tang diệp 10g
Bạch chỉ 10g Mạn kinh tử 10g
Bạc hà 6g Cảo bản 6g
Hà diệp 12g
Sắc, chia uống 3 lần trong ngày.
Có tác dụng tuyên thông Phế khí, thanh nhiệt, giải độc, sơ lý thanh không, an thần định chí.
Chữa di chứng sau ngộ độc khí than (oxyd carbon) Những người đã được cấp cứu ngộ độc khỉ than thoát chết, vân thây nhức đầu, mệt mỏi, choảng váng nên uổng bài này.
Các vị thuốc có thể gia giảm tùy bệnh nhân cụ thể. Cũng có thể thêm Lục đậu, Xích tiểu đậu, Dĩ mễ, Xa tiền…
“Hướng dẫn sử dụng các bài thuốc”
Bài Tần giao khương hoạt thang
Khương hoạt 15 g, Tần giao 9g, Hoàng kỳ 9g, Phòng phong 6g, Sài hồ 5 g,Thăng ma 4g, Ma hoàng 5g, Cam thảo 4g, Cảo bản 2g, Tế tân 2g, Hồng hoa 2g
Sắc, uống 3 lần trong ngày. Có tác dung thăng dương, tiêu trĩ. Chữa cho người bị trĩ lậu đã lòi ra ngoài, rất ngứa, đã thành cục lồi.