Về mùa hè không nên nằm ngủ trên nền nhà, ngoài trời
Về mùa hè, có một số người thích nằm trên nền nhà, ngoài trời để cho thoáng mát. Nhưng bất kể là ở nền nhà, sân nhà, sân thượng, nếu nằm như vậy đều có hại cho sức khỏe và trực tiếp gây nên bệnh tật.
Vì nằm trên nền nhà, ngoài trời, thành phần nước ở nền nhà, nền sân bốc lên tương đối nhiều, nếu nằm áp mình xuống đó, nhiệt nhà. bị tiêu tán mà sinh ra cảm mạo. Nhất là đầu và mặt khi bị gió tạt vào, ngoài bị cảm mao ra còn có thể gây nên các bệnh như viêm khớp, tiêu chảy, tê liệt thần kinh mặt, đau đầu v.v… Ngoài ra, nằm trên nền nhà không mắc màn dễ bị trùng hại cắn, đốt, nếu bị muỗi đốt có thể sinh bệnh sốt rét, bệnh giun chỉ, bị viêm não B v.v… Nếu bị kiến đốt và rết cắn có thể bị viêm da do dị ứng. Nếu bị muỗi vằn cắn có thể bị bệnh sốt xuất huyết có tính truyền nhiễm. Có khi bị trùng hại cắn, có thể vào cả trong mũi, trong tai nữa, do đó, về mùa hè không nên nằm trên nền nhà, ngoài trời.
Những người không nên ngủ trên giường sô pha
Những năm gần đây, loại giường sô pha đã dần dần được các gia đình ưa chuộng sử dụng vừa làm ghế, vừa làm giường nằm. Chất liệu của nó vừa mềm, tạo dáng đẹp, nằm ngủ rất dễ chịu, nên nhiều người thích nằm ngủ ở loại giường này. Nhưng không phải bất cứ ai cũng thích hợp với nằm loại giường này. Những người thuộc các nhóm sau đây không thích hợp nằm giường sô pha:
- Những thanh thiếu niên đang ở thời kỳ sinh trưởng, phát dục: Cơ thể còn chưa phát dục thành thục, hàm lượng muối vô cơ trong xương còn tương đối ít, hàm lượng các chất hữu cơ như ossein và mucin trong xương tương đối mềm, tính mềm dẻo lớn, do đó, nằm giường sô pha dài ngày dễ gây nên biến dạng khung xương. Theo các thực nghiệm của các chuyên gia hữu quan của nước ngoài chứng tỏ trong những thanh thiếu niên nằm dài ngày giường sô pha bị dị hình xương cột sống chiếm tới trên 60%, còn nằm giường gỗ để ngủ dài ngày chỉ chiếm có dưới 5%.
- Những người bị bệnh ở vùng thắt lưng như bị lao tổn cơ thắt lưng và thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng: Những người này tốt nhất cũng không nên nằm ngủ giường sô pha, vì giường sô pha tính đàn hồi lớn, sau khi nằm giường đó sẽ vì trọng lực làm cho các bộ vị có cơ bắp to béo xệ xuống, do đó mà phá hoại quan hệ trọng lực bình thường của cơ thể, làm cho cơ bắp ở vùng thắt lưng trong trạng thái căng thẳng. Điều này là cực kỳ có hại đối với sự phục hồi sức khỏe của người bệnh.
- Những người bị các bệnh như bệnh mạch vành của tim, bệnh tắc nghẽn cơ tim cấp tính, bị bệnh ở van tim và một số các bệnh về tim có tính bẩm sinh: Những người này nói chung đều có khả năng tim đang đập bỗng chốc ngừng lại bất chợt, vạn nhất phát sinh ra tình huống này thì cần lập tức xoa bóp ấn nên tim ở bên ngoài ngực để kịp thời cấp cứu. Nếu những người này nằm giường sô pha ngủ sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả cấp cứu, thậm chí kéo dài thời gian bắt đầu xoa bóp ấn nén tim.
Thời gian ngủ trưa không nên quá dài
Ngủ của con người chia thành 2 giai đoạn là ngủ nông và ngủ sâu. Người ta sau khi ngủ được từ 80 đến 100 phút sẽ chuyển từ ngủ nông vào ngủ sâu. Vì sao có những người sau khi ngủ trưa người “càng ngủ càng thấy mệt mỏi”? Bởi vì người ta khi ngủ sâu, quá trình ức chế của các trung khu trong đại não càng thêm sâu, rất nhiều mạng lưới huyết quản mao dẫn tạm thời bị đóng kín, lưu lượng máu trong não tương đối giảm thiểu. Khi đó tỉnh dậy, do vì lớp vỏ đại não bị ức chế và huyết quản mao dẫn bị đóng kín vẫn chưa mở rộng, do đó mà làm cho đại não xuất hiện hiện tượng cung cấp máu tạm thời thiếu, công năng của thần kinh thực vật rối loạn, làm cho người ta có cảm giác “càng ngủ càng thấy mệt mỏi”, rất khó chịu. Cho nên thời gian ngủ trưa quá dài (90 – 120 phút) khi trở dậy, trạng thái tinh thần không tốt bằng chỉ ngủ trưa thời gian ngắn (40 – 80 phút). Chính vì thế mà thời gian ngủ trưa không nên quá dài, chỉ nên trong vòng 1 giờ là vừa. Như vậy vừa giúp cho cơ thể tiêu trừ được trạng thái mệt mỏi, vừa có thể tránh được hiện tượng “càng ngủ càng thấy mệt mỏi”.