Chườm nóng – chườm lạnh
Tác dụng của chườm nóng chườm lạnh
Tổ chức | Chườm nóng | Chườm lạnh |
Da | – Tăng nhiệt độ của da làm ấm nóng đỏ. Tăng sự bài tiết của da. | Giảm nhiệt độ của da làm lạnh nhợt nhạt.
Giảm sự bài tiết của da. |
Các mô liên kết của da |
– Giãn cân cơ, giảm co thắt. | |
Mạch máu | – Giãn mạch, tăng tuần hoàn ngoại vi. | – Co mạch, giảm mạch giảm phù nề. |
Thần kinh | – Mức độ trung bình: làm êm dịu. | – Giảm kích thích đầu dây thần kinh. |
Chuyển hóa tế bào | Mức độ cao làm kích thích.
Tăng cường sự hoạt động của tế bào. Kích thích sự tăng trưởng và phục hồi của các tổ chức. Tăng cường sự xâm nhập của bạch cầu tăng tốc độ nung mủ. |
Giảm cảm giác.
Giảm sự tăng trưởng sự xâm nhập của bạch cầu. Giảm tốc độ nung mủ. |
Ảnh hưởng của các cơ quan liên hệ với vùng được chườm
Khi chườm nóng chườm lạnh không những chỉ ảnh hưởng ngoài da nơi vị trí chườm mà còn ảnh hưởng đến các cơ quan nằm sâu trong cơ thể.
Vùng được chườm | Cơ quan được ảnh hưởng | |
Đầu mặt, bàn tay | bàn chân | Não bộ |
Phần sâu của cổ | Niêm mạc mũi | |
Hai bên ngực | Phổi | |
Trước giữa ngực | Tim | |
Hạ sườn phải | Gan | |
Hạ sườn trái | Lách | |
Thượng vị | Dạ dày | |
Trung vị | Ruột | |
Hạ vị – Xương cùng | Cơ quan vùng chậu | |
Thắt lưng | Thận | |
Ngâm tay ngâm bàn chân | Não |
Những yếu tố liên quan đến tác dụng chườm
Tùy theo phương pháp chườm làm thay đổi kết quả của chườm như:
Phương pháp chườm: chườm ướt tác dụng nhanh.
Nhiệt độ chườm: nhiệt độ cao hiệu quả hơn.
Thời gian chườm: lâu, tác dụng kéo dài, nếu chườm lâu quá làm giảm sự đề kháng của da.
Diện tích vùng chườm: chườm 1 chỗ tác dụng kém hơn diện tích chườm miệng.
Tình trạng người bệnh: người bệnh bị rối loạn cảm giác, tri giác thì phản ứng với tác dụng chườm sẽ chậm hơn.
Phương pháp chườm
Tùy theo mục đích điều trị mà áp dụng phương pháp chườm thích hợp.
Chườm nóng
Chườm nóng khô nhiệt độ từ 45 – 600C.
Thời gian mỗi lần chườm: 20–40 phút.
Phương tiện: túi chườm, bóng đèn điện, bình nước, đun gạch, cát, muối…
Chườm nóng ướt: nhiệt độ từ 37–450C.
Thời gian đắp: 10–20 phút, thay đổi khi nguội khoảng 1–2 phút.
Phương tiện: vải, gạc thấm dung dịch muối vắt ráo đắp lên vùng chườm. Khi cần đắp tiếp phải ngưng 2–3 giờ mới chườm tiếp.
Ngâm tay, ngâm chân
Nhiệt độ 40–430 C.
Phương tiện: chứa nước trong thau ngập nước vùng chườm.
Che chở vùng da không cần chườm.
Tránh ngâm liền sau khi ăn, theo dõi khi ngâm tránh bị nhiễm lạnh khi nước nguội.
Chườm lạnh
Chườm lạnh khô
Nhiệt độ: đá cục.
Thời gian: 2–3 giờ, tùy theo mục đích, không nên chườm liên tục, thỉnh thoảng ngưng 1–2 giờ rồi chườm lại.
Phương tiện: túi chườm.
Theo dõi người bệnh có thể lấy đá cục ra hoặc lạnh run.
Chườm lạnh ướt
Nhiệt độ chườm: 4–100C.
Thời gian: 10–13 phút thay đổi khi cần 2–3 phút/lần.
Phương tiện: dùng vải, gạc thấm nước lạnh vắt ráo đắp lên vùng chườm.
Các nguyên tắc chung khi chườm nóng chườm lạnh
Khi chườm túi không bị đè lên nắp, túi phải an toàn.
Không đặt túi trực tiếp lên vùng da chườm.
Không chườm liên tục kéo dài ở một vị trí để da được trở lại trạng thái bình thường.
Theo dõi tình trạng da nơi chườm, khi da chườm nóng bị đỏ rát phải thoa Vaselin, khi da chườm lạnh bị tái xanh phải thoa phấn. Xoa bóp kích thích tuần hoàn.
Không chườm nóng trên đầu.
Không chườm lạnh trên vùng phổi.
Kỹ thuật chườm nóng – chườm lạnh
Chườm nóng khô
Mục đích
Sưởi ấm người bệnh.
Làm dịu cơn đau.
Bớt viêm, bớt sưng, bớt xung huyết các bộ phận trong sâu.
Chỉ định và chống chỉ định
Chỉ định
Trẻ sơ sinh thiếu tháng.
Người già khi trời rét.
Các cơn đau: gan, dạ dày, thận, khớp xương, dây thần kinh.
Viêm tại chỗ.
Chống chỉ định
Viêm ruột thừa.
Viêm màng bụng cấp.
Nhiễm độc nặng.
Các bệnh nhiễm khuẩn gây mủ nặng.
Xuất huyết những vùng không có cảm giác.
Đau bụng không rõ nguyên nhân.
Dụng cụ
Khay đựng:
+ Túi chườm + Nước nóng
+ Nhiệt kế để đo nhiệt độ của nước
+ Bao túi hoặc khăn (nếu có)
+ Kim ghim (nếu có)
+ Chất nhờn (nếu cần)
+ Bột talc
Dọn dẹp và bảo quản dụng cụ
Rửa mặt ngoài và trong của túi chườm bằng xà bông với nước cho sạch.
Mở nắp dốc ngược túi xuống và phơi chỗ mát.
Thoa phấn talc mặt ngoài túi.
Nhốt hơi vào túi và trả về chỗ cũ. Giữ mặt trong túi không bị dính.
Ghi hồ sơ
Ngày giờ chườm nóng.
Nhiệt độ của nước.
Thời gian chườm.
Nơi chườm.
Kết quả làm việc.
Tình trạng da sau khi chườm.
Tên điều dưỡng thực hiện.
Những điểm cần lưu ý
Phải đo nhiệt độ của nước đúng với chỉ định.
Thường xuyên theo dõi da người bệnh khi chườm nóng, nhất là đối với những người già, trẻ em thiếu dinh dưỡng, thiếu máu.
Có thể dùng chai thay túi nếu không có túi.
Luôn luôn kiểm soát miệng túi hoặc nút chai trong suốt thời gian chuờm
(tránh làm phỏng da người bệnh do nước nóng chảy ra từ miệng túi hay miệng chai).
Giữ không để người bệnh đè lên túi chườm.
Trong khi chườm nếu da bị đỏ, người bệnh kêu nóng rát điều dưỡng phải lót thêm khăn và bôi chất nhờn lên da.
Chườm nóng ướt
Mục đích
(Giống như chườm nóng khô) kết quả nhanh hơn đắp nóng khô.
Chỉ định
Thường chườm nóng ướt trong trường hợp sau:
Vết thương hở.
U nhọt.
Vùng nhiễm trùng nhẹ (trán, mắt, hội âm).
Dụng cụ
Bồn đựng nước hay dung dịch. Tùy chỉ định, có thể dùng acid boric 2%, nước muối sinh lý 0,9% hoặc nước thường.
Nhiệt kế để đo nhiệt độ của nước. Thường từ 400C đến 500C (vô trùng nếu vết thương hở).
Vải thưa lớn (nhỏ) tùy diện tích vùng đắp.
2 kềm.
Miếng cao su hoặc vải nỉ (phủ ngoài vải thưa để giữ sức nóng được lâu).
Chất nhờn.
Dọn dẹp và bảo quản dụng cụ
Xử lý dụng cụ theo đúng quy trình khử khuẩn tiệt khuẩn.
Chuẩn bị dụng cụ gởi diệt trùng.
Ghi hồ sơ
Ngày giờ chườm nóng.
Nhiệt độ của nước.
Thời gian chườm.
Nơi chườm.
Kết quả làm việc.
Tình trạng da sau khi chườm.
Tên điều dưỡng thực hiện.
Những điều cần lưu ý
áp dụng kỹ thuật vô trùng tuyệt đối khi chườm nóng trên vết thương hở. p mắt dùng vải thưa kích thước nhỏ khoảng 5 x 5 cm hay miếng gòn bao, nếu có một mắt đau, đậy mắt mạnh lại, cho mặt hơi nghiêng về mắt đau, tránh đè lên mắt bị đau.
Chườm lạnh
Mục đích
Làm hạ nhiệt độ.
Làm dịu cơn đau.
Cầm máu.
Bớt sưng.
Bớt xung huyết tại chỗ.
Giảm nhịp đập của tim.
Chậm nung mủ.
Chỉ định chống chỉ định
Chỉ định
Xuất huyết.
Chấn thương sọ não.
Nhức đầu.
Sau khi mổ bướu.
Các chứng viêm: viêm màng bụng, viêm tai vòi, viêm ruột thừa, viêm cơ tim, viêm túi mật.
Một số các trường hợp đau ngực, đau bụng.
Chống chỉ định
Xuất huyết ở phổi.
Tuần hoàn cục bộ kém.
Thân nhiệt thấp.
Người già yếu.
Dụng cụ
Túi chườm.
Thau đựng đá đập nhỏ (không cạnh bén).
Bao túi hoặc khăn.
Băng vải, dây cột, kim ghim (nếu cần).
Phấn talc (nếu cần).
Dọn dẹp và bảo quản dụng cụ
Rửa sạch dụng cụ với xà bông và nước sạch, lau khô trả về chỗ cũ.
Chuẩn bị gửi diệt trùng
Ghi hồ sơ
Ngày giờ chườm nóng.
Nhiệt độ của nước.
Thời gian chườm.
Nơi chườm.
Kết quả làm việc.
Tình trạng da sau khi chườm.
Tên điều dưỡng thực hiện.
Những điểm cần lưu ý
Trường hợp cần làm hạ nhiệt độ nên đặt nhiều túi chườm chung quanh người bệnh.
Không đặt túi chườm ngay vùng ngực người bệnh. Tránh bị nhiễm lạnh.
Không cần chườm lạnh liên tục, thỉnh thoảng ngưng một vài giờ rồi chườm lại.
Khi quan sát thấy da tím tái hoặc người bệnh kêu tê phải ngưng ngay và dùng phấn talc xoa bóp.
Điều dưỡng cần lưu ý kẻo người bệnh mở nắp lấy đá ngậm.
Bảng kiểm hướng dẫn học kỹ năng chườm nóng khô
STT | Nội dung | ý nghĩa | Tiêu chuẩn cần đạt |
1 | Báo và giải thích người bệnh. | Tiến hành được thuận lợi và an toàn. | Người bệnh an tâm hợp tác. |
2 | Đặt người bệnh tư thế thuận tiện. Bộc lộ vùng chườm. | Dễ dàng thực hiện kỹ thuật. | Tư thế người bệnh an toàn và tiện nghi. |
3 | Đặt nhẹ túi lên vị trí chườm. | Tác dụng chườm hiệu quả, tránh làm đổ nước nóng từ túi chườm ra ngoài. | Để miệng túi để lên trên. |
4 | Theo dõi vùng da dưới nơi chườm và thân nhiệt trong thời gian chườm. | Phát hiện sớm vùng da bị kích ứng để xử trí. | Nếu da bị rộp đỏ có thể thoa Vaselin. |
5 | Chườm 20-40 phút, cho người bệnh nghỉ. | Tránh làm tổn thương da. | Thay đổi vị trí hoặc lót thêm khăn khi chườm tiếp tục. |
6 | Giúp người bệnh tiện nghi. | Giao tiếp. | Giúp người bệnh được tiện nghi. |
7 | Ghi nhận kết quả, ghi phiếu theo dõi iều dưỡng. | Theo dõi và quản lý người bệnh. | Ghi lại những công việc đã làm. |
Bảng kiểm lượng giá thực hiện kỹ năng chườm nóng khô
STT | Nội dung | Thang điểm | ||
0 | 1 | 2 | ||
1 | Báo và giải thích người bệnh. | |||
2 | Đặt người bệnh tư thế thuận tiện. | |||
3 | Bộc lộ vùng chườm và quan sát vùng da. | |||
4 | Đặt nhẹ túi lên vị trí chườm, miệng túi để lên trên. | |||
5 | Giữ yên túi chườm tại chỗ. | |||
6 | Theo dõi vùng da nơi chườm và thân nhiệt trong thời gian chườm. | |||
7 | Chườm 20-40 phút, cho người bệnh nghỉ. | |||
8 | Thay đổi vị trí hoặc lót thêm khăn khi chườm tiếp tục. | |||
9 | Giúp người bệnh tiện nghi. | |||
10 | Thu dọn dụng cụ, rửa tay. | |||
11 | Đánh giá kết quả, ghi phiếu theo dõi điều dưỡng. | |||
Tổng cộng | ||||
Tổng số điểm đạt được |
Bảng kiếm hướng dẫn học kỹ năng chườm nóng ướt
STT | Nội dung | ý nghĩa | Tiêu chuẩn cần đạt |
1 | Báo và giải thích người bệnh. | Tiến hành được thuận lợi và an toàn. | Người bệnh an tâm hợp tác. |
2 | Đặt người bệnh ở tư thế thuận tiện. | Dễ dàng thực hiện kỹ thuật. | Tư thế người bệnh an toàn và tiện nghi. |
3 | Nhúng vải thưa vào dung dịch (40-500C), đắp lên vùng bị đau. | Sức nóng tác dụng trực tiếp lên vùng chườm. | Dùng kềm vắt ráo vải thưa tránh để rơi vãi ra ngoài. |
4 | Phủ tấm cao su lên lớp vải thưa. | Giữ cho độ nóng được lâu. | Vải phủ cao su phải vô khuẩn nếu đắp lên vết thương hở. |
5 | Thay vài thưa 1-2 phút. | Giúp cho nhiệt độ chườm luôn ổn định. | Thời gian đắp 1 lần khoảng 10-20 phút. |
6 | Lau khô vùng da. | Giúp người bệnh tiện nghi. | Dùng gạc vô khuẩn nếu là vết thương hở. |
7 | Đánh giá kết quả, ghi phiếu theo dõi điều dưỡng. | Theo dõi và quản lý người bệnh. | Ghi lại những công việc đã làm. |
Bảng kiểm lượng giá thực hiện kỹ năng chườm nóng ướt
STT | Nội dung | Thang điểm | ||
0 | 1 | 2 | ||
1 | Báo và giải thích người bệnh | |||
2 | Đặt người bệnh ở tư thế thuận tiện. | |||
3 | Nhúng vải thưa vào dung dịch (40-500C). | |||
4 | Vắt ráo vải thưa với kềm. | |||
5 | Mở rộng vải thưa ra, từ từ đắp lên vùng bị đau. | |||
6 | Phủ tấm cao su lên lớp vải thưa. | |||
7 | Thay vải thưa mỗi 1-2 phút (thời gian đắp 10-20 phút). | |||
8 | Lau khô vùng da. | |||
9 | Thu dọn dụng cụ, rửa tay. | |||
10 | Thu dọn dụng cụ, rửa tay. | |||
11 | Đánh giá kết quả, ghi phiếu theo dõi điều dưỡng. | |||
Tổng cộng | ||||
Tổng số điểm đạt được |
Bảng kiểm hướng dẫn học kỹ năng chườm lạnh
STT | Nội dung | ý nghĩa | Tiêu chuẩn cần đạt |
1 | Báo và giải thích người bệnh. | Tiến hành được thuận lợi và an toàn. | Người bệnh an tâm hợp tác. |
2 | Đặt người bệnh tư thế thuận tiện. | Dễ dàng thực hiện kỹ thuật. | Tư thế người bệnh an toàn và tiện nghi. |
3 | Đặt nhẹ túi lên vị trí chườm. | Tác dụng chườm hiệu quả, tránh làm đổ nước nóng từ túi chườm ra ngoài. | Để miệng túi để lên trên. |
4 | Theo dõi da nơi chườm và thân nhiệt trong thời gian chườm. | Phát hiện sớm vùng da bị kích ứng để xử trí. | Nếu da bị tái, đau buốt có thể thoa phấn talc và massage nhẹ. |
5 | Chườm 120-180 phút, cho người bệnh nghỉ. | Tránh làm tổn thương da. | Thay đổi vị trí hoặc lót thêm khăn khi chườm tiếp tục. |
6 | Lau khô da, giúp người bệnh tiện nghi. | Giao tiếp. | Giúp người bệnh được tiện nghi. |
7 | Đánh giá kết quả, ghi phiếu theo dõi điều dưỡng. | Theo dõi và quản lý người bệnh. | Ghi lại những công việc đã làm. |
Bảng kiểm lượng giá thực hiện kỹ năng chườm lạnh
STT | Nội dung | Thang điểm | ||
0 | 1 | 2 | ||
1 | Báo và giải thích người bệnh | |||
2 | Đặt người bệnh ở tư thế thuận tiện. | |||
3 | Bộc lộ vùng chườm và quan sát vùng da. | |||
4 | Đặt nhẹ túi lên vị trí chườm, miệng túi để lên trên. | |||
5 | Giữ yên túi chườm tại chỗ. | |||
6 | Theo dõi da nơi chườm và thân nhiệt trong thời gian chườm. | |||
7 | Chườm 120-180 phút, cho người bệnh nghỉ. | |||
8 | Lau khô da, quan sát vùng da. | |||
9 | Giúp người bệnh tiện nghi. | |||
10 | Thu dọn dụng cụ, rửa tay. | |||
11 | Đánh giá kết quả, ghi phiếu theo dõi điều dưỡng. | |||
Tổng cộng | ||||
Tổng số điểm đạt được |