Trang chủBệnh truyền nhiễmLây bệnh Sởi và cách phòng chống dịch

Lây bệnh Sởi và cách phòng chống dịch

Sởi là một bệnh nhiễm virut cấp tính đường hô hấp, gây những vụ dịch bùng nổ, gây tử vong cao ở trẻ em.

Sydenham (thế kỷ XVIII) đã phân biệt bệnh sởi với bệnh tinh hồng nhiệt và Trousseau (thế kỷ XIX) đã phân biệt bệnh này với các bệnh sốt khác có kèm theo mẩn ban.

TÁC NHÂN GÂY BỆNH VÀ CHẨN ĐOÁN

  1. Tác nhân gây bệnh:

Tác nhân gây bệnh sởi là một virut có thể gây bệnh thực nghiệm cho khỉ, thỏ và chó con. Virut sởi mọc trên phôi gà và tế bào nuôi cấy của người và khỉ, gây nên những tổn thương ở tế bào. Virut sởi là một trong những virut có sức chịu đựng kém nhất, chúng chết ở ngoại cảnh trong vòng 30 phút, và chỉ có thể bảo quản bằng đông khô.

Virut xâm nhập vào phần trên đường hô hấp (mũi, họng) cùng với các giọt chất nhầy bắn từ người bệnh vào không khí qua niêm mạc vào máu, rồi đến sinh sản ở các tổ chức đường hô hấp và da gây sốt, viêm đường hô hấp và mẩn ban.

Thời kỳ ủ bệnh thường là 12-14 ngày, nhưng có thể kéo dài 21 ngày. Diễn biến của sởi trong đa số trường hợp là điển hình, ở trẻ em nhỏ tuổi (1-2% các trường hợp) sởi có thể diễn ra dưới dạng viêm mao phế quản hoặc dưới dạng không có ban. Dạng này cũng thấy ở những người đã dùng gamma-globulin.

Bệnh sởi nguy hiểm nhất đối với trẻ em nhỏ tuổi (dưới 3 tuổi). Bệnh sởi làm suy yếu sức đề kháng của cơ thể như trong bệnh cúm. Cho nên sởi kèm theo những biến chứng (như phế quản phế viêm, viêm tai, ỉa chảy) gây nên bởi những vi khuẩn gây bệnh có điều kiện; những nhiễm khuẩn kết hợp với bệnh sởi (như bạch hầu và sởi) diến biến rất nặng.

  1. Chẩn đoán lâm sàng:

Là phương pháp thường dùng. Bệnh sởi thường bị chẩn đoán chậm, ở thời kỳ mẩn ban. Chẩn đoán sớm ở thời kỳ đầu rất có ích, vì bệnh sởi rất dễ lây. Cho nên, khi thấy trẻ em sốt 38°, và chảy nước mắt, nước mũi thì phải tìm nốt ban ơ miệng (nốt Koplick). Ngay khi đó, người bệnh đã gieo rắc bệnh ở xung quanh, vì virut sởi có cả trong nước mũi, nước mắt.

Có thể chẩn đoán bằng cách phân lập virut từ nước mũi họng hoặc từ máu. Kháng thể trung hoà virut tăng dần ở trong máu. Nhưng những phương pháp xét nghiệm này chỉ dùng trong những trường hợp đặc biệt vì khá phức tạp và không cần thiết.

QUÁ TRÌNH TRUYỀN NHIỄM

  1. Nguồn truyền nhiễm:

Nguồn truyền nhiễm duy nhất là người, trong đó người bệnh là nguồn truyền nhiễm duy nhất.

Virut sởi được giải phóng ra ngoài cùng với chất nhầy của phần trên đường hô hấp. Người bệnh truyền bệnh ngay từ khi mới sốt, nghĩa là 2-3 ngày trước khi nổi ban, còn lây trong suốt thời kỳ mẩn ban (3-5 ngày). Như vậy thời kỳ lây bệnh sởi dài khoảng 7-8 ngày.

Không có tình trạng người khỏi mang virut

Cũng không có tình trạng người lành mang virut

  1. Đường truyền nhiễm:

Bệnh sởi lây bằng những giọt nhỏ chất nhầy bắn từ mũi họng người bệnh vào không khí, trong khi ho và hắt hơi. Bệnh rất dễ lây, đến nỗi trẻ em cảm thụ chỉ vào qua buồng bệnh một chốc lát cũng mắc bệnh. Do virut sởi có thể phân tán rộng, cho nên không loại trừ khả năng truyền bệnh trong nội bộ một nhà ở.

Virut sởi rất yếu d môi trường bên ngoài, cho nên thực tế bệnh sởi không lây bằng đồ dùng và thực phẩm vì chỉ sau vài giờ, đồ dùng đã hết nguy hiểm.

  1. Tính cảm thụ và miễn dịch:

Trong những tháng đầu, hài nhi còn có miễn dịch của mẹ. Miễn dịch vững chắc trong 6 tháng đầu. Vào tháng thứ sáu miễn dịch đã giảm nhiều, nếu trẻ em tiếp xúc với người bệnh, thì có thể mắc bệnh nhẹ. Tuy vậy, bệnh cũng để lại miễn dịch chắc chắn và lâu bền. Điều này giải thích tại sao có một số ít người không cảm thụ mà lại quả quyết rằng chưa bao giờ lên sởi. Bệnh sởi gây miễn dịch rất vững bền, ít khi bị tái nhiễm. Miễn dịch tồn tại suốt đời, và được củng cố bởi tiếp xúc với người bệnh.

Trẻ em dưới 3 tuổi dễ mắc bệnh sởi. Người lớn ít khi lên sdi, đôi khi người lớn cũng mắc bệnh, đó là những người sống ở các bản làng hẻo lánh nên chưa bao giờ bị lây. Như vậy, người lớn được bảo vệ là vì trước kia đã lên sởi.

ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ

Do mọi người đều tiếp thu bệnh và do phương thức truyền nhiễm (theo giọt nước hạt nhỏ) rất dễ dàng, cho nên trẻ nhỏ bị lây bệnh ngay từ khi bắt đầu tiếp xúc với các trẻ em khác. Vì thế mà người ta gọi bệnh sởi là bệnh của trẻ em. Cũng như đối với các bệnh nhiễm trùng khác của lứa tuổi nhỏ, lý do không phải là đặc tính sinh lý của cơ thể trẻ em có tính tiếp thụ cao bệnh sởi, mà là mọi người đều mắc bệnh khi còn nhỏ. Các trường hợp mắc bệnh sởi ở trẻ em dưới 5 tuổi là 50% và ở trẻ em dưới 8 tuổi là 75% tổng số các trường hợp mắc bệnh.

+ Ở các thành phố lớn, những trường hợp bệnh có thể xảy ra suốt năm, mức độ mắc bệnh có tính theo mùa tăng lên trong mùa đông-xuân và giảm xuống trong mùa hè-thu. Lý do chính của sự thay đổi theo thời tiết của mức độ mắc bệnh sởi không phải là sức đề kháng của mũi họng bị giảm sút trong các tháng lạnh và ẩm, vì dịch sởi có thể xảy ra bất cứ mùa nào, kể cả mùa hè, khi thời tiết không lạnh và ẩm. Lý do là sự thay đổi về cách sinh hoạt của trẻ em: trong những tháng lạnh và tháng nhập học, trẻ em và học sinh nhỏ sống trong các nhà trẻ và lớp học, do đó sự tiếp xúc mật thiết với nhau làm tăng mức độ mắc bệnh. Trong những tháng nóng thì tình hình ngược lại, và ngoài ra trong nắng hè virut sởi chết nhanh chóng, tuy yếu tố này không quan trọng bằng điều kiện sinh hoạt.

Bệnh sởi có tính chu kỳ. Mức độ mắc bệnh cứ 3-4 năm lại tăng lên một lần và tiếp sau đó lại giảm. Tính chu kỳ này phù hợp với sự phát triển tự nhiên của lớp trẻ em không có miễn dịch trong dân chúng. Khi số này lớn, thì có đủ điều kiện cho dịch phát triển. Dịch sởi có tính bùng nổ, cho nên đa số lớp trẻ em cảm thụ đều mắc bệnh và có miễn dịch.

Mức độ mắc bệnh giảm xuống trong những năm sau. Nhưng trong 3-4 năm, số trẻ em cảm thụ lại tăng đến mức nguy hiểm và một vụ dịch khác lại bùng nổ. Cố nhiên nhịp điệu và cường độ các vụ dịch thay đổi theo điều kiện sinh hoạt và những điều kiện xã hội ở một nơi nhất định.

Tuổi (tháng) Số người ốm (%) Tuổi (năm) Số người ốm (%) Tuổi (năm) Số người ốm (%)
1 0,01 1 10,1 12 0,6
2-3 0,09 2 11,9 13 0,4
4-6 0 08 3 11,9 14 0,2
7-9 1,80 4 13,3 15-19 0,3
10-11 1,60 5 11,9 20-29 0,1
6 9,8 30 0,1
7 8,4
8 8,9
Tổng số dưới một tuổi 4,30 9 4,6
10 2,1
11 1,0

CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG VÀ CHỐNG DỊCH

  1. Các biện pháp chống sởi:

Phải khai báo cho trạm vệ sinh phòng dịch biết mỗi khi có bệnh sởi.

Phải cách ly người bệnh từ khi mới sốt (2-3 ngày) và trong suốt thời kỳ mẩn ban (4-5 ngày). Sau thời gian này, bệnh hết nguy hiểm. Thường cách ly nhà ở nhà. Chỉ đưa vào bệnh viện nếu bệnh nặng hoặc nhà chật chội và có trẻ nhỏ. ở bệnh viện, phải nằm trong các buồng riêng, để tránh những biến chứng (như viêm phế quản-phổi).

Bắt buộc phải tẩy uế trong thời kỳ phát bệnh, không phải là để giết virut sởi (rất yếu) mà là để giết những vi khuẩn liên hiệp và những vi trùng gây bệnh có điều kiện, vì chúng đóng một vai trò quan trọng trong việc gây nên các biến chứng của bệnh sởi. Thường chỉ tẩy uế mũi họng. Không cần tẩy uế buồng bệnh khi khỏi bệnh, vì virut sởi rất yếu ở ngoại cảnh; chỉ cần làm thoáng khí phòng và lau chùi đồ đạc bằng khăn lau ẩm.

Cần cách ly những trẻ em đã tiếp xúc với trẻ ốm trong 8-14 ngày, kể từ ngày tiếp xúc.

  1. Biện pháp phòng bệnh chung:

Cần phải đề phòng trẻ em lành tiếp xúc với trẻ em mắc bệnh ở các phòng khám bệnh. Đặc biệt phải khám cẩn thận khi tiếp nhận các em mới vào nhà trẻ, lớp mẫu giáo để ngăn chặn việc đưa bệnh từ ngoài vào. Nhiều tác giả còn nghi ngờ lợi ích của việc sử dụng những toa xe riêng cho các bà mẹ và trẻ em trên các tuyến giao thông (đường sắt).

Ở bệnh viện nhân viên y tế phải đeo khẩu trang bằng gạc

  1. Biện pháp phòng bệnh đặc hiệu:

Miễn dịch lâu bền phát sinh ra sau khi bị sởi cho phép nghĩ rằng phương pháp tạo miễn dịch chủ động cho dân chúng có tính quyết định.

Một số vacxin đã được ứng dụng trong các vụ dịch (vacxin chế bằng virut sởi cấy trên phôi gà và trên các tế bào nuôi cấy), và có kết quả phòng bệnh rất hữu hiệu. Vacxin đã giảm tỷ lệ tử vong và ngăn ngừa dịch xảy ra ở trẻ em dưới 3 tuổi (là tuổi mà bệnh đặc biệt nguy hiểm) nghĩa là đẩy lùi bệnh sởi lên lứa tuổi lớn hơn và ở thể bệnh nhẹ hơn. Người ta cũng đã gây miễn dịch thụ động bằng cách tiêm huyết thanh chống sởi cho trẻ em dưới 3 tuổi chưa lên sởi, trong khi gia dinh hoặc nhà trẻ có bệnh sởi.

  • Huyết thanh người mới khỏi. Lấy huyết thanh từ ngày thứ bẩy đến ngày thứ mười lăm, sau khi khỏi bệnh; để cho được chắc chắn nên trộn nhiều huyết thanh, vì tác dụng của huyết thanh không đều. Tiêm bắp 3ml cho trẻ em tiếp xúc dưới 3 tuổi, và 1ml cho mỗi tuổi lớn hơn. Sẽ tăng liều lượng nếu tiêm muộn (quá 5 ngày sau khi tiếp xúc)

Nếu tiêm huyết thanh trong 5 ngày đầu thì sẽ ngăn ngừa hoàn toàn bệnh sởi; nếu tiêm muộn (cuối thời kỳ ủ bệnh) thì bệnh sẽ nhẹ hơn. Thời gian miễn dịch là 25 ngày. Tuy nhiên, nếu 3-4 ngày sau khi tiêm lại xảy ra một trường hợp sởi khác, thì cần tiêm thêm một phát nữa. Ngoài ra, hình như huyết thanh không có tác dụng nếu tiêm trước khi tiếp xúc.

  • Máu me: nếu huyết thanh người mới khỏi, thì phải dùng máu mẹ. Tiêm bắp để khỏi phát tìm nhóm máu. Tiêm 10ml, nếu không lấy được máu mẹ, thì có thể dùng máu của bất kỳ người lớn nào khoẻ mạnh (để không mắc bệnh giang mai, sốt rét…) vì các kháng thể có tính bảo vệ chống sởi thực tế tồn tại ở tất cả những người lớn tuổi.
  • Gamma-globulin: gần đây, người ta thay thế huyết thanh người bằng gamma-globulin, là một thành phần của huyết thanh có chứa kháng thể sởi. Người ta chế gamma-globulin từ huyết thanh người lớn, nhưng thường là từ máu rau thai nhi vì dễ cũng cấp và rẻ tiền hơn. Tiêm bắp hoặc dưới da 3-5ml cho trẻ em từ 3 tháng đến 4 tuổi và các trẻ em lớn tuổi hơn nhưng yếu. Nếu tiêm trong 3 ngày đầu, kể từ khi tiếp xúc thì có thể ngăn ngừa bệnh sởi; nếu tiêm muộn hơn, từ ngày thứ tư đến ngày thứ bảy thì bệnh sẽ nhẹ hơn.

Theo số liệu của nhiều tác giả, thì mức độ mắc bệnh sởi ở những người được tiêm chủng giảm xuống 3-4 lần và ở những thể bệnh nặng cũng giảm 3-4 lần ở những người mắc bệnh đã tiêm chủng. Nếu dùng kịp thời gama-globulin thì tỷ lệ tử vong hầu như không có.

Ưu điểm của gama-globulin là chỉ cần tiêm một liều lượng nhỏ 10 lần ít hơn so với huyết thanh (đáng lẽ là 30ml huyết thanh, thì chỉ cần 1-3ml gama-globulin 10%). Ngoài ra, dùng gama-globulin bảo đảm hơn đối với việc truyền bệnh viêm gan truyền nhiễm. Hơn nữa, không có chống chỉ định tiêm chủng gama-globulin.

Hiệu quả của việc phòng bệnh bằng cách tạo miễn dịch thụ động rất rõ ràng, nhưng lại ngắn hạn. Phương pháp này chỉ có thể đẩy lùi bệnh sởi ở trẻ nhỏ lên lứa tuổi lớn hơn, chứ không thể hoàn toàn ngăn ngừa mắc bệnh sởi. Tuy vậy, ý nghĩa dịch tễ học của việc dùng huyết thanh rất lớn, vì nhờ phương pháp này có thể thanh toán hoàn toàn tỷ lệ tử vong do sởi và ngăn ngừa bệnh sởi ở những trẻ em còn non yếu.

Ngày nay, với vacxin sởi sống áp dụng trong chương trình tiêm chủng mở rộng, chúng ta có thể hạn chế, tiến tới thanh toán dịch sởi.

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây