Trang chủBệnh truyền nhiễmBệnh Sán Taenia Saginata và Taenia Solium

Bệnh Sán Taenia Saginata và Taenia Solium

TÁC NHÂN GÂY BỆNH VÀ CHẨN ĐOÁN

  1. Tác nhân gây bệnh:

a. Taeniarhynchus saginata là một loại sán to, chuỗi đốt dài đến 5-7cm. Đầu sán có đặc trưng là vòi thô sơ và không có móc. Người bị lây khi ăn phải thịt đại gia súc có sừng (như bò), trong có những ấu trùng của sán (hạt gạo). Gạo sán là những túi đầy chất lỏng, kích thước như hạt gạo, hạt tấm. Đầu của sán lộn vào bên trong, qua thành của gạo sán như một cái chấm màu trắng; chỉ cần một sức ép nhẹ, đầu này lại lộn ra bên ngoài. Khi gạo sán vào cơ thể người, thì màng bọc bên ngoài hoà tan trong dịch tiêu hoá và mật, đầu sán sẽ thò ra khỏi gậo sán và bám vào thành đoạn trên của ruột non (tá tràng) bằng 4 cấi vòi hút.

Sự sinh trưởng của sán bắt đầu từ phẩn cổ. Những tháng đầu tiên mới nhiễm, sán lớn tương đối nhanh, dài thêm 7-10cm trong một ngày. Sau ba tháng sán sẽ đạt đến giai đoạn trưởng thành về sinh dục và bắt dầu rụng đốt. Sán sống trong người một vài năm, có khi hàng chục năm.

– Những dốt sán bị đứt ra thường được thải ra ngoài cùng với phân, nhưng một số có thể chủ động bò ra khỏi hậu môn. Đại gia súc có sừng bị lây khi nuốt phải những dốt sán hoặc nhửng trứng từ các đốt sán cùng với cỏ. Các dốt sán bị

tiêu hoá, ấu trùng cầu, được giải phóng ra khỏi màng bọc, xâm nhập qua thành ruột, vào dòng máu, rồi đến khu trú ở mô liên kết của bắp thịt, trở thành sán gạo.

Trong một tháng có đến 210 đốt sán chứa đến 175.000 ấu trùng cầu được bài xuất ra. Gia súc bị lây nếu cỏ và đất bị ô nhiễm phân người, hoặc nếu sử dụng chuồng nuôi gia súc làm nơi ỉa.

Những người có bệnh sán mà làm nghề chăn nuôi gia súc có thể làm lây bệnh cho cả một đàn gia súc bằng bãi cỏ chăn nuôi bị nhiễm đốt sán.

b. Taenia solium là một loại sán lớn, dài 1,5-2m, ít kh dài đến 6m. Đầu sán có vòi và 2 hàng móc. Vật chủ cuối cùng của sán T.solium là người. Người bị nhiễm, khi ăn phải thịt lợn không nấu kỹ trong đó có ấu trùng cầu của sán. Gạo sán vẫn còn sông trong thịt muôi và thịt hun khói. Gạo sán lợn giống gạo sán bò nhưng kích thước lớn hơn. Gạo sán vào dạ dày qua miệng cùng với các thực phẩm bị nhiễm. Tay bẩn của người bị bệnh cũng có thể làm lây những người xung quanh. Ngoài ra có thể có tình trạng tự nhiễm: khi buồn nôn do những chuyển động nhu động của ruột, chất nhờn của ruột cùng với những đốt sán đã chín, có thể rơi vào dạ dày. ở dạ dày, màng bọc ngoài bị tiêu hoá, ấu trùng cầu sẽ đi vào ruột, bám vào thành ruột non, rồi sau đó đi vào dòng máu.

Những đốt chín đầu tiên sẽ xuất hiện trong phân người sau 67-72 ngày, kể từ lúc nuốt phải gạo sán. Sán T.solium có thể ký sinh một vài năm trong cơ thể người, nó lìa khỏi cơ thể người sớm hơn sán Taeniarhynchus saginatus.

– Những đốt sán hoàn toàn thụ động theo phân ra ngoài. Vật chủ trung gian bắt buộc là lợn. Lợn hay bị nhiễm hơn đại gia súc có sừng vì hay ăn phân người.

Trong cơ thể vật chủ trung gian, gạo sán đến khu trú ở mô liên kết các cơ và ở cả hệ thần kinh trung ương.

Ấu trùng của sán lợn có thể ký sinh trong các mô của người, nhưng một sự ký sinh như vậy chỉ là trường hợp cá biệt. Bệnh gạo sán phổ biến ở những nơi có tập quán nuôi lợn nhiều. Gạo sán có thể ký sinh ở óc, ở mắt, tổ chức dưới da, tim, cơ hoành, phổi, V.V..

  1. Chẩn đoán Saginatum và T.solium bằng cách tìm đốt sán trong phân người và chẩn đoán bệnh sán T.saginatum bằng cách tìm những đốt sán chủ động bò ra.

Chẩn đoán bệnh sán T.saginatum không khó khăn vì đốt sán tự nó bài xuâ! ra ngoài. Phương pháp tốt nhất là cạo trực tràng hay những nếp nhăn ở hậu môn. Chẩn đoán bệnh T.solium khó hơn: phương pháp tốt nhất là tẩy sán bằng những liều nhỏ dương xỉ đực.

Chẩn đoán phân biệt giữa 2 bệnh sán trên cơ sở dựa vào xét nghiệm ấu trùng thực tế không thể làm được, vì hai loại ấu trùng cầu không khác nhau. Hơn nữa trong phân có thể không có ấu trùng cầu (vì tử cung của ký sinh vật đóng kín).

Chẩn đoán bệnh gạo sán dựa trên xét nghiệm dịch tuỷ sống. Phản ứng dị ứng trong da và phản ứng kết tủa cho kết quả tốt.

PHÒNG VÀ CHỐNG BỆNH

  1. Phòng bệnh sán T.saginatus và T.solium:

Gồm các biện pháp y tế thú y nhằm chống các bệnh sán ở người và bệnh gạo sán ở súc vật.

Các biện pháp y tế là tẩy sán có kế hoạch cho hàng loạt người. Để làm được việc này, phải có kế hoạch khám cho dân chúng.

Trước hết, phải khám và tẩy sán cho nhân viên các cơ sở chăn nuôi, cần kiểm tra vệ sinh các phương thức tập trung, xử lý và sử dụng phân người. Những người có thai, những người phải mổ, những người vào hàng hải hay hàng không đều phải khám để phát hiện sán và tẩy sán để phòng tự nhiễm (T. solium)

Không kém phần quan trọng là các biện pháp vệ sinh thú ý. cần phải có một chế độ giám sát vệ sinh thú y chặt chẽ đối với gia súc giết thịt để ăn thịt. Nên phát hiện sán trên bắp thịt của súc vật. Nếu có 3 gạo sán trên 40cm2 thì thịt chỉ được sử dụng trong kỹ thuật. Nếu có không quá 3 gạo sán trên 40cm2 thì thịt có thể dùng để ăn, sau khi đã được xử lý một cách thích hợp (nấu chín, muối, ướp lạnh).

Vận động dân chúng tham gia vào việc chống bệnh sán có ý nghĩa rất lớn.

  1. Chữa bệnh sán saginata và T.solium người ta dùng cao triết dương xỉ đực (bằng ete), hạt bí dỏ, rễ lựu.

Bệnh gạo sán chỉ có thể chữa khỏi bằng mổ.

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây