Xơ vữa động mạch còn gọi là nhiễm xơ mạch xảy ra khi vách của động mạch bị nhiễm mỡ trở nên dày, cứng, không còn đàn hồi, co nở như bình thường nữa. Chất mỡ từ trong máu (Cholesterol, Triglyxerin, Lexitin, Acid béo… ) thấm vào vách động mạch não, động mạch vành, động mạch thận, động mạch ruột, động mạch chi.
Xơ vữa động mạch là một trong những biến chứng của tăng huyết áp; là một bệnh rất phổ biến, nhất là ở người già và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở các nước có nền kinh tế cao. Tổ chức Y tế Thế giới cũng coi bệnh này là mục tiêu hoạt động chống bệnh tật chủ yếu.
Nguyên nhân của xơ vữa động mạch hiện chưa rõ, chỉ có thể nêu lên một số yếu tố nguy hại, dễ làm xuất hiện xơ vữa động mạch. Về phương diện phòng bệnh cũng như trị bệnh, khái niệm này rất quan trọng. Đó là:
+ Yếu tố dinh dưỡng:
– Rối loạn chuyển hoá Lipid (chế độ ăn nhiều mỡ hay gây bệnh, làm tăng sinh Lipoprotein Beta).
– Rối loạn chuyển hoá Glucid (đái tháo đường là một yếu tố nguy hại gây xơ vữa động mạch).
– Rối loạn chuyển hoá Acid Uric: Tăng Acid Uric máu hay gặp ở người nhồi máu cơ tim; còn xơ vữa động mạch nhiều gấp đôi ở người có tăng Acid Uric máu (trên 07mg%) so với người bình thường (dưới 04mg%).
– Béo bệu: Nguy cơ bị xơ vữa động mạch tăng lên 14% nếu thể trọng tăng quá 10-19%; nguy cơ tăng 43% nếu thể trọng nặng quá 30% so với cân lý thuyết.
+ Tăng huyết áp động mạch: Tăng huyết áp động mạch có liên quan trực tiếp với sự hình thành xơ vữa động mạch. Tăng huyết áp là một yếu tố bệnh sinh của xơ vữa động mạch.
+ Thuốc lá.
+ Yếu tố di truyền.
+ Các yếu tố khác.
– Đời sống tĩnh tại. Ít vận động.
– Căng thẳng tinh thần
– Các thuốc uống chống thụ thai.
TRIỆU CHỨNG
Xơ vữa động mạch tiến triển một cách thầm lặng hàng chục năm. Thông thường triệu chứng cơ năng rất đa dạng phản ánh các hậu quả thiếu máu cục bộ do hẹp động mạch lúc đầu chỉ nhất thời, hết nhanh chóng nên người bệnh ít chú ý, chỉ hiện ra rõ rệt khi có các biến chứng như:
– Tai biến mạch vành gây chứng đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, dẫn đến tử vong nhanh chóng.
– Tai biến mạch máu não dẫn đến ngập máu não với chứng liệt và hôn mê.
– Biến chứng động mạch thận với triệu chứng phù nề.
– Biến chứng động mạch chi dưới với triệu chứng đau nhức…
Về phương diện xét nghiệm, cần chú ý 04 xét nghiệm theo một kỹ thuật lấy máu thật chuẩn trên người bệnh đã nhịn ăn 12giờ.
– Cholesterol nồng độ bình thường trong 100ml huyết thanh.
156±120mg (phương pháp Grigaut-Harlay)
175±120mg (phương pháp Rappoport)
160±42mg (phương pháp Zac-Harlay)
– Triglyxerit: nồng độ bình thường trong 100ml huyết thanh 150-300mg.
– Lipid toàn phần: gồm các chất béo trung tính, các Acid béo, Lexitin và Cholesterol. Bình thường Lipid toàn phần trong 100ml huyết thanh là: 763±126mg (phương pháp Bloor).
– Lipoprotein: Bằng phương pháp điện di cơ thể phân tách được 4 thành phần chính:
Lipoprotein A (200-260 mg%), Lipoprotein B (360-400mg).
Licomicron và Chylomicron (với số lượng rất ít).
Trên thực tế, sử dụng tỷ lệ .
Trong xơ vữa động mạch tỷ lệ β/α tăng.
Ngoài ra, định lượng Acid Uric máu: bình thường nồng độ Acid Uric trong 100ml huyết thanh là 4,5±01mg. Tăng Acid Uric là một yếu tố thuận lợi cho xơ vữa động mạch.
XƠ VỮA ĐỘNG MẠCH NÊN ĂN UỐNG NHƯ THẾ NÀO
Do tính chất của bệnh như vậy, cũng như bệnh tăng huyết áp, muối có hiệu quả trong điều trị, nhất thiết phải sử dụng cách ăn uống hợp lý.
Thức ăn: Theo Thực đơn I. Cốc loại thức ăn chính: cơm gạo Lứt 60%, đậu đỏ, đậu đen, kê, kiều mạch hoặc bo bo, mỗi thứ 10%. Có thể thay cơm bằng bột mì Lứt, chứa nhiều Rutin bổ mao mạch cũng tốt. Các loại rong biển chứa nhiều Acid Alginic xử lý phân giải chất béo quá thừa.
– Các loại nấm, mộc nhĩ có chất Sitosterrin tác dụng ngăn chặn xơ vữa động mạch, nên thức ăn dưới dạng canh.
– Những thực phẩm lên men như xì dầu chẳng hạn có nhiều loại thực phẩm như Acid Linoneic và Lexitin… Tăng cường ăn dầu thực vật có Acid béo không no như Acid Linoleic. Cũng tốt, ngoài ra còn có men sống nữa, biến vi trùng ở ruột trên nên có lợi, tạo hồng cầu có chất lượng tốt, để tình đàn hồi của thành mạch mau chóng phục hồi.
– Những thực phẩm có nhiều Flo (Fluorine) như cải bắp, súp lơ, bí ngô, rau rền, tỏi… xào lẫn với các loại rau củ như ngó sen, củ cải rất thích hợp.
– Giá đỗ, ớt… có nhiều Vitamin, nên thêm làm gia vị vào món xà lách cũng kiến hiệu.
– Mật ong, ô mai… những chất này có Cholin, Vitamin K tác dụng loại bổ phần Cholesterol dư thừa.
– Nếu có điều kiện thì dùng nhân sâm, sữa ong chúa để cũng cố sức đề kháng của cơ thể.
Nước uống: Thực đơn I hoặc các loại nước uống trong bệnh tăng huyết áp. Đặc biệt nên dùng trước hết là nước nấu lá chua me đất dưới dạng trà, có hiệu quả nhất đối với xơ vữa động mạch.
Lưu ý: Mắc bệnh xơ vữa động mạch cũng như bệnh tăng huyết áp dần dần dễ đi đến gây rối loạn cho những phủ tạng có liên quan như tim, não, thận… Do đó cần hết sức lưu ý sớm chạy chữa bằng ăn uống hợp lý, tăng cường các thức ăn, nước uống có nhiều Vitamin và chất khoáng trên đây, thật sự đã trị được sơ vữa động mạch cũng như bệnh về tim mạch, đặc biệt là không có tác dụng độc cho sức khoẻ người bệnh mà bệnh được ổn định lâu dài.
Sau đây là thực đơn cho người xơ vữa động mạch cần ăn thường xuyên:
Món 1: CHÁO NẤU RAU CẦN VÀ TÁO
Nguyên liệu:
- Rau cần 300gr – Táo 400gr – Gạo tẻ 100gr.
Cách chế biến:
Rau cần rửa sạch, xắt nhuyễn. Táo gọt vỏ xắt sợi. Gạo vo sạch. Trước tiên cho hai thứ rau trên vào nồi nấu sôi vài dạo cho ra nước rồi vớt bỏ xác, chỉ lấy nước. Cho gạo vào nồi nấu thành cháo rồi mới đổ nước rau vào, nhắc xuống.
Cách ăn: Ăn vào mỗi sáng.
Món 2: CHÁO ĐẬU NÀNH
Nguyên liệu:
- Sữa đậu nành 500ml – Gạo tẻ 50gr.
- Đường cát trắng một lượng vừa đủ.
Cách chế biến:
Vo gạo cho sạch rồi nấu cháo bằng sữa đậu nành. Để lửa nhỏ nấu cho đến khi thành cháo thì cho đường vào trước khi nhắc xuổng.
Cách ăn: Ăn vào buổi sáng và tối.
Công hiệu: Bổ hư nhuận táo, lợi tiểu hạ huyết áp.
Món 3: THỊT HEO XÀO HÀNH TÂY
Nguyên liệu:
- Thịt nạc heo 50gr – Hành tây 150gr
Cách chế biến:
Xắt mỏng thịt và hành. Cho dầu thực vật vào chảo chờ cho dầu nóng đến 8 phần rồi mới cho thịt heo vào xào qua 1 lượt, kế đến cho hành tây vào xào thêm khoảng 10 – 15 phút nữa rồi nêm gia vị vào trước khi nhắc xuống.
Cách ăn: Ăn với cơm.
Công hiệu: Giảm lượng mỡ trong máu.
Món 4: THỊT THỎ KHO ĐẬU HỦ
Nguyên liệu:
- Thịt thỏ 60gr – Tảo cao (hay còn gọi là rau cao) 30gr.
- Đậu hủ 50gr, cùng một số gia vị khác.
Cách chế biến:
Tảo cao xắt nhỏ, cho vào một cái chén. Thịt thỏ rửa sạch xắt miếng mỏng cho muối, rượu, tinh bột và đậu hủ vào ướp chung. Sau đó để lửa vừa nấu sôi khoảng 5 phút mới cho hành và tảo cao vào.
Cách ăn: Ăn chung với cơm.
Công hiệu: Thanh nhiệt lợi tiểu, làm mềm hóa động mạch.
Chú ý: Hạn chế dùng các chất mỡ.