Trang chủBệnh tiêu hóaNhững nguyên nhân gây Dị ứng thức ăn và điều trị

Những nguyên nhân gây Dị ứng thức ăn và điều trị

Định nghĩa

Phản ứng miễn dịch bệnh lý do ăn thức ăn, thường qua trung gian là các IgE.

Căn nguyên

Dị ứng thức ăn hay gặp ở những người có tiền sử gia đình hoặc bản thân bị dị ứng (như hen, chàm, mày đay), ở châu Âu, các thức ăn thường gây dị ứng là (theo thứ tự giảm dần): trứng, cá và tôm cua, sữa bò, hạt có dầu (hạt dẻ, hạnh nhân lạc), cần tây, anh đào, đào, táo, lê, sôcôla, dâu tây, lúa mì, đậu tương, vừng. 2% trẻ được nuôi bằng sữa bò bị dị ứng với protein có trong sữa bò (xem không dung nạp sữa bò). Những phụ gia thực phẩm cũng có thể là dị nguyên, nhất là tartrazin, natri glutamate (mì chính) và metabisulfit.

Triệu chứng

  1. Rối loạn tiêu hoá: buồn nôn, nôn, khó tiêu sau khi ăn, đau quặn bụng, viêm đại tràng, phù Quincke ở lưỡi và ở niêm mạng miệng, loét miệng
  2. Da: ngứa, nổi mày đay, phù mạch, phù Quincke, chàm nặng lên.
  3. Rối loạn hô hấp: viêm mũi-viêm kết mạc, hen, viêm tai (hanh mạc, viêm phế quản tái phát.
  4. Rối loạn khác: nhức đầu (“nhức đầu do thức ăn”), sốc phản vệ (6% sốc phản vệ là do dị ứng với thức ăn).
  5. Phản vệ sau bữa ăn xuất hiện khi gắng sức: phản ứng liên quan đến một thức ăn đặc hiệu được ăn vào trước khi gắng sức (ví dụ đi bộ nhanh), biểu hiện bởi các rối loạn toàn thân, đôi khi bị truy tim.
  6. Trẻ còn bú: tiêu chảy, chàm, hen và viêm mũi. Nếu không được điều trị, dị ứng với sữa bò có thể dẫn đến rối loạn hấp thu nặng.

Xét nghiệm cận lâm sàng

Định lượng các IgE toàn phần (người có cơ địa dị ứng).

Định lượng các IgE đặc hiệu.

Định lượng tryptase (enzym được giải phóng từ các hạt của các dưỡng bào) huyết thanh.

Khám bổ sung

  • Tìm hiểu về thức ăn: ghi chép tất cả mọi thứ đã ăn trong 1 tuần (ghi cả nhãn, các triệu chứng tiêu hoá và toàn thân, ghi rõ cả giờ giấc).
  • Chế độ ăn nhằm loại trừ: khó phân tích và ít có giá trị

+ Thải dị nguyên nghi ngờ và quan sát các triệu chứng khi đưa lại dị nguyên vào cơ thể.

+ Chế độ ăn ít gây dị ứng: trong 2 – 4 tuần, không ăn trứng, cá, rau quả  sống, cần tây, rau dền, cà chua. Chỉ ăn thịt gia cầm, cừu non, thỏ. Nước, cà fê, chè loãng. Không dùng đồ nấu bằng inox (dị ứng với niken). Nếu thuyên giảm rõ rệt thì rất có thể là bị dị ứng thức ăn.

  • Định lượng toàn bộ các IgE: cơ địa dị ứng
  • Định lượng IgE đặc hiệu: gây mẫn cảm với một dị nguyên.
  • Test RAST: có thể khẳng định chẩn đoán bằng việc phát hiện các IgE đặc hiệu khi đã có kháng nguyên nghi ngờ qua chế độ ăn nhằm loại trừ.
  • Test bì (test Prick, test nội bi): kết quả không chắc chắn.

Chẩn đoán phân biệt: cần phân biệt dị ứng thức ăn với

Ngộ độc thức ăn: (xem viêm dạ dày-ruột cấp).

Không dung nạp thức ăn (không do cơ chế miễn dịch): do các phản ứng hoá-lý mà một số thức ăn gây ra như lactose (thiếu enzym), cà fê (tác dụng dược lý). Nổi mày đay do dâu tây (dưỡng bào giải phóng các chất có tác dụng lên mạch máu) hoặc một số thức ăn chứa nhiều histamin (fomat lên men, rượu, cá hộp) không được coi là dị ứng.

Điều trị

Không ăn thức ăn gây dị ứng. Uống các thuốc kháng histamin hoặc acid cromoglicic không chắc chắn có tác dụng. Để điều trị các rối loạn toàn thân nặng —> xem phù Quincke, hen, sốc phản vệ.

GHI CHÚ – hội chứng dị ứng miệng (tiếng Anh: “Oral Allergy Syndrome”): sau khi ăn một thứ thức ăn (thường là rau hoặc quả) có phản ứng quá mẫn tức khắc ở miệng-họng (ngứa, khó chịu trong họng, phù lưỡi), sau đó là các triệu chứng dị ứng đường tiêu hoá, đôi khi có cả triệu chứng toàn thân (nổi mày đay cấp, phù mạch, co thắt phế quản, sốc phản vệ). Trong phần lớn số trường hợp, hội chứng này xảy ra ở những người bị dị ứng hô hấp, nhất là do phấn hoa (ví dụ: ngứa miệng do ăn táo ở người dị ứng với phấn hoa cây bulô.

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây