Trang chủBệnh truyền nhiễmBệnh Tsutsugamushi (bệnh sốt sống ngòi Nhật Bản)

Bệnh Tsutsugamushi (bệnh sốt sống ngòi Nhật Bản)

Tên khác:

Bệnh sốt sông ngòi Nhật Bản, sốt phát ban bụi rậm, sốt phát ban do nhện, phát ban phương Đông.

Định nghĩa

Bệnh do Rickettsia gặp ở Viễn Đông, có vết săng trên da ở chỗ nhiễm, nổi ban toàn thân, viêm hạch và sốt kéo dài 2-4 tuần.

Căn nguyên

Mầm bệnh là Rickettsia tsutsugamushi (R. orientalis) có nhiều typ huyết thanh khác nhau.

Nguồn chứa là chuột. Lây truyền sang người do một loài nhện ở đồng ruộng (Leptotrombidium akamushi, L. deliensis).

Dịch tễ học

Bệnh lưu hành ở vùng Viễn Đông, trong các khu rừng và ở những vùng mới có thuỷ lợi; bệnh tản phát ở một số vùng ở Đông Nam Á.

Triệu chứng

Các triệu chứng lâm sàng xuất hiện sau thời gian ủ bệnh từ 1 đến 3 tuần. Các triệu chứng giống như sốt rickettsia phát ban nhưng chỗ vết đốt bị loét.

Đó là một vết sẩn nhỏ, không đau bị loét, có sưng hạch đại phương hay sưng nhiều hạch. Sốt kéo dài khoảng 3 tuần và ngoại ban xuất hiện từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 7. Có thể thấy có viêm kết mạc và thường có viêm phế quản, viêm khí – phế quản.

Dùng kháng sinh làm thời gian tiến triển của bệnh được rút ngắn lại.

Xét nghiệm cận lâm sàng

Phản ứng Weil-Felix dương tính với Proteus OXK và âm tính với 0X2 và 0X19.

Test miễn dịch huỳnh quang với kháng nguyên đặc hiệu cho kết quả dương tính. Mầm bệnh có thể được phân lập bằng cách tiêm truyền cho chuột nhắt (chết sau 15 ngày và phân lập vi khuẩn trong phúc mạc).

Tiên lượng

Tỷ lệ tử vong có thể lên tới 25% nếu không được điều trị.

Điều trị

Giống như điều trị sốt rickettsia phát ban.

Phòng bệnh

Sát khuẩn quần áo bằng benzyl benzoat.

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây