Trang chủBệnh truyền nhiễmBệnh Sán Lá Phổi - Chẩn đoán và điều trị

Bệnh Sán Lá Phổi – Chẩn đoán và điều trị

Tên khác: bệnh sán Paragonimus, khái huyết dịch tễ, ho ra máu dịch tễ

Định nghĩa: bệnh phổi do nhiễm loài sán lá thuộc giống Paragonimus, với đặc điểm là bệnh nhân bị ho ra máu tương tự như lao phổi.

Căn nguyên: có nhiều loài Paragonimus gây bệnh, đặc biệt là p. uiestermani ở châu á, p. szechuananensis   ở Trung Quốc,  p. africanus ở châu Phi, và   p. mexicanus ở châu Mỹ Latinh. Ký sinh trùng trưởng thành là sán lá lưỡng tính dài 15 mm. Sán trưởng thành cư trú ở phổi, gây ra các tổn thương nang (hốc) và đẻ trứng vào trong đó. Trứng sán lá phổi được thải loại ra ngoài theo đờm, hoặc sau khi bệnh nhân nuốt dòm thì thải ra theo phân. Trứng sán rơi vào môi trường nước sẽ nỏ thành mao ấu trùng (miracidium), mao ấu trùng bơi trong nước đi tìm túc chủ trung gian đầu tiên là một nhuyễn thể. Sau đó ấu trùng lại được giải phóng vào trong nước và chui vào một động vật thân giáp, cua hoặc tôm (túc chủ trung gian thứ hai). Túc chủ cuối cùng (người, chó, mèo, lợn, và các động vật ăn thịt hoang dã) nếu ăn phải thân giáp bị nhiễm thì ấu trùng sẽ biến thể thành thể hậu ấu trùng ở trong ruột những túc chủ cuối cùng này. Ký sinh trùng sau đó lại chui qua thành ruột, thâm nhập vào 0 phúc mạc ở gần cơ hoành, rồi chui qua cơ hoành để vào phổi, ở đây sán lá phổi gây những tổn thương là những nang (hốc) ở gần những phế quản và tiểu phế quản.

Dịch tễ học: bệnh lan tràn ở miền Viễn Đông, đặc biệt là ở Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản và Philippin. Bệnh cũng gặp ở châu Phi và ở Nam Mỹ.

Triệu chứng: bệnh biểu hiện bởi ho, ho ra máu (khái huyết) và khạc nhiều dờm màu nâu nhạt trong có chứa trứng sán. Bệnh nhân cũng thường hay đau bụng và ỉa chảy, trong phân cũng có trứng sán. Khi có những triệu chứng thần kinh khác nhau và những cơn động kinh thì có nghĩa là bệnh có khu trú ở não. Đôi khi ký sinh trùng còn xâm nhập vào tuyến tiền liệt và mào tinh. Không hiếm trường hợp bệnh kết hợp với lao phổi.

Xét nghiệm cận lâm sàng: kể từ 4 tháng sau khi bệnh khởi phát, có thể tìm thấy trứng sán ở trong đờm và trong phân. Làm các phản ứng huyết thanh (miễn dịch khuếch tán, miễn dịch huỳnh quang, ngưng kết hồng cầu). Làm huyết đồ thấy tăng bạch cầu hạt ưa acid trong máu.

X quang: chụp X quang lồng ngực cho thấy mới đầu có những nốt mờ không rõ rệt, trong nốt rải rác có những hốc nhỏ, rồi các nốt mò đặc thêm, đôi khi có hình ảnh vôi hoá, giống với hình ảnh tổn thương lao.

Tiên lượng: bệnh khỏi tự nhiên sau 4-5 năm, nếu bệnh nhân không bị tái nhiễm.

Điều trị: praziquantel (25 mg/kg cân nặng cơ thể, uống 3 lần mỗi ngày trong 2 ngày) hoặc bithionol. Cho thuốc kháng sinh nếu bị bội nhiễm.

Phòng bệnh: ở những xứ có dịch địa phương lưu hành, tránh ăn các loài thân giáp nước ngọt chưa nấu chín.

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây