Tiểu tiện ra máu không đau là “niệu huyết”, có đau là huyết lâm, tuy tiểu tiện ra máu có khi cũng đau, nhưng không bằng, huyết lâm thì ra từng giọt đau buốt. Thiên này chủ bàn về chứng niệu huyết, còn chứng huyết lâm thì sẽ bàn riêng ở thiên Tung lâm.
-
NGUYÊN NHÂN
Hạ tiêu có nhiệt:
Thiên “Ngũ tạng phong hàn tích tụ bệnh” sách “Kim quỹ yếu lược” nói: “Nhiệt hạ ở tiêu thì tiểu ra huyết”. Sách “Y học nhập môn” nói: “đi tiểu ra huyết là tâm đi nhiệt xuống tiểu trường”. Đó là nói “niệu huyết” là do nhiệt của tâm và tiểu tràng trên lâm sàng cũng có thấy kiêm cả âm hư.
Tỳ và thận bi thương tổn
Tỳ hư khí hãm xuống không thống nhiếp được huyết, mà không quy kinh, thậm chí hạ nguyên hư tổn, thậm chí không vững chắc thì huyết thấm xuống dưới mà bị “niệu huyết”.
-
BIỆN CHỨNG
- Phàm đi tiểu ra máu kiêm cả tâm phiền mất ngủ mặt đỏ, miệng khát hoặc miệng lưỡi sinh lở, đường niệu đạo bụng đau nhói, rêu lưỡi vàng mỏng, mạch phần nhiều sác là vì tâm di nhiệt xuống tiểu trường, nếu chất lưỡi đỏ sẫm, mạch tế sác là hiện tương kiêm có âm hư.
- Phàm đi tiểu ra máu, mà ăn uống bị giảm sút, tinh thần mỏi mệt, lưỡi nhợt, mạch hư yếu là tỳ hư khí hàn; nếu người gầy mòn khiếp nhược, mạch không có thần là hạ nguyên cũng hư.
-
CÁCH CHỮA
- Vì tâm di nhiệt xuống tiểu trường
Thì nên thanh tâm lương huyết dùng bài Tiểu kế ẩm tử (21) nếu kiêm cả âm hư thì nên tư âm chỉ huyết, dùng các bài Đại bổ âm hoàn (23), Thiếu âm tấn.
- Vì tỳ hư khí hàn
Thì dùng bài Bổ trung tích khí thang (17), còn về hạ nguyên hư tổn thì nên điều bổ khí của thận dùng bài Vô tỷ sơn dược hoàn (24).
-
TÓM TẮT
Thiên này thảo luận về 4 chứng: thổ huyết, nục huyết, tiện huyết, niệu huyết. Trong các huyết chứng, tên gọi tuy khác nhau nhưng đều do huyết không theo đường kinh mà đi bừa bãi, dương lạc bị thương tổn thì huyết tràn ra ngoài, âm lạc bị thương tổn thì huyết tràn ở trong. Huyết ra quá nhiều, thì sắc mặt thường không tươi bóng, cho nên sách “Linh khu” nói: “Huyết thoát mất thì sắc mặt trắng nhợt không bóng nhoáng”. Vả lại người bị mất huyết vì huyết ra nhiều quá thì khí không có chỗ dựa mà khí cũng bị hư, mạch phù đại mà trong trống rỗng, gọi là mạnh khâu. Chứng thất huyết mà mạch tế nhược, hoà hoãn thì dễ chữa, còn đại huyền cấp thì khó chữa.
Mục Trọng Thuần có nói: “(1) hành huyết là làm cho huyết đi theo đường kinh lạc không bị ứ lại (2), nên bổ can, không nên công phạt can, công phạt can thì làm tổn hại thể chất của can làm cho can hư thêm mà can hư thì huyết không tàng được (3), nên giáng khí, không nên giáng hoả”. Những kinh nghiệm này là rất có giá trị để tham khảo trên lâm sàng. Ngô Cúc Thông căn cứ vào thuyết huyết theo khí để vận hành, ông chủ trương điều trị vệ khí, nhất là trong khi huyết thoát cần phải bổ khí. Điều đó lại càng chứng minh tính chất trọng yếu của phép điều khí để chữa bệnh này.
-
PHỤ PHƯƠNG
- Tang hạnh thang: (xem số 3 phụ phương mục khái thấu)
- Tứ sinh hoàn: Trắc bá diệp, sinh địa, sinh ngải diệp
- Đại cáp tán: (xem số10 phụ phương mục khái thấu).
- Kim quỹ tả tâm thang: Đại hoàng, hoàng liên, hoàng cầm.
- Thập khôi tán: Đại kế, tiểu kế, trắc bá diệp, bạc hà, thiên thảo ăn, mao căn, sơn chi, đại hoàng, đan bì, tung lư bì
- Hoa nhị thạch tán: Hoa nhị thạch
- Trắc bá diệp thang: Trắc bá diệp, mã thông trấp.
- Tang cúc ẩm: (xem số 3 phụ phương mục cảm mạo)
- Sa sâm mạch đông thang: Sa sâm, ngọc trúc, sinh cam thảo, tang diệp, mạch đông, sinh biển đậu, hoa phấn.
- Tê giác địa hoàng thang: Tê giác, sinh địa, đơn bì, xích thược
- Độc sâm thang: Nhân sâm
- Ngọc nữ tiễn: Thạch cao, địa hoàng, mạch đông, tri mẫu, ngưu tất.
- Long đởm tả can thang: long đởm thảo, hoàng cầm, mộc thông, sa tiền tử, đương quy, sinh địa, sài hồ, cam thảo.
- Thiểm căn tán: Thiểm căn, hoàng cầm, a giao phấn, trắc bá diệp, sinh địa hoàng, cam thảo.
- Quy tỳ thang: (xem phụ phương mục hư lao)
- Hoàng thổ thang: Bạch truật, phụ tử, cam thảo, địa hoàng, a giao, hoàng cầm, táng trung hoàng thổ (đất giữa lòng bếp).
- Bổ trung ích khí thang: (Xem hai phụ phương mục hư lao).
- Xích tiểu đậu đương quy tán: Xích tiểu đậu, đương quy
- Hoè hoa tán: hoè hoa, trắc bá diệp, kinh giỏi sao, chỉ sác.
- Thương truật địa du thang: Thương truật, địa du
- Tiểu kế ẩm tử: Tiểu kế, hồ hoàng sao, ngẫu tiết, hoạt thạch, mộc thông, sinh địa, đương quy, cam thảo, chi tử, trắc diệp.
- Đại bổ âm hoàn: Hoàng bá, tri mẫu, thục địa, quy bản, tủy xương sống lợn hoà với mật làm viên.
- Vô tỷ sơn dược hoàn: Sơn dược, thung dung, thục địa, sơn thù nhục, phục thần, thỏ ty tử, ngũ vị trủ, xích thạch chỉ, ba kích, trạch tả, đỗ trọng, ngưu tất.