Hysteria cũng như suy nhược thần kinh là 1 bệnh rối loạn thần kinh chức năng do sang chấn tinh thần, hoạt động thần kinh cao cấp quá khẩn trương và do loại hình thần kinh cá thể thuộc loại yếu và thiên về đời sống bản năng gây ra.
Bệnh Histeria, được mô tả thuộc phạm vi, chứng uất, tâm quý… của y học cổ truyền biểu hiện lâm sàng của bệnh rất đa dạng, phức tạp có nhiều triệu chứng ở những vị trí tạng phủ khác nhau của cơ thể và còn tuỳ thuộc tình hình, nghề nghệp, sự hiểu biết của từng người bệnh.
Người thầy thuốc phải có tinh thần hết sức yêu thương và thông cảm với người bệnh, phải có sự hiểu biết sâu sắc về tâm lý chuyên môn và có phương pháp chữa bệnh hết sức linh hoạt, nhưng phải nghiêm khắc tránh tuỳ tiện dễ dãi mới đạt được kết quả khi chữa bệnh và tránh sự bỏ qua các bệnh tật khác cần điều trị bằng các phương pháp khác.
-
ĐIỀU TRỊ THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN
Khả năng chữa bệnh Histeria bằng đông y rất phong phú.
Các phương pháp khám bệnh bằng tứ chẩn khai thác quá trình bệnh lý, hoàn cảnh gia đình, bản thân (nghề nghệp, công tác, tình hình…) giúp cho người thầy thuốc nắm chắc được tình hình người bệnh, căn nguyên gây ra bệnh, các phương pháp chữa bệnh như xoa bóp, khí công, thuốc…Vốn tự thân người thầy thuốc phải tiến hành và theo dõi trên người bệnh có nhiều thời gian tiếp xúc với người bệnh hơn. Đó là các điều kiện tốt để người thầy thuốc làm công tác chữa bệnh bằng tâm lý.
Các phương pháp chữa bệnh của đông y rất đa dạng thích ứng với tính phức tạp và đa dạng của bệnh, cho người bệnh như châm cứu, xoa bóp, thuốc…
Châm cứu: có thể sử dụng huyệt để ehũa hầu hết các chứng ở các vị trí và phủ tạng khác nhau của cơ thể, phù hợp vổi mọi thể bệnh trên lâm sàng như nấc, co giật, hôn mê, mất ngủ, đau đầu, liệt…
Xoa bóp bằng cách day, ấn huyệt cũng có khả năng như châm cứu.
Phương pháp dùng thuốc đáp ứng được với cách chữa chứng rối loạn thần kinh chức năng nói chung và từng chứng ở các vị trí tạng phủ khác nhau của cơ thể.
Sau đây xin giới thiệu cách chữa histeria với dạng điển hình nhất do sang chấn tinh thần, đông y gọi là tâm, can khí uất, sau đó thêm các huyệt, và các vị thuốc khác nhau để chữa các chứng bệnh ở các tạng phủ và vị trí khác nhau của cơ thể.
Triệu chứng: tinh thần uất ức hay xúc đông, ngực sườn, đầy tức, đầy bụng, Ợ hơi, kém ăn, rêu lưỡi trắng mạch huyền.
Phương pháp chữa: sơ can, lý khí, giải uất, an thần.
Bài thuốc
Bài 1
Đảng sâm 16 gam Uất kim 8 gam
Cúc hoa 12 gam Hương phụ 8 gam
Chỉ xác | 8 gam | Đan sâm | 8 gain |
Thanh bì | 8 gam | Táo nhân | 8 gam |
Bài 2. Tiêu dao tán gia giảm: | |||
Bạch truật | 12 gam | Bạc hà | 8 gam |
Bạch linh | 12 gam | Cam thảo | 6 gam |
Bạch thược | 12 gam | Gừng | 4 gam |
Sài hồ | 12 gam | Uất kim | 8 gam |
Hoàng cầm | 12 gam | Chỉ xác | 8 gam |
Châm cứu: các huyệt Thái xung, Túc lâm khấp, Can du, Đởm du, Tam âm giao, Nội quan, Thần môn.
Cách gia giảm chữa các chứng khác:
Nấc: bài thuốc trên gia thêm lệ chi (hạt vải) 6 gam, thị đế (tai quả hồng) 6 gam.
Châm thêm các huyệt Cách du.
Khó nuốt trong họng như có vật chướng ngại (y học cổ truyền gọi là mai hạch khí) thêm các thuốc tô ngạnh 12 gam, hậu phác 6 gam, bán hạ chế 8 gam, châm cứu thêm các huyệt thiên đột, chiên trung.
Thống kinh thêm các thuốc điều kinh như ích mẫu 20 gam, tam lăng 8 gam, hồng hoa 8 gam… châm thêm các huyệt Quan nguyên, Huyết hải…
-
ĐIỀU TRỊ THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI
Tâm lý liệu pháp, tuỳ theo từng hoàn cảnh phát bệnh mà dùng tâm lý liệu pháp thích hợp. Thí dụ bệnh nhân bị liệt chẳng hạn. Giải thích cho bệnh nhân an ủi người bệnh, tìm mọi thuốc gì đó, để gây được niềm tin cho người bệnh, hoặc dùng những biện pháp thô bạo, quát, mắng, làm cho người bệnh uất ức mà vùng dậy đi lại.