Trang chủBệnh ngoại khoaGãy hai xương cẳng tay trẻ em

Gãy hai xương cẳng tay trẻ em

ĐỊNH NGHĨA:

Là gãy của thân 2 xương cẳng tay.

CHẨN ĐOÁN:

Công việc chẩn đoán:

  • Hỏi bệnh:

Cơ chế chấn thương: Té chống bàn tay, hay té chống khuỷu? Lực tác động trực tiếp vào cẳng tay?

Thời điểm chấn thương.

  • Khám lâm sàng:

Tay lành đỡ tay gãy.  Gãy hỡ hay gãy kín?

Sưng, đau, có dấu lạo xạo xương.  Dấu nhát rìu ở cẳng tay.

Mất sấp ngữa cẳng tay.

Khám cảm giác và vận động tay bên gãy.

  • Cận lâm sàng:

Xquang: cẳng tay thẳng, nghiêng.  Xét nghiệm tiền phẫu.

Chẩn đoán:

  1. Xác định: dấu hiệu lâm sàng của gãy xương + hình ảnh
  2. Phân loại:

Gãy kín hay hỡ?

Theo vị trí của đường gãy: gãy 1/3 trên, 1/3 giữa hay 1/3 dưới.

Theo tính chất đường gãy: gãy cành tươi, gãy tạo hình, gãy kiểu ‘nén’.  Gãy cũ hay gãy bệnh lý.

ĐIỀU TRỊ:

1. Mục tiêu:

Lành xương vững chắc.

Giữ được sấp ngữa cẳng tay.

Giới hạn di lệch chấp nhận:

Tuổi Gập góc Di lệch xoay Di lệch sang bên
< 9 tuổi 150 không ½ thân xương
9 tuổi 100 không ½ thân xương

2. Điều trị bảo tồn: nắn xương bó bột

Chỉ định:

Gãy kín, gãy hở độ 1.

Gãy cành tươi, gãy tạo hình, gãy kiểu ‘nén’.

3. Phẫu thuật:

Điều trị bảo tồn thất bại (sau 2 lần nắn).  Gãy hở độ 2 trở lên.

Cal lệch làm hạn chế sấp ngữa cẳng tay.

Có tổn thương kèm của mạch máu & thần kinh.  Gãy phức tạp.

Gãy tái phát sau 1 thời gian ngắn.

4. Hỗ trợ:

Giảm đau: Paracetamol.

An thần: Diazepam (uống) trong 2 ngày đầu.  Trường hợp phẫu thuật: dùng kháng sinh.

Trường hợp gãy hở: dùng kháng sinh chích Cephalosporine thế hệ thứ III trong 5 -7 ngày.

THEO DÕI:

Bỏ băng bột sau 4 – 6  tuần.  Rút đinh sau 6 – 8 tuần.

Tập VLTL:

  • Ngay sau điều tri: Tập để giữ tầm vận động các khớp còn lại.
  • Sau bỏ băng, bột: Tập để lấy tầm vận động các khớp dưới băng, bột.
  • Ngay sau mổ: Tập để giữ tầm vận động các khớp.

Lượng giá tầm vận động khớp khuỷu, sấp ngữa cẳng tay sau điều trị.

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây