Nguyên nhân tăng áp lực tĩnh mạch cửa và điều trị

Bệnh tiêu hóa
  1. Định nghĩa: tăng áp lực tĩnh mạch cửa là áp lực tĩnh mạch cửa cao trên 7 Kpa (15mmHg) hay là chênh lệch áp lực tĩnh mạch cửa và tĩnh mạch chủ là 0,7 Kpa (5 mmHg).
  2. Nguyên nhân

Tắc trong gan:

  • Xơ gan.
  • Chèn ép vào hệ thống tĩnh mạch cửa: thường là K các tạng lân cận như tụy, dạ dày, viêm tụy mạn, hạch to.
  • Xâm lấn của tổ chức K vào hệ thống tĩnh mạch cửa, thường gặp nhất là do K gan xâm lấn vào hệ thông tĩnh mạch cửa trong gan, thân tĩnh mạch cửa còn bình thường.
  • Tắc hệ thông tĩnh mạch cửa do thrombose gồm nhiều nguyên nhân

+ Hội chứng tuỷ tăng sinh.

+ Thiếu hụt protein c – protein s hay anti thrombin III + Hội chứng kháng thể kháng phospholipid.

+ Dùng thuốc tránh thai.

+ Các ổ nhiễm trùng: viêm ruột thừa, viêm túi thừa, viêm đại tràng nhiễm trùng, bệnh Crohn.

+ Ở trẻ em có thể là thứ phát sau tắc tĩnh mạch rốn do nhiễm trùng rốn.

+ Tắc tĩnh mạch chủ thứ phát sau can thiệp ngoại khoa.

+ Tắc tĩnh mạch chủ do tắc nghẽn trong gan, trên gan.

+ Bất thường bẩm sinh của tĩnh mạch cửa.

Tắc trên gan:

Tắc tĩnh mạch trên gan là tắc nghẽn từ tĩnh mạch trung tâm tiểu thuỳ hay tắc thân tĩnh mạch lớn (hội chứng Budd – Chiari).

Rò động tĩnh mạch trong gan hay ngoài gan:

Thường do chấn thương, can thiệp ngoại khoa, sinh thiết gan, Rendu – Oster.

  1. Lâm sàng

Tăng áp lực tĩnh mạch cửa có thể không có triệu chứng:

  • Lách to.
  • Tuần hoàn bàng hệ.
  • Vỡ búi giãn tĩnh mạch thực quản – dạ dày:

+ Nôn máu, phân đen: số lượng nhiều có thể ảnh hưởng đến chức năng sông.

+ Chảy máu thường tái phát nhiều lần.

+ Bệnh lý dạ dày xung huyết.

  1. Điều trị

Điều trị hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa thực chất là điều trị biến chứng xuất huyết tiêu hóa do tăng áp lực tĩnh mạch cửa gồm các phương pháp:

  • Betabloquant
  • Tiêm xơ
  • Thắt giãn tĩnh mạch thực quản
  • Nối cửa chủ
  • TIPS
  1. Tắc tĩnh mạch lách

Tắc tĩnh mạch lách đơn độc không tắc đến thân tĩnh mạch cửa là một trong các nguyên nhân gây tăng áp lực tĩnh mạch cửa. Tắc tĩnh mạch lách có thể gây ra tăng áp lực tĩnh mạch cửa cục bộ.

Nguyên nhân gây tắc tĩnh mạch lách có thể do chèn ép hay do thrombose

Nguyên nhân chèn ép: K tụy, viêm tụy mạn, nguyên nhân hiếm gặp hơn là K dạ dày

Thrombose TM lách: các nguyên nhân cũng nằm trong nhóm các nguyên nhân Thrombose

Triệu chứng:

  • Lách to có thể kèm hội chứng cưòng lách
  • Đau hạ sườn trái khi có nhồi máu lách
  • Xuất huyết tiêu hóa ít khi xảy ra

Siêu âm và các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác: lách to và tắc tĩnh mạch lách kèm tuần hoàn bàng hệ giữa tĩnh mạch lách và phần còn lại của hệ thống tĩnh mạch cửa (Cavernome lách)

Điều trị chỉ có một phương pháp duy nhất đó là phẫu thuật cắt lách

Bệnh tiêu hóa
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận