Tổn thương các dây thần kinh ngoại biên

Bệnh thần kinh

Dây thần kinh cơ bì

RỄ: C5 và C6.

CĂN NGUYÊN: tổn thương tủy sống hoặc đám rối cánh tay, gãy xương cánh tay, phình động mạch nách, bị chèn ép trong lúc ngủ, hiếm khi do viêm dây thần kinh.

LIỆT: không gấp được cẳng tay khi cẳng tay đang ngửa, khó ngửa.

MẤT CẢM GIÁC: bờ trước ngoài của cẳng tay.

PHẢN XẠ BỊ ẢNH HƯỞNG: phản xạ cơ nhị đầu.

Dây thần kinh mũ

RỄ: C5 và C6.

CĂN NGUYÊN: tổn thương tủy sống hay đám rối cánh tay, gãy xương có di lệch chỏm xương cánh tay, vết thương, bị chèn ép trong lúc ngủ, viêm dây thần kinh, đôi khi do bị nhiễm độc oxyd carbon, sốt rét.

LIỆT: liệt cơ delta, không gấp, không duỗi và không khép được cánh tay. Khó xoay ra phía ngoài.

MẤT CẢM GIÁC: mặt sau bên cánh tay.

Dây thần kinh quay

RỄ: C6, C7, C8, D1.

CĂN NGUYÊN: chèn ép dây thần kinh trong nách do nạng, do khối u, phình động mạch; chèn ép trong lúc ngủ, say rượu, trật khớp vai, gãy xương cánh tay, gãy cổ xương quay. Viêm dây thần kinh do nhiễm độc (rượu, chì, arsen) hay nhiễm khuẩn (thương hàn, giang mai).

LIỆT: không duỗi được cẳng tay, cổ tay, ngón cái và các đốt đầu của các ngón khác. Không ngửa được cẳng tay nếu trước đó cẳng tay không gấp. Khó khép bàn tay và ngón cái.

MẤT CẢM GIÁC: không rõ hoăc không có, khu trú ở mặt ngoài mu bàn tay, đôi khi ở phần sau cánh tay và cẳng tay.

TƯ THẾ: cẳng tay ở tư thế gấp và sấp, bàn tay rơi, ngón tay hơi gấp, ngón cái khép.

PHẢN XẠ BỊ ẢNH HƯỞNG: phản xạ tam đầu và phản xạ trâm quay hoặc phản xạ ngửa.

Dây răng cưa lớn

RỄ: C5, C6, C7.

CĂN NGUYÊN: vết thương trên xương bả hay vết thương nách, bị chèn ép bởi gánh nặng trên vai.

LIỆT: khó khép và duỗi cánh tay khi có lực cản.

TƯ THẾ: bong xương bả vai (scapulum alatum).

Dây thần kinh giữa

RỄ: C6, C7, C8, D1.

CĂN NGUYÊN: vết thương do chấn thương dây thần kinh, bị chèn ép lâu trong khi ngủ hoặc gây mê, gãy vai hay gãy các xương cẳng tay, hội chứng ống cô tay.

LIỆT: khó sấp cẳng tay; khó gấp và khép cổ tay; ngón tay cái khó đối chiếu và khó gấp; ngón trỏ và một phần ngón giữa không gấp được.

MẤT CẢM GIÁC: mất cảm giác da ở nửa trong lòng bàn tay và ở mu bàn tay, một nửa trong của hai đốt đầu ngón cái, nửa ngoài ngón trỏ, ngón giữa và ngón nhẫn. Hay bị đau.

TƯ THẾ: cổ tay duỗi, bàn tay khỉ có teo mô cái. Hay có loạn dưỡng (da khô, xanh tái, móng bị biến dạng và có vân).

Dây thần kinh trụ

RỄ: C8, D1.

CĂN NGUYÊN: vết thương trực tiếp ở dây thần kinh, gãy xương có di lệch đầu xương quay, hội chứng rãnh ròng rọc khuỷu, chèn ép trong khi ngủ hay gây mê, viêm dây thần kinh do nhiễm khuẩn hoặc ngộ độc, hiếm khi do tổn thương từ cổ.

LIỆT: đốt ngón tay thứ nhất không gấp được, hai đốt kia duỗi (nhất là ở ngón nhẫn và ngón út), mất các cử động sang bên của các ngón tay, ngón cái không khép được, hai đốt đầu của hai ngón cuối khó gấp.

MẤT CẢM GIÁC: một phần ba ngoài mu bàn tay (cho đến giữa ngón giữa ở mặt mu, đến giữa ngón nhẫn ở mặt lòng bàn tay). Teo mô út.

TƯ THẾ: vuốt trụ, nhất là hai ngón cuối có đốt đầu tiên duỗi mạnh còn hai đốt kia gấp lại.

PHẢN XẠ BỊ ẢNH HƯỞNG: phản xạ sấp hay phản xạ trụ.

Dây thần kinh đùi

RỄ: L2, L3, L4.

CĂN NGUYÊN: hiếm gặp tổn thương một mình, vết thương trực tiếp lên dây thần kinh, vỡ xương chậu hay gãy xương đùi, khối u trong hố chậu, áp xe cơ đái chậu, phình động mạch đùi, viêm dây thần kinh (ví dụ, do tiểu đường).

LIỆT: không gấp được đùi, không duỗi được đầu gối.

MẤT CẢM GIÁC: mặt trước đùi, mặt trong cẳng chân và bờ trong bàn chân.

TƯ THẾ: đi lại khó khăn, nhất là tổn thương cả hai bên, thường đi giật lùi dễ hơn.

PHẢN XẠ BỊ ẢNH HƯỞNG: phản xạ bánh chè.

Dây thần kinh hông khoeo ngoài

RỄ: L4, L5, Sl, S2.

CĂN NGUYÊN: trừ các tổn thương của toàn bộ dây thần kinh toạ, nhánh khoeo ngoài có thể bị tổn thương trực tiếp ở chỗ đi nông phía đầu xương mác; bó bột quá chặt, quỳ hoặc ngồi xổm quá lâu. Thường gặp viêm dây thần kinh.

LIỆT: bàn chân khó gấp, các đốt đầu của các ngón chân khó gấp, bàn chân không khép được.

MẤT CẢM GIÁC: mu bàn chân, mặt trước ngoài cẳng chân.

TƯ THẾ: bàn chân rơi, dáng đi chân rũ (bệnh nhân giơ cao cẳng chân, bàn chân rơi ở tư thế duỗi và khép). Teo phần trước ngoài cẳng chân.

Dây thần kinh hông khoeo trong

RỄ: L4, L5, Sl, S2, S3.

CĂN NGUYÊN: trừ các tổn thương của toàn bộ dây thần kinh toạ, nhánh khoeo trong có thể bị tổn thương ở hõm khoeo do chấn thương và do gãy xương. Do nằm sâu, nhánh này ít khi bị tổn thương.

LIỆT: bàn chân và đốt thứ nhất của các ngón chân không gấp được, bàn chân và ngón chân không khép được, không đứng được trên đầu ngón chân (dấu hiệu Chiray).

MẤT CẢM GIÁC: lòng bàn chân, trừ bờ trong và mặt trên các ngón chân.

TƯ THẾ: bàn chân nhấc cao do co cơ chày trước, bước chân ngắn tỳ trên gót, đau và bàn chân bị biến dạng do xơ hoá khớp cổ chân.

PHẢN XẠ BỊ ẢNH HƯỞNG: phản xạ gân gót và phản xạ lòng bàn chân.

 

Bệnh thần kinh
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận