Xuyên tâm liên

Vị thuốc Đông y
Xuyên tâm liên
Xuyên tâm liên

Xuyên tâm liên ( 穿心莲 )

Tên và nguồn gốc

+ Tên thuốc: Xuyên tâm liên (Xuất xứ: Bộ đội Quảng Châu – Sổ tay Trung thảo dược thường dùng).

+ Tên khác: Xuân liên thu liễu (春莲秋柳), Nhất kiến hỷ (一见喜), Lãm hạch liên (榄核莲), Khổ đởm thảo (苦胆草), Trảm xà kiếm (斩蛇剑), Viên trùy tu dược thảo (圆锥须药草), Nhật hành thiên lý (日行千里), Tứ phương liên (四方莲), Kim hương thảo (金香草), Kim nhỉ câu (金耳钩), Xuân liên hạ liễu (春莲夏柳), Ấn Độ thảo (印度草), Khổ thảo (苦草).

+ Tên Trung văn: 穿心莲 CHUANXINLIAN

+ Tên Anh văn: Common Andrographis Herb, Herb of Common Andrographis

+ Tên La tinh: Andrographis Paniculata (Burm. F.) Nees [Justlcia Paniculata Burm. F.]

+ Nguồn gốc: Là tòan thảo và lá của Xuyên tâm liên thực vật họ Tước Sàng (Acanthaceae).

Xuyên tâm liên Andrographis paniculata

Dược liệu Xuyên tâm liên

– Dược liệu –

Xuyên tâm liên là cây thảo sống 1 năm, cao 40 ~ 80 cm. Thân hình vuông, phân nhiều cành, đốt phình lớn hình gối, lá thân có vị đắng. Lá mọc đối, chất giấy, phiến lá mọc hình trứng dạng tròn đến hình ngọn giáo, dài 2 ~ 8 cm, rộng 1 ~ 3 cm, trước ngay thẳng sau nhọn, phần gốc hình niêm, rìa mép đủ hoặc có răng ngắn, cuống lá ngắn hoặc gần như không cuống. Hoa tự hình nón thưa thớt mọc ở đỉnh cành hoặc nách lá; tràng hoa sắc trắng, tựa hình môi, thường có viền màu tím nhạt. Quả sóc hình bầu dục, dài khỏan 1,5 cm, rộng khỏan 0,5 cm, lúc chín nứt thành 2 cánh. Hạt nhỏ, màu đỏ.

– Phân bố –

Chủ yếu sản xuất ở các vùng Quảng Đông, Qủang Tây, Phúc Kiến, Hiện Vân Nam, Tứ Xuyên v.v… đều có nuôi trồng.

– Thu hoạch –

Đầu thu thu hái lúc thân lá rậm rạp, bỏ tạp chất, rửa sạch, cắt đọan, phơi khô dùng sống hoặc dùng tươi.

Tính vị

– Trung dược học: Đắng, lạnh.

– Tuyền Châu bản thảo: Vị đắng, tính lạnh, không độc.

Qui kinh

– Trung dược học: Vào kinh Tâm, Phế, Đại trường, Bàng quang.

– Tuyền Châu bản thảo: Vào 2 kinh Tâm, Phế.

Công dụng và chủ trị

Thanh nhiệt và giải độc, lương huyết tiêu sưng.

Trị lỵ trực khuẩn cấp tính, viêm ruột ba tử, cảm mạo, viêm não, viêm khí quản, viêm Phổi, ho gà, lao phổi, mủ lóet phổi, viêm túi mật, cao huyết áp, chảy máu mũi, sưng đau cổ họng, ghẻ nhọt sưng lở, vết thương bỏng lửa nước, vết thương rắn độc.

– Lĩnh Nam dược tài lục:Có thể giải độc rắn, còn có thể trị ho nội thương.

– Tuyền Châu bản thảo: Thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm tiêu sưng. Trị chứng viêm cổ họng, kiết lỵ, sốt cao.

– Bộ đội Quảng Châu – Sổ tay Trung thảo dược thường dùng: Trị trực khuẩn lỵ cấp tính, viêm bao tử ruột, cảm mạo phát sốt, viêm Amidan, viêm phổi, ghẻ nhọt sưng độc, nhiễm trùng ngọai thương, lao phổi, vết thương rắn độc.

– Giang Tây thảo dược: Thanh nhiệt lương huyết, tiêu sưng ngừng đau, điều trị viêm túi mật, viêm Phế quản, cao huyết áp, ho gà.

– Thường dùng Trung thảo dược thái sắc đồ phổ: Thanh nhiệt tiêu viêm, ngừng đau cầm ngứa, giải độc rắn, trị viêm tuyến mang tai, viêm màng kết hợp, viêm não.

– Qủang Tây Trung thảo dược: Cầm máu mát máu, trừ độc sinh cơ, trị lóet mủ phổi, viêm xoang miệng.

– Không quân Quảng Châu – Sổ tay Trung thảo dược thường dùng: Trị chảy máu mũi, xoang miệng ra máu.

– Trung thảo dược Phúc Kiến: Thanh nhiệt tả hỏa. Trị lao phổi phát sốt, nhiệt lâm, viêm xoang mũi, viêm tai giửa, đau răng Vị hỏa, vết thương bỏng.

Cách dùng và liều dùng

Sắc uống. 6 ~9g. Thuốc sắc dễ gây nôn, cho nên phần nhiều làm thuốc hòan, tán, viên phiến dẹt. Dùng ngòai lượng vừa phải.

Kiêng kỵ

– Trung dược học: Không nên uống nhiều uống lâu; Người Tỳ Vị hư hàn không nên dùng.

Nghiên cứu hiện đại

  1. Thành phần hóa học:

Lá bổn phẩm hàm chứa andrographolidume, oxyandrographolide, neoandrographolide, andrographan, andrographon, andrographosterin v.v…, rễ còn hàm chứa nhiều lọai thành phần flavonoid (Trung dược học).

  1. Tác dụng dược lý:

Thuốc sắc Xuyên tâm liên có tác dụng ức chế không đồng trình độ đối với ; khuẩn cầu chùm sắc kim vàng, trực khuẩn mủ xanh, trực khuẩn biến dạng, khuẩn song cầu viêm phổi, khuẩn liên cầu tan máu, trực khuẩn lỵ, trực khuẩn thương hàn; có thể tăng cường năng lực bảo vệ của bạch cầu cơ thể người đối với vi khuẩn; Có tác dụng giải nhiệt chống viêm, chống ung thư (antineoplastic), lợi mật bảo hộ gan, chống độc rắn và dạng hydroxycholine; và có tác dụng ngăn ngừng có thai v.v… (Trung dược học).

  1. Phản ứng không tốt: Liều khá lớn Xuyên tâm liên và nhiều lọai thuốc chế uống của nó có thể gây ra khó chịu ruột bao tử, thèm ăn giảm. Có báo cáo, Xuyên tâm liên phiến, dịch tiêm Xuyên tâm liên có thể gây ra lên sởi thuốc, đau bụng, sốc dị ứng, nghiêm trọng có thể tử vong. Lâm sàng dùng thuốc nên chú ý liều lượng, xuất hiện phản ứng không tốt nên kịp thời điều trị đối chứng.

Bài thuốc cổ kim tham khảo

+ Phương thuốc 1:

Trị lỵ vi khuẩn, lỵ a –mip, viêm ruột: Xuyên tâm liên, lá tươi 10 đến 15 lá. Sắc nước điều mật uống.

(Trung thảo dược Phúc Kiến)

+ Phương thuốc 2:

Lỵ cấp tính, viêm ruột bao tử: Xuyên tâm liên 3 ~ 5 chỉ. Sắc nứơc uống, mỗi ngày 1 thang, phân 2 lần uống.

(Giang Tây – Sổ tay thảo dược)

+ Phương thuốc 3:

Trị cảm mạo phát sốt đau đầu và tiêu chảy do nhiệt: Nhất kiến hỷ nghiền nhỏ. Mỗi lần uống 3 phân, ngày uống 3 lần, nước sôi trắng tống uống.

(Tuyền Châu bản thảo)

+ Phương thuốc 4:

Trị cảm cúm, viêm phổi: Lá khô nhất kiến hỷ nghiền nhỏ, mỗi lần 1 chỉ, ngày 3 ~ 4 lần.

(Trung thảo dược Phúc Kiến)

+ Phương thuốc 5:

Trị viêm Phế quản, viêm Phổi: Lá Xuyên tâm liên 3 chỉ. Sắc nước uống.

(Thảo dược Giang Tây)

+ Phương thuốc 6:

Trị lao phổi (chứng nhẹ), phát sốt:

Lá khô Nhất kiến hỷ nghiền nhỏ, mật hòan lớn như hạt ngô đồng. Mỗi lần 15 ~ 30 viên, ngày 2 ~ 3 lần, nước sôi uống.

(Trung thảo dược Phúc Kiến)

+ Phương thuốc 7:

Trị ho gà: Lá Xuyên Tâm liên 3 lá, ngâm nước, mật ong điều uống, ngày 3 lần.

(Thảo dược Giang Tây)

+ Phương thuốc 8:

Trị cao huyết áp (thể sung huyết): Lá Xuyên tâm liên 5 ~ 7 lá, nước sôi ngâm uống, 1 ngày nhiều lần.

(Thảo dược Giang Tây)

+ Phương thuốc 9:

Trị viêm amidan, viêm xoang miệng: Lá khô Nhất kiến hỷ nghiền nhỏ, 1 chỉ đến 1 chỉ rưỡi. Điều mật, nước sôi tống uống.

(Trung thảo dược Phúc Kiến)

+ Phương thuốc 10:

Viêm cổ họng: Xuyên tâm liên (tươi) 3 chỉ. Nhai nát nuốt uống.

(Thảo dược Giang Tây)

+ Phương thuốc 11:

Trị viêm xoang, viêm tai giửa, viêm màng kết hợp, đau răng vị hỏa: Tòan cây Nhất kiến hỷ tươi 3 ~ 5 chỉ, sắc nước uống; hoặc giã nước nhỏ tai.

(Trung thảo dược Phúc Kiến)

+ Phương thuốc 12:

Trị nhiệt lâm: Lá Nhât kiến hỷ tươi 10 ~ 15 lá. Giã nát, thêm mật, nước sôi quấy uống.

(Trung thảo dược Phúc Kiến)

+ Phương thuốc 13:

Trị vết thương bỏng lửa nước: Bột lá khô Nhất kiến hỷ điều với dầu chè hoặc lá tươi nấu nước bôi chổ đau.

(Trung thảo dược Phúc Kiến)

+ Phương thuốc 14:

Trị vết thương rắn độc cắn: Lá tươi Nhất kiến hỷ giã nát điều với dầu thuốc trong ống thuốc lá hút tẩu; riêng lấy lá tươi 3 ~ 5 chỉ, sắc nước uống.

(Trung thảo dược Phúc Kiến)

+ Phương thuốc 15:

Dùng dịch nước sắc Xuyên tâm liên cho thêm giấm ăn ngồi xông rửa , điều trị sưng đau giang môn, hiệu quả vừa ý.

(Tạp chí bệnh ruột hậu môn Trung Quốc, 1991, 2: 40)

Vị thuốc Đông y
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận