Xạ can

Vị thuốc Đông y
Xạ can
Xạ can

Xạ can ( 射干 )

Tên và nguồn gốc

+ Tên thuốc: Xạ can

+ Tên khác: Ô phiến (乌扇), Ô bồ (乌蒲), Hòang viễn (黄远), Dạ can (夜干), Ô yếu (乌要), Ô xuy (乌吹), Qủy phiến (鬼扇) v.v…

+ Tên Trung văn: 射干 SHEGAN

+ Tên Anh văn: Blackberrylily Rhizome

+ Tên La tinh:

Belamcanda chinensis(L.) D C.[Ixia chinensis L.]

+ Nguồn gốc: Là thân rễ của Xạ can thực vật họ Diều Vĩ (freesia).

Xạ can Belamcanda chinensis

Dược liệu Xạ can RHIZOMA BELAMCANDAE

– Thu hoạch –

Xuân, thu đào, bỏ đi đất, cắt bỏ mầm cọng và rễ nhỏ, phơi đến khô 1 nửa, đốt sạch râu nhỏ, rồi phơi khô.

Bào chế

Lựa bỏ tạp chất, rửa nước sạch, ngâm qua, vớt ra, thấm ướt, cắt lát, phơi khô, sàng bỏ râu, vảy.

Tính vị

– Trung dược học: Đắng, lạnh.

– Bản kinh: Vị đắng, bình.

Qui kinh

– Trung dược học: Kinh Phế.

– Lôi công bào chế dược tính giải: Vào 3 kinh Phế, Can, Tỳ.

– Bản thảo sơ ngôn: Vào kinh Thủ thiếu dương, Thiếu âm, Quyết âm.

Công dụng và chủ trị

Thanh nhiệt giải độc, tiêu đàm, lợi yết hầu.

Trị hầu tý cổ họng đau, ho nghịch khí thượng, đàm dãi ủng thịnh, lao tràng nhạc, ngược mẫu, phụ nữ kinh bế, nhọt sưng lở độc.

– Ứng dụng –

  1. Yết hầu sưng đau: Bổn phẩm đắng lạnh giáng tiết, thanh nhiệt giải độc, chủ vào phế kinh, có công hiệu lợi yết hầu tiêu sưng, là thuốc thường dùng trị yết hầu sưng đau. Chủ trị nhiệt độc đàm hỏa uất kết, cổ họng sưng đau, có thể đơn dụng, như Xạ can thang (Thánh tể tổng lục) hoặc cùng dùng với Thăng ma, Cam thảo. Nếu trị ngọai cảm phong nhiệt, yết hầu đau khan tiếng thường cùng dùng với Kinh giới, Liên kiều, Ngưu bàng tử v.v…
  2. Đàm thịnh ho suyễn: Bổn phẩm giỏi về thanh phế hỏa, giáng khí tiêu đàm, dùng bình suyễn cầm ho. Thường cùng dùng với thuốc Tang bạch bì, Mã đâu linh, Cát cánh v.v…điều trị phế nhiệt ho suyễn, đàm nhiều mà vàng; Nếu phối ngũ với Ma hòang, Tế tân, Sinh khương, Bán hạ v.v…thì có thể điều trị hàn đàm ho suyễn, đàm nhiều trong lõang, như Xạ can Ma hòang thang (Kim quỹ yếu lược).

– Trích yếu sách cổ –

– Thần nông bản thảo kinh: “Trị ho nghịch khí thượng, hầu tý yết hầu đau không nghỉ ngơi được. tán kết khí, trong bụng tà nghịch, ăn uống đại nhiệt”.

– Bản thảo cương mục: “Xạ can năng giáng hỏa, cho nên cổ phương trị hầu tý yết hầu đau là yếu dược.

– Điền Nam bản thảo: “Trị chứng yết hầu sưng đau, cổ họng bế hầu phong, nhũ nga, quai bị sưng đỏ, lợi răng sưng lóet, công tán các chứng nhiệt độc ung nhọt lở lóet v.v…”

Cách dùng và liều dùng

Sắc uống 3 ~ 9g;

Cho vào thuốc tán hoặc dùng tươi giã nước.

Dùng ngòai: Nghiền bột thổi cổ họng hoặc điều đắp.

Kiêng kỵ

– Trung dược học: Bổn phẩm đắng lạnh, người tỳ hư tiêu lỏng không nên dùng. Phụ nữ có thai kỵ dùng hoặc dùng cẩn thận.

– Biệt lục: Uống lâu làm cho người hư.

– Cương mục: Uống lâu tả người.

– Bản thảo kinh sơ: Phàm người Tỳ vị yếu, tạng hà, khí huyết hư, bệnh không thực nhiệt cấm dùng.

Nghiên cứu hiện đại

  1. Thành phần hóa học: Thân rễ hàm chứa Belamcandin, iridin, tectoridin, tectorigenin. Hoa, lá hàm chứa mangiferin (Trung dược đại từ điển).
  2. Tác dụng dược lý:

– Xạ can đối với chân khuẩn bệnh thường thấy có tác dụng ức chế khá mạnh; Đối với một số virut (virut tuyến, ECHO11) trong bệnh ngọai cảm và hầu họng cũng có tác dụng ức chế; có tác dụng kháng viêm giải nhiệt và giảm đau; Còn có tác dụng lợi niệu rõ rệt (Trung dược học).

– Tác dụng chống vi sinh vật: Thuốc sắc Xạ can hoặc thuốc ngâm 1:10 , trong ống nghiệm có tác dụng ức chế đối với nấm khuẩn da bệnh thường thấy; Nồng đồ 1:20 ở bên ngòai cơ thể đối với một số virút bệnh ngọai cảm và hầu họng, cũng có tác dụng ức chế và trì hõan ( tức sau khi tế bào nuôi dưỡng tổ chức bị virut xâm hại xuất hiện bệnh biến so tổ đối chiếu muộn hơn).

– Tác dụng tiêu viêm tectoridin và tectorigenin, trong ống nghiệm có tác dụng chống hyaluronidase, vả lại không vì cysteine mà chặn đứng, nó còn có thể ức chế phù thũng hyaluronidase mà không ức chế phù thũng carrageenin của chuột lớn.

Đối với chuột lớn do tiêm xoang bụng nitrogen mustard gây ra bụng nước thấm nước cũng có tác dụng ức chế.

Ngòai ra, nó còn có tác dụng dạng estrogen. Không có tác dụng bảo hộ đối với thương tổn tia X của chuột con, cũng không kéo dài thời gian ngủ của cyclobarbital. Độc tính cấp tính rất nhỏ. Chất chiết cồn của nó tiêm thỏ nhà, có thể làm huyết áp hạ giáng (Trung dược đại từ điển).

  1. Nghiên cứu lâm sàng:

Theo báo cáo, Xạ can lâm sàng thường dùng trị các lọai cảm nhiễm cấp tính như viêm phế quản, hen suyển, viêm phổi, viêm họng v.v…đều có hiệu quả rất tốt. Cũng có dùng trị bệnh khác, như : dùng Xạ can, Sơn đậu căn, phối với Tân di hoa, Tế tân v.v…sắc nước uống, điều trị viêm xoang mũi mạn tính 50 ca, khỏi 32ca, chuyển biến tốt 16 ca (An Huy Trung y học viện học báo, 1986, 2: 36).

Bài thuốc cổ kim tham khảo

+ Phương thuốc 1:

Trị hầu tý: Xạ can, nghiền nhỏ, mỗi lần uống thìa 5 chỉ, nước sắc 1 chén rưỡi, sắc đến 8 phân, bỏ bã, cho vào chút ít mật, phút chốc uống.

(Thánh tể tổng lục)

+ Phương thuốc 2:

Trị hầu tý: Xạ can, lập tức lấy thứ mới, không kễ nhiều ít, đâm nát lấy nước uống, động đến đại phủ tức giải. Hoặc dùng giấm đặc cùng nghiền lấy nước ngậm, làm nước dãi chảy ra càng hay.

(Y phương đại thành luận)

+ Phương thuốc 3:

Trị hầu tý không thông: Xạ can 1 lát phiến, miệng ngậm nuốt nước.

(Trung thảo dược đại tòan)

+ Phương thuốc 4:

Trị viêm tuyến mang tai: Rễ tươi Xạ can 3 ~ 5 chỉ, thêm nước sắc, uống sau bửa ăn, ngày uống 2 lần.

(Phúc Kiến dân giang thảo dược)

+ Phương thuốc 5:

Trị lao tràng nhạc, do nhiệt khí kết tụ: Xạ can, Liên kiều, Hạ khô thảo đều bằng nhau. Làm hòan, mỗi lần uống 2 chỉ, uống sau bửa ăn với nước sôi trắng.

(Bản thảo hối ngôn)

+ Phương thuốc 6:

Nhị tiện không thông, các thuốc không hiệu quả. Dùng rễ Xạ can (thứ mọc ở ven nước là tốt nhất), nghiền nước 1 chén, uống xuống tức thông.

(Trung dược đại từ điển)

+ Phương thuốc 7:

Điều trị thủy cổ bụng to, lắc có tiếng nước kêu, da đen, âm sán sưng nhói: Quỷ phiến giã nhỏ vắt nước, uống như gà, tức nước rút.

(Bổ khuyết trửu hậu phương)

+ Phương thuốc 8:

– Chủ trị: Viêm da ruộng lúa.

– Thành phần: Xạ can 250g, Muối ăn 40g.

– Cách dùng: Lấy Xạ can cho thêm nước 4000ml, sắc 1 giờ, lọc qua, nhân lúc còn nóng (30 ~ 400c) thoa vào chổ bệnh, mỗi ngày 1 ~ 2lần (lúc sử dụng mỗi lần nên hâm nóng).

+ Phương thuốc 9:

– Chủ trị: Yết hầu sưng đau.

– Thành phần: Xạ can lượng thích hợp

– Cách dùng: Phơi âm can, nghiền nhỏ, mỗi lần dùng chút ít, dùng ống thổi thổi vào trong họng; đồng thời lấy Xạ can 9g sắc nước phân 2 lần uống.

+ Phương thuốc 10:

– Chủ trị: Viêm họng cấp tính.

– Thành phần: Xạ can 9g, Chi tử 10g, Hạ khô thảo 15g.

– Cách dùng: Sắc nước phân 2 lần uống sau bửa ăn.

+ Phương thuốc 11:

– Chủ trị: Viêm Amidan và xung quanh mủ lóet.

– Thành phần: Xạ can 9g.

– Cách dùng: Sắc nước ngậm nuốt; đồng thời lấy Xạ can nghiền bột thổi vào họng.

Vị thuốc Đông y
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận