Tỳ bà diệp ( 枇杷叶 )
Tên và nguồn gốc
+ Tên thuốc: Tỳ bà diệp
+ Tên khác: Ba diệp (巴叶).
+ Tên Trung văn: 枇杷叶 PIPAYE
+ Tên Anh văn: Loquat Leaf
+ Tên La tinh: Eriobotrya japonica(Thunb.) Lindl.[Mespilus japonica Thunb.]
+ Nguồn gốc: Là lá của Tỳ bà thực vật họ Tường vi (Rosaceae) thuốc thực vật 2 lá mầm.
Thu hái
Cả năm đều có thể thu hái, sau khi hái, lúc phơi khô 7, 8 phần, buộc thành bó nhỏ, phơi khô nửa.
– Phân bố –
Chủ yếu sản xuất ở vùng Quảng Đông, Giang Tô, Triết Giang, Phúc kiến, Hồ Bắc v.v…(Trung Quốc).
– Dược liệu –
Lá khô dài hình bầu dục tròn, dài 12 ~ 25 cm, rông 4 ~ 9cm. Lá ngay thẳng dần nhọn, phần đáy hình nêm, phần trên rìa răng cưa, phần đáy đủ rìa. Mạch lưới hình lông vũ, mặt dưới mạch trong dày lên. Mặt lá màu xanh tro, sắc cọ vàng hoặc sắc cọ đỏ, mặt trên bóng láng; măt dưới lông nhung sắc cọ. Cuống lá ngắn, lá chất sừng mà giòn. Không mùi, vị hơi đắng. Dùng lá to, sắc xanh xám, không rách nát là tốt.
Bào chế
– Tỳ bà diệp : chải bỏ lông tơ, dùng nước rửa sạch, hơi ướt, cắt sợi, phơi khô.
– Tỳ bà diệp chích mật: Lấy Tỳ bà diệp sợi, thêm mật ong luyện chín và nước sôi lượng thích hợp, trộn đều, đậy kín cho ngấm qua, bỏ vào trong chảo dùng lửa nhỏ sao đến khi không dính tay là độ, lấy ra, để nguội. (Cứ 100 cân Tỳ bà diệp tơ, dùng mật ong luyện chín 26 cân)
– Lôi công bào chích luận: Sau khi hái được Tỳ bà diệp, vải thô lau sạch lông, dùng nước Cam thảo rửa qua 1 lần, lại dùng bông tơ lau cho khô, mỗi 1 lượng dùng bơ 1 phân nướng vậy, bơ hết là độ.
– Cương mục: Trị bệnh bao tử dùng nước gừng quét nướng, trị bệnh phổi dùng nước mật quét nướng thì tốt.
Tính vị
– Trung dược đại từ điển: Đắng, mát.
– Biệt lục: Vị đắng, bình, không độc.
– Dược tính luận: Vị ngọt.
– Điền Nam bản thảo: Tính hơi hàn, vị đắng cay.
Qui kinh
– Trung dược học: Vào kinh Phế, Vị.
– Điền Nam bản thảo: Vào Phế.
– Bản thảo kinh sơ: Vào kinh thái âm, túc dương minh.
– Bản thảo kinh giải: Vào kinh thủ thái âm Phế, kinh thủ thiếu âm Tâm.
Công dụng và chủ trị
Thanh phế hòa vị, giáng khí hóa đàm.
Trị phế nóng ho đàm, ho ra máu, chảy máu cam, vị nóng nôn ọe.
– Thực liệu bản thảo: Nấu nước uống, chủ khát tật, trị phế khí ho nhiệt cùng với mụn lở trên mặt, ngực, mụn lở phế phong.
– Điền Nam bản thảo: Càm ho, tiêu đàm định suyễn, có thể đứt đàm dây, hóa ngoan đàm, tán hống suyễn (suyễn rống), ngừng thở gặt.
– Cương mục: Hòa vị giáng khí, thanh nhiệt giải thử độc, điều trị cước khí (chân tê phù).
– Bản thảo tái tân: Thanh phế khí, giáng phế hỏa, ngừng ho hóa đàm, cầm ói máu sặc máu, trị ung nuy nhiệt độc.
– An Huy dược tài: Sắc nước rửa mụn lở mủ, nhọt lóet, mụt trĩ.
Cách dùng và liều dùng
– Trung dược học: Sắc uống 5 ~10g, cầm ho nên dùng chich, cầm ói nên dùng sống.
– Trung dược đại từ điển: Uống trong: sắc thang 1,5 ~ 3 chỉ (tươi 0,5 ~ 1 lượng); nấu cao hoặc cho vào hòan tán.
Kiêng kỵ
Bản thảo kinh sơ: Vị lạnh nôn mửa cùng với Phế cảm phong hàn ho, theo phép đều kỵ vậy.
Nghiên cứu hiện đại
- Thành phần hóa học: Lá hàm chứa tinh dầu bay hơi, thành phần chủ yếu là nerolidol và farnesol, còn có α và β pinene, camphene, laurene, p-Cymene, linalool, α-Ylangene , α và β farnesene, camphor, nerol, geranyl alcohol, α-Cubebin , elemol, cis-β, γ-hexenol và linalool oxide. Còn chứa amygdalin, ursolic acid, oleanolic acid, tartaric acid, citric acid, malic acid. Tannin, vitamin B và C v.v… và còn chứa sorbitol (Trung dược đại từ điển).
- Tác dụng dược lý: Chất chiết từ lá khống có tác dụng kháng khuẩn, còn có thể kích thích sinh trưởng khuẩn cầu chùm sắc kim vàng (Trung dược đại từ điển).
Bài thuốc cổ kim tham khảo
+ Phương thuốc 1:
Trị ho, trong họng có tiếng đờm: Tỳ bà diệp 5 chỉ, Xuyên bối mẫu 1,5 chỉ, Bát đán Hạnh nhơn 2 chỉ, Quảng trần bì 2 chỉ. Tất cả nghiền nhỏ, mỗi lần uống 1 ~2 chỉ, uống với nước sôi.
(Điền nam bản thảo)
+ Phương thuốc 2:
Trị phụ nữ mắc phế nhiệt ho lâu, thân như như thiêu đốt, gấy còm, sắp thành phế lao: Tỳ bà diệp, Mộc thông, Khỏan đông hoa, Tử uyển, Hạnh nhân, tang bạch bì các vị lượng bằng nhau, Đại hòang giảm nửa, các vị bào chế như thường, trị tốt. Cùng nghiền nhỏ, mật hòan lớn như anh đào. Sau bửa ăn, tối đi ngủ ngậm tan 1 hòan.
(Bản thảo diễn nghĩa)
+ Phương thuốc 3:
Trị thanh âm khàn giọng: Tỳ bà diệp tươi 1 lượng, Đạm trúc diệp 5 chỉ. Sắc nước uống.
(Phúc Kiến Trung thảo dược)
+ Phương thuốc 4:
Trị trẻ con ọc sữa không yên: Tỳ bà diệp 1 phân (lau bỏ lông; nướng vàng qua), Mẫu đinh hương 1 phân . Thuốc trên giã nhỏ rây làm bột, như trẻ ọc, thoa trên đầu vú 1 chử, cho trẻ dùng miệng nhấp mút bèn ngừng.
(Thánh Huệ phương- Tỳ bà diệp tán)
+ Phương thuốc 5:
Trị chảy máu cam không ngừng: Tỳ bà diệp, bỏ lông, sấy, nghiền nhỏ, trà uống 1, 2 chỉ, ngày 2 lần.
(Thánh huệ phương)
+ Phương thuốc 6:
Trị phế phong mũi đỏ tửu tra: Tỳ bà diệp, bỏ lông, nướng khô nghiền nhỏ, trà điều uống. 2 chỉ, ngày 3 lần.
(Bản sự phương)
+ Phương thuốc 7:
Trị đậu mùa lở lóet: Tỳ bà diệp sắc nước rửa.
(Trích nguyên phương)