Tục đoạn

Vị thuốc Đông y

Tên khoa học:

Dipsacus japonicus Miq, thuộc họ Tục đoạn (Dipsacaceae).

Tiếng Trung: 续断

Tên gọi khác: sâm nam, đầu vù (Mèo), rễ kế (miền Nam), djaou pa en (Mèo Xiêng Khoảng).

Mô tả:

Cây Tục đoạn
Cây Tục đoạn

Tục đoạn thuộc loại cây thảo, cao khoảng im, thân có cạnh, trên mỗi cạnh có một hàng gai quắp xuống dưới. Lá mọc đối, có cuống dài, phiến lá chia thành 8 – 9 thùy, mép có răng cưa. Hoa tự hình đầu, màu trắng. Quả bế có 4 cạnh màu xám trắng. Tục đoạn mọc hoang nhiều ở các tỉnh như Sơn La, Lào Cai, Hà Giang và những vùng núi cao, mát mẻ hay trên nương rẫy có bóng cây râm mái.

Bộ phận dùng và phương pháp chế biến: Củ được đào vào khoảng từ tháng 7 đến tháng 8.

Tác dụng dược lý:

Thuốc có tác dụng làm thóat mủ (bài nùng) đối với ung nhọt, cầm máu, giảm đau, có tác dụng tăng sữa và làm tăng nhanh tổ chức tái sinh. Theo tài liệu Những cây thuốc và vị thuốc Việt nam của Đỗ tất Lợi: nghiên cứu tác dụng dược lý loài Dypsacuspilosus (cùng chi khác loài với Tục đoạn), có nhận xét với liều 0,2 – 0,3g cao đối với một thể trọng của chó và mèo thì thấy huyết áp cao lên, nhịp tim nhanh lên, đồng thời biên độ mạch cũng tăng, hơi thở mau và sâu. Thử trên tủy sống của ếch thấy cao Dypsacus pilosus có tác dụng gây mê mạnh.

Thành phần hóa học:

Tục đoạn có chứa tinh dầu, tanin và chất có tên là dipsacin

Liều lượng thường dùng:

Liều: 10 – 20g, dùng ngoài tùy theo bệnh lý. Dùng trị băng lậu, kinh nguyệt kéo dài, dùng Tục đoạn sao tốt hơn.

Khí vị:

Vị đắng, ngọt, cay, tính hơi ôn, không độc, Địa hoàng làm sứ, ghét Lôi hoàn.

Chủ dụng:

Tục đoạn làm sứ Thục địa thì nối gân xương, chủ trị thương tổn ở trong, bổ chỗ sút kém, điều hòa huyết mạch, chuyên chữa vấp ngã bị thương, tiêu sưng độc, sinh da thịt, chữa được vết thương đâm chém, giảm đau, sinh da non, chữa nhũ ung, tràng nhạc, trường phong, tri lậu.

Tổng quát chủ trị của nó là không tách rời gân xương, giảm tiêu tiện đi luôn, chữa cả hoạt tinh, mộng tinh, di tinh, âm tử cung, làm cho có thai, uống lâu thêm khí lực. Là thuốc chủ yếu chữa băng huyết và đi lỵ ra huyết.

Lại nói: Hưng phấn dương sự, khi có thai mà thai động không yên, rong huyết hoặc sau khi sinh bị huyết vâng nóng rét không ngừng, lìm lịm muốn tuyệt, dùng độc vị Tục đoạn 1 lạng (40g) sắc uống thì khỏi ngay.

Kiêng kỵ:

Người có chứng thực nhiệt không được dùng.

Cách chế:

Vị thuốc Tục đoạn
Vị thuốc Tục đoạn

Cho vào thuốc chữa băng huyết hoặc bị đâm chém thì dùng sống, cùng dùng với Thục địa để tư bổ thì nên sao. Lại nói: thứ vỏ vàng mà nhẵn, có từng đốt, bẻ vỏ ra có khói bụi bay ra là tốt.

Nhận xét:

Tục đoạn có khí của hành Thổ và Kim, lại bẩm thụ khí dương của trời để sinh, cho nên là thuốc cốt yếu để trị tổn thương ở phần huyết, trị các bệnh mạn tính và cấp tính ở khớp, và đốt xương vì nó ngăn được đau, sinh da non và nối gân xương cho nên gọi là Tục đoạn, công dụng giống như Tang ký sinh.

GIỚI THIỆU THAM KHẢO

Bài Đỗ trọng hoàn (Chứng trị chuẩn thằng): Đỗ trọng, Tục đoạn đều 2 lạng, cùng tán nhỏ, nhục Táo làm hoàn bằng hạt Ngô, mỗi lần uống 7 hoàn với nước Com, ngày 2 lần.

Trị có thai 2-3 tháng thai động không yên, đề phòng muốn trụy. Nếu vốn quen sẩy thai có thể uống trước để đề phòng.

“Cảnh Nhạc toàn thư”

Bài Bảo âm tiễn

Sinh địa hoàng 8g, Thục địa hoàng 8g, Hoàng cầm 6g, Hoàng bá 6g, Bạch thược 8g, Tục đoạn 6g, Son dược 6g, Cam thảo 4g. Sắc, chia uống vài lần trong ngày.

Có tác dụng bổ âm, thanh nhiệt.

Trị ảm hư, nội nhiệt, đái hạ, lâm trọc ra huyết, huyết băng, đại tiện ra huyết, kinh sớm, mạch hoat.

“Trung y học tân biên”

Bài Bổ thận cố xung thang

Câu kỷ tử 12g, A giao 12g, Đương quy 9g, Lộc giác sương 9g, Đỗ trọng 9g, Thỏ ty tử 24g,Thục địa 15g, Đảng sâm 12g, Bạch truật 9g, Ba kích thiên 9g,Tục đoạn 9g, Sa nhân 9g, Đại táo 5g. Sắc, chia uống vài lần trong ngày.

Có tác dụng bổ Can, ích Thận.

Chữa Thận khí bất túc, hai mạch Xung, Nhâm không bền, thường bị hoạt thai.

Bài Đoạn hồng hoàn (Huyết chứng luận)

Lộc nhung 40g, Tục đoạn 40g, Đương quy 40g, Trắc bá diệp 40g, Hoàng kỳ 40g, A giao 40g, thêm Phụ tử, tùy thể trạng người bệnh mà định lượng.

Cùng tán nhỏ, thêm Mật làm hoàn, liều uống 8-12g, ngày 2 lần. Chữa bệnh trĩ lâu ngày, huyết ra không dứt, người suy nhược, gầy còm, sợ lạnh.

Người thủy hỏa, khí huyết quá hư nên dùng bài Hữu quy hoàn mà chữa, rất hiệu nghiệm.

Vị thuốc Đông y
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận