Trang chủVị thuốc Đông yTrúc diệp - Trúc Nhự, Trúc lịch

Trúc diệp – Trúc Nhự, Trúc lịch

TRÚC DIỆP

(Lá Tre)

Tre có nhiều giống, lấy giống to, có vị ngọt là hơn.

Khí vị:

Vị ngọt, tính hàn, không độc, có thể thăng, cũng có thể giáng, là thuốc dương trong âm dược, vào Túc dương minh và Thủ thiếu âm kinh.

Chủ dụng:

Trừ được chứng ho hen, suyễn thở, khí nghịch lên, lui hư nhiệt buồn phiền vật vã, có thể thanh Tâm, trừ nhiệt, chữa đờm nhiệt trong ngực, chữa chứng Dương minh khách nhiệt, khát nước, thanh Phế khí, lợi thủy, tiêu đờm.

Kỵ dụng:

Vì tính nó chạy mà không giữ lại, không có bổ, đàn bà có mang kiêng dùng.

TRÚC NHỰ

(Tinh Tre)

Khí vị:

Vị ngọt, tính hơi hàn, vào Túc dương minh kinh.

Chủ dụng:

trừ chứng nôn ói do khí nghịch lên, chữa chứng tiêu khát, nôn mửa, chảy máu cam, thổ huyết, băng huyết do huyết nhiệt, chứng lâm bế, tiêu chứng nghẹn, chữa chứng phong đờm, lợi tiểu, chữa 5 chứng trĩ, làm dịu cơn đau, co quắp, chữa đau họng, hư phiền không ngủ, dứt chứng khái huyết và thương hàn âm hành sưng co lại, đau bụng thũng độc, thai kinh đau vùng Tim, chữa chứng nôn nghén, trẻ con động kinh cấm khẩu phát nhiệt.

TRÚC LỊCH

(Nước măng Tre)

Đem nướng thì tự nhiên nước chảy ra, mỗi chén Trúc lịch gia thêm 1 thìa nước cốt Gừng

Khí vị:

Vị ngọt, lẩy nước cốt Gừng làm sứ.

Chủ dụng:

trị trúng phong, tinh thần đờ đẫn, phong đờm ở ngoài niên mạc trong da, cùng kinh lạc chân tay, không có nó thì không dẫn khắp được, cũng như đàn bà thai tiền, sản hậu, các chứng lúc có thai uống không hại thai, đẻ rồi uống không gây hư yếu, kiêm trị cả chứng phát sốt, trẻ con động kinh trợn mắt, nhiệt hãm, phiền khát, âm hư đờm hỏa.

Kỵ dụng:

uống lâu ngày sẽ làm cho hoạt Trường, Tỳ hư ỉa chảy thì chớ dùng. Nếu chứng hàn đờm, thấp đờm, thực tích sinh đờm, đều không phải sở năng của Trúc lịch.

Nhận xét:

Trúc lịch rất bổ âm, sở trường thanh hỏa, tính nó hoạt lợi, chạy khắp các khiếu, trục đờm, là thuốc chủ yếu chữa trúng phong, bởi chứng đờm đâu có vượt ngoài khuôn khổ do âm hư hỏa vượng thiêu đốt tân dịch mà thành đờm, làm nghẹt lấp khí đạo, cho nên nhờ vào nó để tuyên thông, người đời sợ lạnh quá là không đúng. Huống hồ đốt ra nước, lại gia nước cốt Gừng làm tá thì sao còn sợ lạnh.

GIỚI THIỆU THAM KHẢO

“Ôn bệnh điều biện”

Bài Ngân kiều tán

Liên kiều 8-12g, Cát cánh 6-12g, Trúc diệp 6-12g, Kinh giới tuệ 4-6g, Đạm đậu xị 8-12g, Ngưu bàng tử 8-12g, Kim ngân hoa 8-12g, Bạc hà 8-12g, Cam thảo 2-4g.

Trị phong nhiệt mới phát, biêu hiện phát nhiệt, hoi sợ lạnh, không có mổ hôi hoặc ra mồ hôi nhimg không nhiêu, nhức đâu, miệng khát, ho, suyễn, đầu lưỡi đỏ, cỏ rêu trắns, mạch phù sác

“Thương hàn luận”

Bài Trúc diệp thạch cao thang

Trúc diệp 20g, Thạch cao 20-30g, Mạch môn 20g, Bán hạ chế 6g, Nhân sâm 6g, Cam thảo 4g, Gạo tẻ 200g. sắc, chia uống 3 lần trong ngày. Dùng cho người sốt, nhiều mồ hôi, miệng khô, thích uống, khí nghịch lên gây nôn, lưỡi đỏ, ít rêu, mạch hư sác.

Trị cảm sốt thời kỳ hồi phục, khí âm hư, nhiệt tà còn lưu lại.

“Giản tiện phương”

Trị tiểu nhi lưỡi đầy, dùng Trúc lịch, Hoàng bá điểm lưỡi.

“Thiên kim phương”

Bài Ôn đởm thang

Trúc nhự 8g, Bán hạ, Trần bì, Chỉ thực, đều 8-12g, Bạch linh 12g, Táo nhân 8g, Hoàng liên 3g, Cam thảo 4g, Gừng tươi 3 nhát, Đại táo 5 quả.

Sắc, chia uống 3 lần trong ngày. Có tác dụng thanh Đởm, hòa Vị, tiêu đờm, cầm nôn, an thần.

Dùng cho những người Can huyết kém, có khỉ lạnh làm hoảng hốt, tinh thần bất an, đánh trong ngực, không ngủ, suy nhược thần kinh vì đởm lạnh hại Tỳ, mất trương lực Dạ dày, rêu lưỡi trẳns nhờn, mạch huyền hoat.

“Hướng dẫn sử dụng các bài thuốc”

Bài Trúc nhự ôn đởm thang

Sài hồ, Bán hạ, Mạch môn đều 6-10g, Trúc như, Bạch linh, Sinh Khương đều 6g, Cát cánh, Trần bì đều 4-6g, Chỉ xác, Hương phụ 4g, Hoàng liên, Nhân sâm đều 2-4g, Cam thảo 2g. Sắc, chia uống vài lần trong ngày.

Chữa cho người do Dạ dày yếu, lạnh, ứ nước sinh đàm lâu ngày, sốt dai dang, ho đờm, tâm trạng bức bối, không ngủ, mơ nhiều, thần kinh quá mẫn, sinh viêm Phế quản, viêm Phổi, Tim đập nhanh, ứ đàm, ứ huyết ở ngực, khó thở.

“Hành giản trân nhu”-Hải Thượng Lãn Ông

Trị trúng phong cấm khẩu, dùng Trúc lịch, Kinh giới tuệ, Khương trấp nấu với Rượu và nước cho uống.

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây