Trạch lan

Tên khoa học:

Lycopus lucidus Turcz. var. Hirtus Regel. Họ khoa học: Thuộc họ Cúc – Asteraceae.

Tên thường gọi: Trạch lan, Cỏ ngọt, Mần tưới, Lan thảo, Hương thảo…

Tên tiếng Trung: 泽兰

Mô tả:

Trạch lan
Trạch lan

Cây thảo sống nhiều năm, cao 30-100cm. Thân có lông tơ. Các cành non màu tím, có rãnh dọc. Lá mọc đối, hình dải rộng, nhọn dài ở đầu, thon hẹp ngắn ở gốc, dài 5-12cm, rộng 2,5-4,5cm, mép lá có răng đều, nhẵn và có nhiều tuyến trên cả hai mặt, gân lá hình lông chim. Cụm hoa là ngù kép ở ngọn nhiều đầu hoa, trong mỗi đầu có nhiều hoa màu tím nhạt, các cuống hoa bao phủ lông ngắn dày đặc, các lá bắc tròn tù. Quả bế, màu đen đen, có 5 cạnh. Hoa tháng 7-11 quả tháng 9-12.

Phân bố:

Cây mọc hoang dại và cũng được trồng ở nhiều nơi để làm rau ăn và làm thuốc.

Chế biến:

Thu hái toàn cây vào mùa hạ trước khi cây ra hoa, cắt thành từng đoạn, dùng tươi hoặc phơi khô trong râm để dùng dần.

(Còn có tên Mần tưới, có 2 giống: trắng và tía)

Khí vị:

Vị cay ngọt, tính hơi ấm, không độc, vào Túc quyết âm và Túc thái âm kinh.

Chủ dụng:

Thông 9 khiếu, lợi quan mạch, phá huyết tích, nuôi huyết mới sinh, trị các bệnh thai sản triền miên, tiêu hết phù thũng ở thân thể, mặt mày, chữa thổ huyết, nục huyết, mặt vàng và chứng trưng hà, đau đầu phong, đau mắt, đối với bệnh nhọt lở thì bài nùng, lên da non, chữa bệnh té ngả tôn thương.

Nhận xét:

Trach lan giỏi về hành huyết, hòa huyết, trong hành huyết có ghé công năng bổ huyết, vì nó bổ mà không nê trệ, hành mà không mạnh lắm cho nên nó là vị thuốc thiết yếu chữa bệnh phụ khoa.

GIỚI THIỆU THAM KHẢO

“Bị cấp thiên kim phương”

  • Bài Trạch lan thang

Trach lan, Đương quy, Sinh địa, Bạch thược, Cam thảo, sinh Khương, Đại táo (định lượng phù hợp). Trị hậu sản ác huyết không hết, bụng dưới đau gấp, đau xuyên sang thắt lưng.

“Bảo thai thần hiệu toàn thư”-Hải Thượng Lãn Ông

  • Bài Thanh hồn tán

Trạch lan 1đ, Nhân sâm 1đ, Kinh giới tuệ 4 đ , Xuyên khung 2 đ, Trích Cam thảo 0,8đ

Cùng tán nhỏ, uống mỗi lần 2-3đ với Rượu hòa Đồng tiện. Chữa sản hậu sau khi đã sơ cứu, máu xung lên Tim.

  • Bài Để thánh tán

Bán hạ chế, Xích thược, Trạch lan (định lượng phù hợp).

Chữa sau đẻ nôn ói, Tâm phiền, bụng đầy.

“Tùy thân bị cấp phương”

  • Bài Trạch lan phòng kỷ thang

Dùng Trạch lan, Phòng kỷ, 2 vị bằng nhau, tán nhỏ, mỗi lần uống 2đ, lấy Dấm làm thang.

Trị sản hậu ứ huyết, thủy thùng.

“Y dược khoa học nghiên cứu”

  • Bài Xích đậu trạch lan thang

Gồm: Xích tiểu đậu 1 lạng, Trạch lan 3đ.

Trị kinh bế, phù thũng.

“Tập giản phương”

Trị hậu sản âm hộ táo nhiệt, tạo thành một chùm bao, dùng Trạch lan 4 lạng, đun nước rửa 2-3 lần, sau lấy nước khô Phàn rửa lại. Rất hiệu nghiện.

“Thiên gia diệu phương”

  • Bài Huyết phủ trục ứ thang gia giảm

Sắc, chia uống 3 lần trong ngày. Có tác dụng hoạt huyết, khứ ứ.

Chữa tắc ổng dẫn trứng, kinh nguyệt không đều, hành kinh đau bụng, hiếm muộn.

Nếu khí hư có thể thêm Đảng sâm, Hoàng kỳ, đàm ẩm có thể thêm Trần bì, Bán hạ, Bạch linh, (là hợp dụng bài Huyết phủ trục ứ thang với bài Nhị trần thang).

Liều dùng:

10 – 15g

Kiêng kỵ:

Kinh nguyệt đến trước kỳ, huyết nhiệt không có ứ trệ, huyết hư không có ứ trệ: không dùng.

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây