Tỏa dương

Vị thuốc Đông y

Tên khoa học:

Balanophora sp. Thuộc họ Gió đất Balanophoraceae.

Tên khác:

Bất lão dược, Tú thiết chuỳ, địa mao cầu,  gió đất, ngọt núi, hoa đất, hoa không lá, cu chó, xà cô.

Về tên gọi 鎖陽 (Hán phồn thể) hay 锁阳 (Hán giản thể)

Nguồn gốc:

Đây là thân nạc của cây tỏa dương khô, thuộc loài thực vật họ tỏa dương. Có ở Hà Tây, Hoà Bình, Yên Bái, Lào Cai.

Mô tả dược liệu:

Tỏa dương
Tỏa dương

Cây sống ký sinh ở trên rễ cây khác; thân thoái hoá thành một củ có nhiều dạng khác nhau, thường gồm nhiều thuỳ, sần sùi, không có lá. Hoa đơn tính khác gốc. Cụm hoa đực dài, hình trụ, trục hoa ở gốc có một ít lá không có diệp lục; bao hoa 4-7 thuỳ; nhị có 4-7 bao phấn. Cụm hoa cái ngắn, hình cầu, hoa không có bao hoa và chỉ là những khối hình trứng có chân và kéo dài bằng một sợi mảnh.

Phân biệt tính chất, đặc điểm:

Tỏa dương có hình trụ tròn, bẹt, hơi cong, dài 5 – 15cm, đường kính 1,5 – 5cm. Bề mặt màu gụ hoặc màu be gụ, sần sùi, có nhiều khe dọc rõ rệt và các chỗ lõm không đồng đều, có cái con sót những miếng vảy màu nâu đen hình tam giác. Thể nặng chất rắn, khó bẻ gãy, mặt cắt có màu nâu nhạt hoặc màu be nâu, có những dây bó thản hình ba cạnh màu vàng. Mùi nhẹ, vị ngọt mà chát. Loại nào to mập, sắc đỏ, cứng rắn, mặt cắt không thấy mạch gân là loại tốt.

Bảo quản:

Để nơi khô ráo, thoáng gió, phòng mọt.

Nghiên cứu hiện đại:

Theo các nghiên cứu hiện đại, tỏa dương hàm chứa các chất phối đường sắc hoa, chất nhớt có mùi thơm, chất làm mềm da. Có thể hạ huyết áp, kích thích tuyến nước bọt của con chuột, thúc đẩy sự hợp thành chất đường chất toan và chất đường chất toan thoát ô-xi trong nhân tế bào, nâng cao chức năng miễn dịch cho cơ thể.

Tính vị và công dụng:

Tỏa dương tính ôn, vị ngọt, lợi về kinh tì, thận, đại trường. Có công hiệu bổ thận dương, ích tinh huyết, nhuận tràng thông tiện. Phù hợp với người gối mỏi lưng còng, liệt dương hoạt tinh, ruột táo, bí ỉa.

Tài liệu của cố GS. TS Đỗ Tất Lợi : Nhân dân dùng vị tỏa dương làm thuốc bổ máu, kích thích ăn ngon miệng, còn dùng chữa nhức mỏi chân tay, đau bụng, yếu sinh lý và hồi phục sức khỏe cho phụ nữ sau khi sinh nở….

Những cấm kỵ khi dùng thuốc:

Người nào khả năng hoạt động tình dục quá mức bình thường và ỉa chảy kiêng dùng. Khi uống thuốc kiêng ăn thức ăn có tính kích thích.

Ứng dụng chữa bệnh:

  • Chữa liệt dương:

Toả dương 12g, thục địa 15g, sơn thù nhục 15g, sơn dược 15g, phục linh 12g, câu kỷ 15g, nhục thung dung 12g, dâm dương hoắc diệp 30g, ba kích nhục 12g, bạch nhân sâm 12g, lộc nhung 6g, sao táo nhân 12g, thỏ ti tử 12g, thiên môn đông 9g, cam thảo 9g. Tất cả đem tán mịn trộn mật làm thành viên, mỗi viên nặng 9g. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 viên, uống với nước đun sôi để nguội. Kiêng ăn thức ăn tanh, lạnh.

  • Hoạt tinh, di tinh, sinh lý yếu, mệt mỏi:

Tỏa dương 120g, tang phiêu tiêu 120g, long cốt 40g, bạch phục linh 40g. Tất cả tán mịn, viên to bằng hạt ngô, mỗi lần uống 15-20g với nước muối loãng. Ngày uống hai lần.

  • Bổ thận, chữa đau lưng mỏi gối, các khớp đau nhức, đại tiện khô táo kết gây đau bụng:

Tỏa dương, hoàng bá, quy bản, hoàng cầm, đỗ trọng, ngưu tất, tri mẫu, mỗi vị 16g; địa hoàng, đương quy, mỗi vị 10g; phá cố chỉ, tục đoạn, mỗi vị 8g. Tất cả các vị thuốc tán bột mịn, trộn đều với rượu và hồ hoàn thành viên, ngày uống 2 lần, mỗi lần 15-20g.

Các bài thuốc bổ dưỡng thường dùng:

Tỏa dương tửu (rượu tỏa dương)

Tỏa dương 30g – Rượu trắng 500ml

Ngâm 7 ngày sau mang ra uống, ngày 2 lần, mỗi lần 1 cốc con.

Dùng cho người thận hư bị liệt dương.

Tỏa dương chúc (cháo tỏa dương)

Tỏa dương 15g, rửa sạch thái miếng mỏng, cho vào nấu cháo với 50 – 60g gạo tẻ, ăn hết 1 lần.

Dùng cho người thận hư, liệt dương, di tinh, lưng đau, người già dương hư, khí nhược, bí ỉa.

Tỏa dương Tang thầm mật đường thuỷ (nước tỏa dương, quả dâu, mật ong)

Tỏa dương 15g – Quả dâu 15g

Mật ong 30ml.

Tỏa dương và quả dâu sắc lấy nước, cho mật ong vào đánh tan uống, chia 2 lần.

Dùng cho người già dương hư khí nhược, ìa táo. Uống lâu dài có thể tăng thêm sức khoẻ, kéo dài tuổi thọ.

Tỏa dương đồn dương thận (tỏa dương, ninh cật dê)

Tỏa dương 20g – Cật dẻ 1 đói.

Ninh chung, cho gia vị vào ăn.

Dùng cho người liệt dương, di tinh, phụ nữ kinh nguyệt không điều hoà kinh lậu, ra khí hư, quáng gà, đổ mồ hôi trộm, ăn uống không biết ngon miệng v.v…

Tỏa dương dương nhục chúc (cháo tỏa dương, thịt dê)

Toả dương 15g

Thịt dê 100g

Gạo lức 100g

Tỏa dương sắc ấm sành lấy nước, cho thịt dê, gạo lức vào nấu cháo, cho muối, hành 2 củ, gừng 3 miếng, gia vị cho vừa mà ăn.

Dùng cho người thận dương bất túc, liệt dương xuất tinh sớm, không có chửa, lưng đau gối mỏi, đái đêm nhiều lần, sợ rét, sợ lạnh v.v…

Tỏa dương đồn công kê (Tỏa dương hầm gà trống)

Tỏa dương 12g – Sơn dược 12g

Kim anh tử 12g – Ngũ vị tử 9g

Đảng sâm 12g

Gà trống giò (~ 500g) 1 con.

Giết gà, rửa sạch, các vị thuốc đựng vào túi vải mỏng cho nước vào sắc. Sau khi sôi thả gà vào hầm chừng 2giờ. Bỏ túi thuốc ra, nêm muối cho vừa, chia 2-3 lần ăn hết trong 1 ngày. Cách 3 ngày ăn 1 lần.

Dùng cho người thận hư, liệt dương, di tinh, xuất tinh sớm v.v…

Tỏa dương thông tiện thang (thang tỏa dương chống táo)

Tỏa dương 16g – Hoả ma nhân 13g

Đương qui 16g – Mật ong 30ml.

Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.

Dùng cho người bị táo bón, thường xuyên bí ỉa.

Tỏa dương kim anh tử thang (thang tỏa dương, kim anh tử)

Tỏa dương 9g

Kim anh tử 9g

Tri mẫu 9g

Ngũ vị tử  15g

Sắc uống ngày 1 thang chia ba lần Dùng cho người mộng tinh, hoạt tinh.

Tỏa dương tráng dương thang (thang tỏa dương cương dương)

Toả dương 15g

Đảng sâm 12g

Sơn dược 12g

Phúc bồn tử 9g

Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần

Dùng cho người liệt dương, xuất tinh sớm.

Vị thuốc Đông y
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận