Tơ hồng vàng – Cách dùng, tác dụng chữa bệnh tơ hồng vàng

Vị thuốc Đông y

TƠ HỒNG VÀNG

Tên khác:             Tơ vàng, dây tơ hồng

Tên khoa học: Cuscuta hygrophilae H.W.Pearson

Họ Tơ hồng (Cuscutaceae).

MÔ TẢ

Thân quấn, hình sợi, mảnh, màu vàng sẫm, đôi khi pha đỏ. Lá tiêu giảm, không rõ.

Hoa màu trắng nhạt, tụ họp thành cụm hình cầu gồm nhiều hoa không cuống; lá đài 5, không bằng nhau, 5 vảy tràng đính ở gốc, nhị 5, bầu hình cầu, 2 ô.

Quả hơi dẹt chứa 2 – 4 hạt hình trứng.

Mùa hoa quả: tháng 10 – 12.

 Dây tơ hồng vàng
Dây tơ hồng vàng

PHÂN BỐ, NƠI MỌC

Trên thế giới, tơ hồng vàng phân bố khá rộng rãi từ vùng Đông Á đến Đông Nam Á.

Ở Việt Nam, cây mọc hoang, thường sống ký sinh trên các cây bụi như găng trâu, cúc tần và nhiều loài cây bụi, cây gỗ như nhãn, sấu, ổi…

Thân của tơ hồng vàng phủ trùm lên tán các cây chủ làm cho cây này lụi dần.

BỘ PHẬN DÙNG, THU HÁI, CHẾ BIẾN

Hạt.

Khi quả tơ hồng già, hái cả dây mang quả, đem về, phơi qua, rồi gỡ vỏ quả lấy hạt, phơi hoặc sấy khô.

Toàn dây cũng được dùng.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Hạt tơ hồng vàng chứa alcaloid cuscutamin, flavonoid quercetin, astragalin, hyperin, acid hữu cơ, dầu béo.

Dầu béo chứa P-sitosteral, stigmasterol, campestrol, cholesterol.

CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Trong y học cổ truyền, hạt tơ hồng được dùng với tên thuốc là thỏ ty tử. Dược liệu có vị ngọt nhạt, hơi cay, không mùi, tính ôn, không độc, có tác dụng bổ dưỡng, ích tinh, mạnh gân xương, nhuận tràng, lợi tiểu, chữa suy nhược thần kinh, đau lưng, liệt dương, di tinh, đau xương.

Liều dùng hàng ngày: 10 – 20g dưới dạng thuốc sắc hay thuốc bột.

Theo kinh nghiệm dân gian, dây tơ hồng là thuốc chữa ho, hen, viêm phổi, tê thấp, đau nhức gân xương, rắn cắn.

Liều dùng hàng ngày: 10 – 20g dưới dạng thuốc sắc.

BÀI THUỐC

  • Chữa suy nhược cơ thể ở người cao tuổi: Hạt tơ hồng vàng (100g), hà thủ ô đỏ (100g), huyết giác (100g), hoài sơn (100g), đỗ đen (100g, sao cháy), vừng đen (30g), ngải cứu (20g), gạo nếp (10g, rang vàng). Tất cả phơi khô, tán bột, rây mịn, trộn với mật làm viên bằng hạt đỗ xanh. Ngày uống 10 – 20g. (Kinh nghiệm của Hợp tác xã thuốc dân tộc Hợp Châu – Chùa Bộc).
  • Chữa đau đầu, đau lưng, di tinh: Hạt tơ hồng vàng (20g), khiếm thực (20g), cúc hoa vàng (20g), hoài sơn (20g), đỗ đen (20g), thục địa (40g). sắc uống.
  • Chữa đái dầm: Hạt tơ hồng vàng (8g), tổ bọ ngựa (12g), phá cố chỉ (12g), đảng sâm (12g), ích tác nhân (8g), ba kích (8g). sắc uống ngày một thang.
  • Chữa hen suyễn: Dây tơ hồng (10g), quả sau sau hoặc lá táo chua (10g). Hai thứ giã nhỏ, phơi khô, sao vàng, sắc uống trong ngày. Dùng 5 – 7 ngày.
  • Chữa viêm phổi, ho: Dây tơ hồng (20g), củ chóc (12g, đã chế biến), lá tiết dê (12g), cam thảo đất (4g), gừng tươi (3 lát). Sắc uống.
  • Chữa rắn độc cắn: Dây tơ hồng (20g), rễ bạch hoa xà (20g), rễ bông ổi (20g), dây thần thông (10g). Tất cả thái nhỏ, phơi khô, sao vàng, sắc uống làm 3 lần cách nhau 20 phút.

Vị thuốc Đông y
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận