Tên khoa học:
Herba Dendrobii. Tên thực vật: Dendrobium nobile Lindl; Dendrobium candidum wall.
Tên khác: Lâm lam, kim thoa hoa, Kẹp thảo, hoàng thảo dẹt, kim thoa hoàng thảo, hoàng thảo cẳng gà, huỳnh thảo, tên Thái là co vàng sào, người chơi lan gọi là lan phi điệp hay phi điệp kép.
Thạch hộc (Dendrobium nobile Lindl,)
Tên tiếng Trung: 石斛
Nguồn gốc:
Đây là thân cây tươi hoặc khô của các loài thạch hộc: thạch hộc hoan thảo, thạch hộc mã tiên, thạch hộc hoàng thảo, thạch hộc thiết bì hoặc thạch hộc kim thoa, thuộc loại thực vật họ lan. Sản xuất, chủ yếu ở Tứ Xuyên, Vân Nam, Quí Châu. Quảng Tây, Quảng Đông v.v…
Phân biệt tính chất, đặc điểm:
Thạch hộc có hình trụ tròn, hình trụ hơi bẹt, hình mũi lao dài, hình xoắn ốc hoặc hình lò xo. Bề mặt có màu xanh vàng, màu vàng kim đến màu nâu nhạt, có ánh quang, trơn bóng hoặc có vân dọc, chất xốp hoặc đặc, dễ bẻ gẫy, mặt cắt bằng phẳng hoặc có xơ. Vị hơi đắng, có cái nhấm vào miệng thấy có chất dính. Nếu là dược phẩm khô thì cái nào có màu vàng kim, có ánh quang, chất mềm và dai là loại tốt.
Thành phần chủ yếu:
Herba Dendrobii – dendrobine, dendranine, nobilonine, dendroxine, dendrin, 6-hydroxy-dendroxine.
Tác dụng dược lý:
Có tác dụng hạ nhiệt, giảm đau nhẹ ( trích yếu văn kiện nghiên cứu Trung dược, nhà xuất bản Khoa học 1965, trang 129).
Trên súc vật thực nghiệm, nước sắc cho uống làm tăng tiết dịch vị, trợ tiêu hóa, làm tăng nhu động ruột và thông tiện, nhưng liều cao thì tác dụng ngược lại làm tê liệt cơ ruột. Nồng độ thuốc thấp có tác dụng hưng phấn tá tràng cô lập của thỏ, nồng độ cao thì có tác dụng ức chế.
Trên súc vật thực nghiệm, Thạch hộc có tác dụng làm tăng đường huyết ở mức độ trung bình, lượng cao Thạch hộc có thể ức chế hô hấp, tim, hạ huyết áp.
Tính vị và công hiệu:
Thạch hộc Vị ngọt tính hàn, qui kinh Vị và Thận. Có công hiệu bổ dạ dày tăng nước bọt, tư âm thanh nhiệt. Chủ trị về nhiệt bệnh thương âm, miệng khô luôn khó chịu vì những cơn khát, ăn ít mà hay nôn khan, sau khi ốm dậy bị hư nhiệt, mắt mờ nhìn không rõ.
Có tác dụng nâng cao lượng bạch tế bào, tăng cường khả năng miễn dịch, tăng dịch vị cho dạ dầy, hạ huyết áp V. V…
Liều lượng và cách dùng:
Liều 6 – 15g, tươi dùng liều 15 – 30g, dùng thuốc thang nên cho vào trước.
Thuốc tươi thanh nhiệt sinh tân mạnh.
Không dùng trong trường hợp thấp thịnh hư hàn.
Những cấm kỵ khi dùng thuốc:
Thạch hộc có thể thu ta khi. người ốm sốt nóng không nên dùng sớm.
Người bị thấp tà chưa hoá táo thương âm kiêng dùng.
Các phương thuốc bổ dưỡng thường dùng:
Thạch hộc ngọc trúc cảm giả ấm (Thuốc sắc thạch hộc, ngọc trúc, nước mía)
Thạch hộc tươi 15 – 18g
Nước mía 200 ml
Ngọc trúc 12g
Sắc chung, đun sôi 30 phút thì chắt lấy nước, uống thay trà,
Dùng làm nước giải khát mùa hè, chữa cho người bị khát nước nhiều do nhiệt làm tổn thương tiết nước bọt.
Thạch hộc băng đường thuỷ (nước thạch hộc, đường phèn)
Thạch hộc tươi 15g
Đường phèn vừa phải
Hãm nước sôi uống thay chè.
Dùng cho người miệng khó, khát nhiều, không thiết ăn uống.
Thạch hộc hoa sinh mễ (Thạch hộc, lạc nhân)
Thạch hộc tươi 50g
Lạc nhân 500g
Gia vị vừa phải
Thạch hộc rửa sạch thái khúc, lạc nhân rửa sạch để ráo nước mới dùng. Đổ lượng nước lã vừa phải vào nồi, cho thêm 6g muối ăn, 3g đại hồi hương, 3g sơn nại (cyanide ). Khi nào muối tan hết thì cho lạc nhân thạch hộc vào nồi, đun to lửa cho sôi. Sau đó đun nhỏ lửa ninh trong 1 giờ 30 phút, lạc nhân chín là được.
Dùng cho người phế vị âm hư, họng khô, nước bọt ít, trên mặt lưỡi không có rêu, bị ho nhưng ít đờm, ruột táo, bí ỉa, sữa loãng v.v…
Thạch hộc chúc (cháo thạch hộc)
Thạch hộc tươi 30g
Gạo lức 50g
Đường phèn vừa phải.
Thạch hộc rửa sạch, sắc lên bỏ bã, lấy nước khoảng 100 ml, đổ vào nồi cùng với gạo lức, đường phèn, đổ 400 ml nước vào nấu cháo cho gạo nở hoa cháo đặc là được.
Dùng cho người nhiệt bệnh tâm thương, miệng khát tâm phiền, hư nhiệt không lui, vi hư đau âm ỉ, lại kèm thêm chứng nôn khan, lưỡi trơn, tưa lưỡi ít v.v…
Thạch hộc lưu dương can (thạch hộc xào gan dê)
Thạch hộc 100g
Gan dê nửa bộ
Thạch hộc sắc 2 nước, gộp chung, lọc sạch, cô đặc. Gan dê thái miếng mỏng, cho dầu thực vật và gia vị vào xào lên, sau đó cho nước thuốc thạch hộc vào, ăn ngày 2 lần.
Dùng cho người mất ngủ, mộng nhiều, mắt khô, cay mắt, đau rát, do thần kinh và bệnh cao huyết áp gây ra.
Thạch hộc ngọc trúc chúc (cháo thạch hộc, ngọc trúc)
Thạch hộc 12g – Táo tầu 5 quả
Ngọc trúc 9g – Gạo lức 60g
Ngọc trúc và thạch hộc sắc bỏ bã lấy thang, cho táo tầu, gạo lức vào nấu cháo. Ăn ngày 1 thang, ăn liền bảy – tám thang.
Dùng cho người viêm dạ dày mạn tính do vị nhiệt âm hư sinh ra.
Hộc linh sa sâm trư cốt thang (thang thạch hộc, phuc linh, sa sâm, xương lợn)
Thạch hộc 12g
Xương sống lợn 500g
Phục linh 12g
Rau chân vịt 100g
Nam sa sâm 12g
Gia vị vừa phải.
Các vị thuốc trên bỏ vào túi vải thắt miệng lại. Rau chân vịt rửa sạch. Xương Sống lợn cho vào nồi, đổ 4 bát to nước, đập gừng tươi vào, đun sôi, vớt lớp váng mỡ nổi lên trên, nấu 30 phút, thả túi thuốc vào, đun 20 phút nữa, con độ 2 bát to nước, vớt túi thuốc ra, cho rau chân vịt vào đun sôi, cho muối, mì chính vào, đổ ra bát đã có sẵn hành hoa.
Dùng cho người bị bệnh đái đường, ung thư phổi, cao huyết áp, can thận âm hư nội nhiệt.
Thạch hộc đan sâm tửu (rượu thạch hộc, đan sâm)
Thạch hộc (bỏ rễ) 60g
Đan sâm 30g
Xuyên khung 30g
Đỗ trọng (bỏ vỏ thô) 30g
Phong phong (bỏ lư) 30g
Bạch truật 30g
Đảng sâm (bỏ lư) 30g
Ngũ vị tử 30g
Bạch phục linh 30g
Quê tám 30g
Hoàng kỳ 30g
Son dược 30g
Đưong qui 30g
Gùng khỏ (sấy) 45g
Ngưu tất 45g (cỏ xước)
Rượu trong 2000 ml
Chích cam thảo 10g (cam thảo sấy khô)
Trần quắt bì (ngâm thang xong sao trắng) 30g
17 vị thuốc trên nghiền thành bột thô, đựng vào túi vải trắng, cho vào lọ sạch, đổ rươu vào ngâm, bịt kín miệng lọ. Một số ngày sau mở nắp, bỏ bã uống dần. Trước bữa ăn uống nóng 1-2 cốc, tăng dần lên đến 2-3 cốc. Ngày 2 lần.
Dùng cho người bị cước khí tê nhược, gân cốt đau đớn. (Cước khi: Căn bệnh do thiếu vitamin B1. Người bệnh mệt mỏi yếu đuối, cẳng chân nặng nề, cơ thịt đau đớn co lại, chân tay co quắp, đau đầu, mất ngủ, chi dưới đâm ra phù thũng, tâm lực suy kiệt v.v…)