Tân di hoa

tân di
tân di

Tân di hoa ( 辛夷 )

– Tên và nguốn gốc –

– Tên thuốc: Tân di hoa (Xuất xứ: Bản kinh).

– Tên khác: Tân thẩn (辛矧), Hâu đào (侯桃), Phòng mộc (房木), Tân trĩ (新雉), Nghinh xuân (迎春), Mộc bút hoa (木笔花), Mao tân di (毛辛夷), Tân di đào (辛夷桃), Khương phác hoa (姜朴花).

– Tên Trung văn: 辛夷 XINYI

– Tên Anh văn: FLOS MAGNOLIAE

– Tên La tinh:

1.Magnolia biondoii Pamp.[M.Fargesii(Finet et Gagnep.)Cheng」

2.Magnolia denudata Desr.[M.Heptapeta Buchoz)Dandy;M.Obovata Thunb. Var.denudata (Desr.)DC.]。

3.Magnolia sprengeri Pamp.[M.Denudata

Rehd. Et Wils.Var.Purpurascens(Maxim.) Rehd. Et Wils.;M.Denudata Rehd.et wils.var.Elongata Rehd.et Wils.

– Nguồn gốc:

Là nụ hoa khô ráo của Vọng xuân hoa Magnolia biondii pamp, Ngọc Lan Magnolia denudata Desr. hoặc Võ đương Ngọc Lan Magnolia sprengeri Pamp. thực vật họ Mộc Lan (Magnoliaceae).

Ngọc Lan Magnolia denudata Desr.

Vọng Xuân Hoa Magnolia biondii Pamp.

Dược liệu Tân di

– Phân bố –

Chủ yếu sản xuất ở các tỉnh Hà Nam, An Huy, Hồ Bắc, Tứ Xuyên, Thiểm Tây v.v…Ngọc lan phần nhiều nuôi trồng trong sân vườn.

– Thu hoạch và bào chế –

Cuối thu đầu xuân lúc hoa chưa nở thu hái, cắt bỏ cành cây, phơi âm can cho vào thuốc dùng.

Tính vị

– Trung dược học: Cay, ấm.

– Bản kinh: Vị cay, ấm.

– Biệt lục: không độc.

– Điền Nam bản thảo: Tính ấm, vị cay hơi đắng.

Qui kinh

– Trung dược học: Vào kinh Phế, Vị.

– Cương mục: Vào kinh Thủ thái âm, Túc dương minh.

– Bản thảo tái tân: Vào 2 kinh Tỳ, Phế.

– Bản thảo tân biên: Vào 2 kinh Phế, Đởm.

– Bản thảo toát yếu: Vào kinh Túc quyết âm.

Công dụng và chủ trị

Khư phong, thông khiếu. Trị đầu đau, tỵ uyên, mũi nghẹt không thông, đau răng.

– Bản kinh: Chủ hàn nhiệt thân thể ngũ tạng, phong đầu não đau, diện can.

– Biệt lục: Ôn trung giải cơ, lợi chín khiếu, thông ngạt mũi, ra nước mũi, trị sưng mắt gây đau răng, huyền mạo, người như trên tàu xe. Sinh râu tóc, khứ bạch trùng.

– Dược tính luận: Có thể trị mặt sinh can (酐). Dùng làm phấn sáp thoa mặt, chủ sáng đẹp.

– Nhật Hoa tử bản thảo: Thông quan mạch, sáng mắt. Trị đau đầu, sợ lạnh, mình rét, ngứa ngáy.

– Điền Nam bản thảo: Trị não lậu tỵ uyên, khư phong, nướng trên ngói mới nghiền nhỏ. Trị mặt đau lạnh, vị khí thống, rượu nóng uống.

– Cương mục: Tỵ uyên, nghẹt mũi, tỵ thất, nhọt mũi và nhọt mũi sau đậu, dùng nghiền nhỏ, cho vào chút ít xạ hương, thông bạch chấm vào vài lần.

– Ngọc thu dược giải: Tiết Phế giáng nghịch, lợi khí phá tắc nghẽn.

– Giang Tây Trung dược: Dùng ngoài có thể xúc tiến thu súc tử cung, có tác dụng thúc sinh.

Cách dùng và liều dùng

Sắc uống, 3 ~ 9g; bổn phẩm có lông, dễ kích thích cổ họng, cho vào thuốc thang nên dùng túi vải bọc sắc.

Kiêng kỵ

– Trung dược học: Người bệnh mũi do âm hư hỏa vượng kỵ uống.

– Bản thảo kinh tập chú: Khung cùng làm sứ. Ghét Ngũ thạch chi. Sợ Xương bồ, Bồ hoàng, Hoàng liên, Thạch cao, Hoàng Hoàn.

– Bản thảo kinh sơ: Phạm người khí hư kỵ, người đau đầu não thuộc huyết hư hỏa tích kỵ, người đau răng thuộc vị hỏa kỵ.

– Bản thảo hối ngôn: Người khí hư, tuy cảm phong hàn gây các khiếu không thông, không nên dùng.

Nghiên cứu hiện đại

  1. Thành phần hoá học: Vọng xuân ngọc lan: Búp hoa hàm chứa dầu bay hơi 3.4%,thành phần chủ yếu trong đó là β-pinene, 1,8-cineole và cam-phor, còn hàm chứa:α-pinene, α-vàβ-phellandrene, sabinene, α-vàγ-terpinene, tert-butyl-benzene, sabinene hydrate, agarol, α-vàβ-terpineol, 4-terpineol, β-elemene v.v… (Trung Hoa bản thảo).
  2. Tác dụng dược lý:

Tân di có tác dụng teo co mạch máu niêm mạc mũi, có thể bảo hộ niêm mạc mũi, và xúc tiến hấp thu chất bài tiết niêm mạc, giảm nhẹ chứng viêm, thông sướng xoang mũi. Thuốc ngâm hoặc thuốc sắc Tân di có tác dụng gây tê cục bộ đối với động vật. Nước Tân di hoặc chất chiết cồn có tác dụng giáng áp. Thuốc sắc nước đối với cơ vân ngang có tác dụng dạng acetylcholine, và có thể hưng phấn cơ trơn tử cung, kích thích ruột vận động. Có tác dụng ức chế đối với nhiều loai khuẩn gây bệnh. Dầu bay hơi có tác dụng trấn tĩnh, trấn thống, chống dị ứng, giáng huyết áp (Trung dược học).

Bài thuốc cổ kim tham khảo

+ Phương thuốc 1:

Trị tỵ uyên: Tân di nửa lượng, Thương nhỉ tử 2 chỉ rưỡi, Hương bạch chỉ 1 lượng, Bạc hà diệp nửa chỉ. Thuốc trên phơi khô, nghiền nhỏ. Mỗi lần uống 2 chỉ, dùng Hành, trà xanh sau bửa ăn điều uống.

(Tế sinh phương – Thương nhỉ tử tán)

+ Phương thuốc 2:

Trị viêm mũi, viêm xoang mũi: Tân di hoa 3 chỉ, trứng gà 3 quả. Cùng nấu, ăn trứng uống nước.

(Đơn phương nghiệm phương điều tra tư liệu tuyển biên)

+ Phương thuốc 3:

Trị viêm mũi, viêm xoang mũi: Tân di hoa 4 phần, Nga bất thực thảo 1 phần. Sau khi dùng nước ngâm 4 ~ 8 giờ, chưng cất, lấy nước hương thơm, nhỏ mũi.

(Quảng Đông Trung thảo dược xử phương tuyển biên)

+ Phương thuốc 4:

Trị tỵ lậu, trong lỗ mũi mọc ra một cục: Tân di (bỏ lông), Tang bạch bì (Chích mật) đều 4 lượng, Chi tử 1 lượng, Chỉ thực, Cát cánh, Bạch chỉ đều 2 lượng. Cùng nghiền nhỏ. Mỗi lần uống 2 chỉ, nước củ cải nhạt điều uống.

(Dương y đại toàn)

+ Phương thuốc 5:

Trị trong lỗ mũi lấp tắc không thông, suyễn thở không được: Tân di hoa, Khung cùng đều 1 lượng, Tê tân (bỏ mầm) 7 chỉ rưỡi, Mộc thông nửa lượng. Thuốc trên nghiền nhỏ, mỗi lần dùng chút ít, bọc vải nhét trong mũi, ướt thì thay vậy. Năm, bảy ngày khỏi.

(Chứng trị chuẩn hằng – Khung cùng tán)

+ Phương thuốc 6:

Trị nghẹt mũi không biết mùi thơm: Tạo giác, Tân di, Thạch xương bồ lượng bằng nhau. Nghiền nhỏ. Bọc vải nhét vào trong mũi.

(Mai thị nghiệm phương tân biên)

+ Phương thuốc 7:

Trị trong mũi gây sưng hoặc sinh nhọt (phần nhiều do tửu độc): Tân di hoa 1 lượng, Xuyên Hoàng liên 5 chỉ, Liên kiều 2 lượng. Đếu sao qua, nghiền nhỏ. Sau mỗi bửa ăn uống 3 chỉ, uống với nước trắng.

(Mậu thị phương tuyển)

+ Phương thuốc 8:

Trị răng gây đau, hoặc sưng hoặc lợi răng loét: Tân di hoa 1 lượng, Xà sàng tử 2 lượng, Thanh diêm 5 chỉ. Tất cả nghiền bột thấm vậy.

(Bản thảo hối ngôn)

+ Phương thuốc 9:

Trị đầu mặt sưng ngứa như trùng đi (ấy thuộc phong đàm): Tân di hoa 1 lượng, Bạch phụ tử, Bán hạ, Thiên hoa phấn, Bạch chỉ, Cương tàm, Huyền sâm, Xích thược đều 5 chỉ, Bạc hà 8 chỉ. Phân làm 10 thang uống.

(Cổ kim y chuẩn)

+ Phương thuốc 10: Cầm Kiết thang

-Thành phần: Kiết cánh 15g, Hoàng cầm 15g, Bạch chỉ 15g, Sài hồ 15g, Thương nhỉ tử 10g, Tân di hoa 10g, Bạc hà 10g, Cam thảo 10g.

-Gia giảm:

a/ Tay chân không có sức gia Đảng sâm 25g, Bạch truật 15g, Phục linh 15g;

b/ Đau lưng, đầu choáng gia Thụa địa 15g, Sơn dược 15g, Đan bì 15g, Cúc hoa 15g, Bạch thuợc 15g;

c/ Tim hồi hộp, đánh trống ngực, mất ngủ gia Dạ giao đằng 30g, Viễn chí 15g, Mẫu lệ 15g;

-Cách dùng: Sắc uống mỗi ngày 01 thang, 04 tuần là 01 liệu trình.

-Chứng thích ứng: Viêm mũi mãn tính

+ Phương thuốc 11: Thoát mẫn chỉ suyễn thang

– Thành phần: Ma hoàng 6g; Thương nhỉ tử, Tân di hoa, Cương tàm, Hạnh nhân, Tử uyển, Khoản đông hoa, Địa long mỗi vị 10g; Cam thảo 6g, Xạ can 10g.

– Cách dùng: Sắc nước uống.

– Chứng thích ứng: Hen suyễn kích thích dị ứng.

– Hiệu quả điều trị: Bút giả lâm sàng nghiệm chứng, liên tục dùng hiệu quả

Tham khảo thêm

TÂN DI

Thành phần hóa học, trong Tân Di có:

+ Cineol, a- Pinene, Salicifoline (Trung Dược Học).

+ Cineol, Magnoflorine, Paeonidin, Eudesmin, Lirioresinol B Dimethyl Ether, Magnolin, Fargesin, Lignans (Trung Dược Đại Tự Điển).

Tác dụng Dược Lý: Theo Trung Dược Học:

  • Tác dụng đối với niêm mạc mũi: nước sắc Tân Di làm giảm tiết dịch mũi.
  • Tác dụng trên huyết áp: dịch chiết Tân Di chích vào tĩnh mạch hoặc tiêm vào khoang bụng, tiêm bắp nơi súc vật gây tê có tác dụng hạ huyết áp. Nhiều nghiên cứu trên chó cho thấy không có tác dụng đối với huyết áp thứ phát nhưng có tác dụng đối với huyết áp tiên phát. Không có dấu hiệu có hiệu quả giáng áp bằng đường uống.
  • Tác dụng trên tử cung: nước sắc Tân Di có tác dụng kích thích đối với tử cung của thỏ và chó.
  • Tác dụng kháng nấm: nước sắc Tân Di trong ống nghiệm có tác dụng kháng rất mạnh đối với nhiều loại nấm da thông thường
Bài trước
Bài tiếp theo
Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây