Trang chủVị thuốc Đông yNhím - Cách dùng, Tác dụng chữa bệnh của nhím

Nhím – Cách dùng, Tác dụng chữa bệnh của nhím

NHÍM

Tên khác: Dím, nhím chồn

Tên khoa học: Acanthion subcristatum Swinhoe

Họ Nhím            (Hystricidae).

MÔ TẢ

Nhím có thân dài 70cm và nặng 15 – 20kg. Đầu nhỏ, mõm tròn hơi nhọn. Chân ngắn có móng sắc. Bộ lông không đồng đều, phần lớn biến thành gai cứng, đầu nhọn. Gai lưng gồm loại dài khoảng 20cm và loại ngắn 10cm, màu đen nâu pha trắng. Bụng có lông mềm màu xám.

Nhím
Nhím

PHÂN BỐ, NƠI SỐNG

Nhím phân bố ở các nước châu Á.

Ở Việt Nam, nhím sống hoang ở vùng rừng núi Lai Châu, Sơn La, Cao Bằng, Bắc Cạn, Hòa Bình, Quảng Ninh, Nghệ An, Hà Tĩnh, vùng ven biển miền Trung, đồng bằng sông cửu Long và Tây Nguyên.

Nhím sống gần nương rẫy, ăn hoa màu, măng, rễ cây non. Dáng chậm chạp, nhút nhát, gặp kẻ địch thì xù bộ lông gai, giật lùi rồi xô mạnh vào đối phương làm một số lông gai tuột ra và cắm vào kẻ địch gây thương tích. Lúc đó, nhím thoát thân nhanh chóng. Nhím sinh đẻ vào tháng 3-5. Nhím đã được thuần dưỡng và phát triển nuôi với kết quả tốt.

BỘ PHẬN DÙNG, THU HOẠCH, CHẾ BIẾN

Thịt nhím, da nhím, lông nhím và dạ dày nhím.

Nhím bắt về, đem lột da, lấy vôi bột rắc lên mặt trong cho đều. Phơi khô ở nơi thoáng gió. Khi dùng, ngâm da nhím vào nước cho mềm, cạo sạch lông, gai (đê riêng), thịt và mỡ bám. Để ráo nước, cắt thành từng miếng nhỏ, phơi khô rồi sao nóng với bột hoạt thạch đên khi da có màu vàng. Lấy ra, chải cho hết bột hoạt thạch, cạo lần nữa cho sạch lông.

Lông nhím phơi khô hoặc sấy cho thật khô. Có thể lấy lông cùng lúc lột da.

Dạ dày nhím bổ đôi, cạo và rửa sạch mặt trong, phơi khô. Khi dùng, cắt nhỏ, sao cho phồng, tán bột.

CÔNG DỤNG VÀ LlỀU DÙNG

  • Thịt nhím, tên trong sách thuốc cổ là hào trư nhục, có vị ngọt, tính lạnh, không độc, có tác dụng lợi đại tràng, chữa đại tiện không thông.

Liều dùng hàng ngày: 30 – 60g, dưới dạng thức ăn – vị thuốc.

  • Lông nhím là hào trư mao thích, có vị cay, tính ấm, có tác dụng hành khí, chống viêm, đốt thành than, rồi phối hợp với quả bồ kết và giun đất chữa co giật, cấm khẩu.

Liều dùng hàng ngày: 8 – 16 g chia làm hai lần.

Dùng ngoài, chữa lở ngứa với nước tắm gồm lông nhím, tóc phụ nữ, phèn chua, vỏ cây nhừ, rễ cỏ tranh, sa nhân, lá và vỏ cây khế.

  • Da nhím, tên thuốc là thích vị bì, có vị đắng, tính bình, có tác dụng giảm đau, chống nôn, giải độc, làm se, chữa nôn mửa, đau bụng.

Liều dùng hàng ngày: 6 – 16g dưới dạng thuốc sắc hoặc thuốc bột.

Da nhím đốt thành than, tán bột, uống với nước chữa ngộ độc hoặc uống với rượu chữa kiết lỵ. Phụ nữ có thai không được dùng da nhím.

  • Dạ dày nhím là hào trư đỗ, có vị ngọt, đắng, tính lạnh, có tác dụng cầm máu, giảm đau, giải độc, chữa lòi dom, chảy máu. Bột dạ dày nhím đã chế biến uống với nước sắc hoa hòe (10g) với liều mỗi lần 2 – 4g, ngày 3 lần.

Để chữa trúng độc, dạ dày nhím (1 cái), rửa sạch, phơi hoặc sấy khô, giã nhỏ, trộn với gạo cẩm (100g) rang vàng, tán bột mịn. Ngày uống hai lần, mỗi lần 10g.

BÀI THUỐC

  • Chữa gai hoặc mảnh đạn cắm vào da thịt: Lông nhím và ốc đồng, đốt thành tro, trộn với dây tơ hồng và mầm lúa nếp giã nhỏ, làm thành bánh, đắp.
  • Chữa trĩ: Da nhím, tầng tổ ong, xác rắn lột,mai ba ba, móng giò lợn (lượng mỗi thứ bằng nhau), đốt thành tro, trộn đều. Ngày uống 8g với nước ấm. (Nam dược thần hiệu).
Bài trước
Bài tiếp theo
Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây