Nhân trần ( 茵陈 )
Tên và nguồn gốc
+ Tên thuốc: Nhân trần (Bản kinh)
+ Tên khác: Nhân trần(因尘), Mã tiên(马先),
Nhân trần hao(茵蔯蒿), Nhân trần(茵陈),
Nhân trần hao(因陈蒿), Miên nhân trần(绵茵陈,
Nhung hao (绒蒿), Tế diệp thanh hao(细叶青蒿),
Xú hao (臭蒿), An lữ thảo(安吕草),
Bà bà hao(婆婆蒿), Dã lan hao(野兰蒿).
+ Tên Trung văn: 茵陈 YINCHEN
+ Tên Anh văn: Herba Artemisiae Scopariae
+ Tên Anh văn:
1.Artemisia scoparia Waldst. Et Kit. [A. capillaris Thunb. Var. scoparia Pamp.]2.Artemisia cap-illaris Thunb.
+ Nguồn gốc: Là bộ phận trên mặt đất khô ráo
của Tân hao Artemisia scoparia Waldst. et Kit.
hoặc Nhân trần hao A. capillaris Thunb. thực vật Họ Cúc (Composite).
Thu hái
Mùa xuân lúc mầm nhỏ cao 6 ~ 10 cm thu hái hoặc mùa thu lúc nụ hoa trưởng thành cắt hái. Thu hái vào mùa xuân quen gọi là “Miên nhân trần”, thu hái vào mùa thu gọi là “Nhân trần hao” .
Bào chế
Bỏ đi tạp chất và cọng già, phơi khô. Dùng sống.
Hình thái thực vật
Cỏ sống lâu năm hoặc cây bụi thấp. Thân đứng thẳng, cao 0,5~ 1m, phần gốc gổ hóa, mặt ngoài sắc nâu vàng, có vạch, phân nhiều cành; lúc nhỏ non toàn thể có lông hình tơ sắc nâu, sau khi trưởng thành gần như không lông. Lá xẻ sâu lông chim 1 ~ 3 lần. Miếng xẻ phần dưới khá rộng ngắn, thường có lông mượt ngắn; miếng xẻ lá giữa nhỏ dài như tóc, rộng độ 1mm; lá phần trên xẻ lông chim, xẻ 3 hoặc không xẻ, gần như không lông. Buồng hoa hình đầu nhỏ mà nhiều, dày đặc thành chùm kép, lá bắc 3 ~ 4 lớp, không lông,, lớp ngoài hình trứng, lớp tronng hình bầu dục, chính giữa sắc xanh, rìa mép chất màng; hoa sắc vàng, hình ống, lớp ngoài hoa 3~ 5, tính cái, có thể đẻ, lớp trong hoa lưởng tính 5~ 7, không đẻ. Quả bế hình bầu dục, dài độ 0.8mm, không lông. Thời kì ra hoa tháng 9 ~10, thời kì kết quả tháng 10~ 12.
Phân bố môi trường sống
Mọc ở sườn núi, vệ đường. Các nơi toàn quốc (Trung Quốc) đều có phân bố.
Tính vị
– Trung dược đại từ điển: Đắng cay, mát.
– Trung dược học: : Đắng, cay, hơi lạnh.
– Bản kinh: Vị đắng, bình.
– Biệt lục: Hơi hàn, không độc.
– Dược tính luận: Vị đắng cay, có độc nhỏ.
– Trân châu nang: Đắng, ngọt.
Qui kinh
– Trung dược đại từ điển: Vào kinh Can, Tỳ, Bàng quang.
– Trung dược học: Vào kinh Tỳ, Vị, Can, Đởm.
– Trương Nguyên Tố: Vào kinh Túc Thái Dương.
– Bản thảo kinh sơ: Túc dương minh, Thái âm, Thái dương.
– Bản thào tái tân: Vào 2 kinh Can, Thận.
Công dụng và chủ trị
Thanh nhiệt lợi thấp. Trị thấp nhiệt hoàng đản, tiểu tiện bất lợi, phong ngứa ghẻ lở. Phối hợp với Chi tử, Đại hoàng trị dương hoàng; phối hợp vớ Phụ tử, Can khương trị âm hoàng.
– Bản kinh: Chủ phong thấp hàn nhiệt tà khí, nhiệt kết hoàng đản.
– Danh y biệt lục: Cả người phát vàng, tiểu tiện không lợi, trừ đầu đau, trừ phục hà (bệnh hòn ẩn trong bụng).
– Bản thảo thâp di: Thông khớp xương, trừ trệ nhiệt, thương hàn dùng vậy.
– Nhật Hoa tử bản thảo: Trị dịch bệnh, nhiệt cuồng, đau đầu chóng mặt, phong nhãn thống, sốt rét do khí độc rừng núi, chứng hà (bệnh hòn trong bụng) ở đàn bà.
– Bản thảo mông thuyên: Hành trệ, ngừng đau, khoan cách, hóa đàm.
– Y học nhập môn: Tiêu ghẻ lở cả người.
– Bản thảo toát yếu: Kiên Thận, táo Tỳ thấp, trừ uất, giải nhiệt.
– Bản thào tái tân: Tả hỏa, bình Can, hóa đàm, trừ ho phát hãn, lợi thấp, tiêu sưng, trị sang hỏa chư độc.
Công hiệu
Lợi thấp thoái hoàng, giải độc đinh nhọt.
Ứng dụng
- Hoàng đản: Bổn phẩm đắng tiết hạ giáng, tính hàn thanh nhiệt, giỏi thanh lợi thấp nhiệt Can đởm Tỳ vị, cho nó theo tiểu tiện mà xuất, là yếu dược trị Hoàng đản. Nếu chứng Dương hoàng mình mắt phát hoàng, tiểu tiện ngắn đỏ, thường cùng dùng vói Chi tử, Hoàng bá, Đại hoàng, nhứ Nhân trần hao thang (Thương hàn luận); nếu hoàng đản thấp nặng hơn nhiệt, có thể cùng dùng với Phục linh, Trư linh, như Nhân trần ngũ linh tán (Kim quỹ yếu lược); nếu Âm hoàng do Tỳ vị hàn thấp uất trệ, dương khí không được tuyên vận, phần nhiều phội dùng với Phụ tử, Can khương v.v…, như Nhân trần tứ nghịch thang (Vệ sinh bảo giám bổ di).
- Thấp sang ngứa ngáy: Bổn phẩm đắng hơi lạnh, có công giải độc trị nhọt, cho nên có thể dùng vào chứng ẩn chẩn phong ngứa, thấp sang ngứa ngáy, có thể đơn dụng sắc thang rửa ngoài, cũng có thể cùng dùng với Hoàng bá, Khổ sâm, Địa phu tử v.v…
Cách dùng và liều dùng
Sắc uống, 6 ~15g. Dùng ngoài lượng thích hợp. Sắc nước xông rửa.
Kiêng kỵ
– Trung dược đại từ điển: Phát hoàng không phải do thấp nhiệt gây ra kỵ uống.
– Trung dược học: Người súc huyết phát vàng và huyết hư vàng héo dùng thận trọng.
– Bản thảo kinh sơ: Người súc huyết phát hoàng, cấm dùng.
– Đắc phối bản thảo: Nhiệt nặng phát hoàng, không thấp khí, hai trường hợp kỵ uống.
Nghiên cứu hiện đại
- Thành phần hóa học:
– Nhân trần hàm chứa dầu bay hơi, trong dầu có thành phần nhiều loại β-pinene, capillene, capillin v.v….Toàn thảo hàm chứa thành phần coumarin, flavone, organic acid, furans v.v…(Trung dược học).
– Hàm chứa 6,7-dimethylsculetin và dầu bay hơi, trong dầu chủ yếu là a-pinene, capillin, capillene, capillanol, capillarisin, chlorogenic acid v.v…(Trung dược đại từ điển).
- Tác dụng dược lý:
Nhân trần có tác dụng lợi đởm rõ rệt, và có tác dụng giải nhiệt, bảo vệ gan, chống ung thư và giáng áp. Thuốc sắc nước của nó có tác dụng ức chế đối với khuẩn lao thể người. Chất chiết ethanol có tác dụng ức chế đối với vi rút cúm. Thuốc sắc nước có tác dụng ức chế đối với vi rút ECHD11.
Bài thuốc cổ kim tham khảo
+ Phương thuốc 1: Nhân trần địa hoàng thang
– Xử phương: Hoài sinh địa, Kinh xích thược, Chánh xuyên khung, Đại đương qui, Thiên hoa phấn, Xích phục linh, Kết trư linh, Nhân trần hao, Tuyên trạch tả.
– Công năng chủ trị: Trị trẻ con sơ sinh, mặt và toàn thân vàng như sắc vàng. Do bởi trong thai bị thấp nhiệt.
– Cách dùng và liều dùng: Các thuốc tùy thời mà định phân lượng, sắc nước, mẹ con cùng uống.
( Trích lục: Ấu ấu tập thành – Quyển 2)
+ Phương thuốc 2: Nhân trần thang
– Xử phương: Nhân trần (bỏ cành nửa lượng), Đại hoàng (2 chỉ rưỡi), Đại chi tử (5 quả).
– Công năng chủ trị: Trị Dương minh lý nhiệt cực nặng, phiền khát nhiệt, lưu ẩm không tán, dùng trị thấp nhiệt tương bác, mà mình phát hoàng đản, song đầu ra mồ hôi, mình không mồ hôi, tiều tiện không lợi, khát muốn uống nước, mình phát vàng, nên dùng Nhân trần thang điều Ngũ linh tán lợi đại tiểu tiện.
– Cách dùng và liều dùng: Thuốc trên uống 1 lần, nước 2 chén, sắc đến 1 chén, không câu nệ thời gian uống, lấy lợi là độ.
( Trích lục:Minh – Phương Hiền Trứ – Kỳ hiệu lương phương)
+ Phương thuốc 3: Nhân trần thang
– Xử phương: Nhân trần 12g, Hoàng cầm 6g, Chi tử 9g, Thăng ma 9g, Đại hoàng 9g, Long đởm thảo 6g, Chỉ thực 6g (nướng), Sài hồ 12g.
– Cách chế: Tám vị trên, cắt.
– Công năng chủ trị: Trị hoàng đản. Mình mặt mắt đều vàng như sắc vàng, tiểu tiện đặc như nước sắc Hoàng bá.
– Cách dùng và liều dùng: Dùng nước 800ml sắc còn 400ml, phân 3 lần uống ấm.
Nếu hư yếu, gia Sinh địa 30g, Chi tử gia đến 21g, bỏ Đại hoàng.
(Trích lục: Ngoại đài bí yếu – Quyển 4 dẫn – Cận hiệu)
+ Phương thuốc 4:
– Xử phương: Nhân trần 100g, Bồ công anh 50g, Đường trắng 30g.
– Cách chế: Lấy Nhân trần, Bồ công anh thêm nước 500g, sắc đến 400g, thêm đường trắng 30g.
– Công năng chủ trị: Thanh nhiệt giải độc, lợi đởm thối hoàng. Thích hợp dùng cho bệnh nhân viêm gan phát sốt thể hoàng đản cấp tính.
– Cách dùng và liều dùng:
(Trích lục: Kinh nghiệm phương)
+ Phương thuốc 5: Tam Ô Nhân trần thang gia vị.
– Xử phương: Thủ ô 15g, Ô đậu y 9g, Ô mai 9g, Miên nhân trần 15g, Đan bì 9g, Thiền y 4g, Sinh địa 12g, Đương qui 6g, Cam thảo 6g.
– Công năng chủ trị: Dưỡng âm, bổ Can Thận, lợi thấp. Chủ Can âm hư kiêm thấp (Viêm gan kéo dài).
– Cách dùng và liều dùng: Sắc nước uống, mỗi ngày 1 thang, ngày uống 2 lần.
(Trích lục: Lý Văn Lượng phương)
+ Phương thuốc 6: Nhân trần phục linh thang
– Xử phương: Phục linh, Quế chi đều 30g, Trư linh 21g, Hoạt thạch 15g, Nhân trần 60g
– Cách chế: Thuốc trên nghiền nhỏ.
– Công năng chủ trị: Trị âm hoàng. Bệnh nhân 5, 6 ngày, mạch trầm tế vi, mình nóng, tay chân lạnh, tiểu tiện không lợi, phiền táo mà khát.
– Cách dùng và liều dùng: Mỗi lần uống 15g, sắc nước uống.
( Trích lục: Thương hàn vi chỉ – Quyển hạ)
+ Phương thuốc 7:
Trị phát hoàng, mạch trầm tế trì, chi thể nghịch lãnh, vùng eo lưng trở lên tự ra mồ hôi: Nhân trần 2 lượng, Phụ tử 1 củ làm 8 miếng, Can khương (bọc lại nướng) 1 lượng rưỡi. Cam thảo (nướng) 1 lượng. Thuốc trên nghiền bột thô. Phân làm 4 thang, sắc nước uống.
(Ngọc cơ vi nghĩa – Nhân trần tứ nghịch thang)
+ Phương thuốc 8:
Trị mình người bệnh như sắc vàng, không nói nhiều, tay chân không có sức, thích nằm ngủ, miệng nôn dịch dính: Nhân trần hao, bạch tiên bì đều 1 lượng. Hai vị trên giã sàng. Mỗi lần uống thìa 3 chỉ, nước 1 chén, sắc đến 6 phân, bỏ bã, trước bửa ăn uống ấm, ngày 3 lần.
(Thánh tể tổng lục – Nhân trần thang)
+ Phương thuốc 9:
Trị đàn ông tửu đản: Nhân trần hao 4 rễ, Chi tử 7 trái, ốc ruộng lớn 1 con, giã nát luôn vỏ, dùng rượu trắng nấu sôi trăm dạo 1 chén lớn, quấy nước uống vậy.
(Cương mục)
+ Phương thuốc 10:
Trị cảm mạo, hoàng đản, nhọt lở sơn: Nhân trần 5 chỉ, sắc nước uống.
(Hồ Nam dược vật chí)
+ Phương thuốc 11:
Trị khắp người phong ngứa sinh ghẻ lở: Nhân trần không kễ nhiều ít, sắc nước đặc rửa vậy.
(Thiên kim phương)
+ Phương thuốc 12:
Trị phong ngứa ẩn chẩn, da sưng ngứa: Nhân trần hao 1 lượng, Hà diệp nửa lượng. Hai vị trên giã sàng làm bột, mỗi lần uống thìa 1 chỉ. Nước mật lạnh điều uống sau bửa ăn.
(Thánh tễ tổng lục – Nhân trần hao tán)
+ Phương thuốc 13:
Trị bệnh Lịch dương phong (疬疡风病) (Lời chú: Bệnh này là trên người xuất hiện vết ban, sắc trắng thành miếng mỏng phẳng): Nhân trần hao 2 nắm, nước 1 đấu 5 thăng, nấu lấy 7 thăng, trước tiên lấy Tạo giáp làm thang rửa, kế tiếp lấy nước này rửa vậy, lạnh thay đổi nước khác, cách ngày rửa 1 lần, nều không, e rằng đau vậy.
(Thôi thị toản yếu phương)
+ Phương thuốc 14:
Đại nhiệt hoàng đản. Dùng Nhân trần cắt nhỏ nấu nước uống. Ăn sống cũng được. Cũng trị thương hàn đau đầu, sốt rét phong nhiệt ngứa, lợi tiểu tiện. Tên phương này “Nhân trần canh”.
(Trung dược đại từ điển)
+ Phương thuốc 15:
Phong tật co rút (Lời chú: Ngón tay chân không thể co duỗi tự do). Dùng Nhân trần hao 1 cân, Thuật mễ (tên một thứ lúa nếp) 1 thạch, bột mì 3 cân, hòa đều cất rượu theo phép thường, uống mỗi ngày.
(Trung dược đại từ điển)
+ Phương thuốc 16:
Mắt nóng đỏ sưng đau. Dùng Nhân trần hao, Xa tiền tử lượng bằng nhau, sắc thang, dùng trà nhỏ điều uống nhiều lần.
(Trung dược đại từ điển)
+ Phương thuốc 17:
Nhân trần, sắc thang uống trong hoặc súc miệng, điều trị xoang miệng lở loét. Hiệu quả điều trị rõ rệt.
(Tạp chí Trung y,1985,5:48)
+ Phương thuốc 18:
Dùng Nhân trần, sắc thang uống thay trà, điều trị chứng mỡ máu cao, có hiệu quả tốt.
(Tạp chí Trung y,1980,1:39)
+ Phương thuốc 19:
– Chủ trị: Viêm gan thể hoàng đản
– Thành phần: Nhân trần 30g, Chi tử 9g, Hổ trượng 20g, Bạch mao căn 30g.
– Cách dùng: Sắc nước uống, mỗi ngày 1 thang.
+ Phương thuốc 20:
– Chủ trị: Chứng mỡ máu cao.
– Thành phần: Nhân trần 30g, Sơn tra 20g, Sanh mạch nha 15g.
– Cách dùng: Sắc nước uống, mỗi ngày 1 thang.
+ Phương thuốc 21:
– Chủ trị: Chứng giun đũa chui ống mật
– Thành phần: Nhân trần 50g, Ô mai 10g.
– Cách dùng: Sắc nước, phân 2 lần uống.
Theo “Dược phẩm vựng yếu”
NHÂN TRẦN
Khí vị:
Vị đắng, bình, hơi hàn, không độc, có ít dương ở trong âm. Vào kinh Túc thái âm.
Chủ dụng:
Thuốc chủ yếu để chữa chứng hoàng đản, nói chung cần dùng nó để hành khí trệ, giải phiền nhiệt, hóa đờm, lợi thấp, là thuốc thần có thể tán kết, lợi thủy. Lại nói: Trị chứng đại nhiệt của thương hàn, phong nhiệt ở trên đầu, đau mắt, chứng sốt rét vì lam chướng, trừ trưng hà kết tụ, tiêu cả sang lở khắp mình. Nếu dùng nhiều thì hại nguyên khí.
Cách chế:
Bỏ đất ở gốc rễ, băm nhỏ, phơi khô dùng.
Nhận xét:
Nhân trần cảm khí vị đắng hàn của trời đất, lại được sinh khí của mùa xuân để sinh cho nên vị nó đắng bình, không độc, là thuốc thánh để chữa thấp nhiệt vàng da.
GIỚI THIỆU THAM KHẢO “Thương hàn luận”
Bài Nhân trần cao thang
Nhân trần cao 12-24g, Đại hoàng 4-8g, Chi tử 8-16g. sắc uống ít một, nhiều lần trong ngày.
Chữa chứng dương hoàng thuộc dương minh thấp nhiệt và chứng cốc đản tiểu tiện vàng đỏ, đại tiện tảo kết, rêu lười vàng nhỏm, mạch trầm sác hoặc hoạt sác hữu lực.
“Kim quỹ yếu lược”
Bài Nhân trần ngũ linh tán
Nhân trần cao | 15g | Bạch truật | 8g |
Trạch tả | 16g | Quế chi | 4g |
Bạch linh | 12g | Trư linh | 8g |
Chuyển thành thuốc thang sắc, chia uống vài lần trong ngày. Trị chứng hoàng đản, tiểu tiện không thông, thể thấp nhiệt, mạch phù huyền, mắt và da vàng. Trên lâm sàng thường dùng chữa bệnh viêm Gan A rất hiệu quả.
“Trương thị y thông”
Bài Nhân trần tứ nghịch thang
Nhân trần cao 6g Phụ tử 4g
Can khương 6g Cam thảo 4g
Sắc, chia uống vài lần trong ngày.
Có tác dụng ôn dương, hóa thấp, lợi đởm, thoái hoàng.
Trị chứng âm hoàng do Tỳ dương hư, tự ra mồ hôi, toàn thân lạnh.
“Y học tâm ngộ”
Bài Nhân trần truật phụ thang
gây ra chứng âm hoàng, mắt và toàn thân vàng xạm, mình lạnh không khát, lơi tiểu, mạch trầm tế.
“Thiên gia diệu phương”
Bài Gia giảm nhân trần cao thang
Nhân trần cao 30g, Sinh chi tử 15g, Bản lan căn 15g, Bồ công anh 15g, Nhẫn đông hoa 15g, Chỉ xác 6g, Bích ngọc tán 15g (Bích ngọc tán xem vị Hoạt thạch).
Sắc, chia uống 3 lần trong ngày.Trẻ nhỏ tùy theo tuổi giảm liều thích hợp.
Có tác dụng khử thấp nhiệt, hóa ứ, sơ Can, hành khí.
Trị viêm Gan cấp thể vàng da.
Nếu đại tiện táo có thể thêm Đại hoàng (sống), tiêu hoá kém có thể thêm Trần bì, Mạch nha. Đau vùng Gan có thể thêm Tam lăng, Nga truật, Xuyên luyện, uất kim. sốt có thể thêm Hoàng cầm, Sài hồ.