Nhẫn đông đằng

Nhẫn đông đằng ( 忍冬藤 )

– Tên và nguồn gốc –

– Tên thuốc: Nhẫn đông đằng

(Xuất xứ: Bản thảo kinh tập chú).

– Tên khác: Lão ông tu (老翁须), Kim sai cổ (金钗股),

Đại bệ lệ (大薜荔), Thủy dương đằng (水杨藤),

Thiên kim đằng (千金藤), Uyên ương thảo (鸳鸯草),

Lộ tư đằng (鹭鸶藤), Nhẫn đông thảo (忍冬草),

Tả triền đằng (左缠藤), Nhẫn hàn thảo (忍寒草),

Thông linh thảo (通灵草), Mật dũng đằng (蜜桶藤),

Kim ngân hoa đằng (金银花藤), Kim ngân đằng (金银藤),

Kim ngân hoa can (金银花杆), Điềm đằng (甜藤),

Hữu triện đằng (右篆藤), Hữu tòan đằng (右旋藤),

Nhị hoa ương (二花秧), Ngân hoa ương (银花秧).- Tên Trung văn: 忍冬藤 RENDONGTENG

– Tên Anh văn: Japanese Honeysuckle Stem, Honeysuckle Stem, Japanese Honeysuckle- Tên La tinh: Lonmicera japonica Thunb. L. confusa (Sweet) DC. L. hypoglauca Miq. L.fuluotomentosa Hsu et S.C.Chneg

– Nguồn gốc: Là lá thân của Nhẫn đông, thực vật họ Nhẫn Đông (Caprifoliaceae).

Thu hái

Thu, đông cắt lấy dây thân kèm luôn lá, bó thành bó nhỏ, phơi khô.

Bào chế

Nhặt sạch tạp chất, dùng nước ngâm, thấm ướt, cắt lát, phơi khô.

Tính vị

– Trung dược học: Vị ngọt, tính hàn.

– Biệt lục: Ngọt, ấm, không độc. – Dược tính luận: Vị cay. – Bản thảo thập di: Lạnh nhỏ.

– Bản thảo tái tân: Vị ngọt đắng, tính hơi lạnh.

– Qui kính –

– Trung dược đại tử điển: Vào kinh Tâm, Phế.

– Trung dược học: Vào kinh Phế, Vị.

– Yếu dược phân tể: Vào kinh Phế.

– Bản thảo tái tân: Vào 2 kinh Tâm, Phế.

Công dụng và chủ trị

Thanh nhiệt giải độc, thông lạc.

Trị ôn bệnh phát nhiệt, nhiệt độc huyết lỵ, viêm gan truyền nhiễm, ung nhọt sưng lở độc, gân xương đau nhức. – Biệt lục: Chủ hàn nhiệt thân sưng.

– Đào Hoằng Cảnh: Nấu nước để cất rượu, bổ hư trị phong.

– Bản thảo thập di: Chủ nhiệt độc huyết lỵ thủy lỵ.

– Lý Sàm Nham bản thảo: Trị gân xương đau nhức.

– Điền bản thảo: Khoan trung hạ khí, tiêu đàm, trừ phong nhiệt, thanh yết hầu nhiệt đau. – Cương mục: Trị tất cả phong thấp khí và các chứng sưng độc, ung nhọt ghẻ lở, dương mai ác sang, tán nhiệt giải độc.

– Bản thảo tái tân: Trị tâm hư hỏa vượng, bổ khí khoan trung, ho, ung nuy.

– Nam Kinh dân gian thảo dược: Lá thân và hoa có hiệu quả đối với chứng viêm mống mắt.

– Quý Châu dân gian phương dược tập: Lá: đắp ngòai trị vết thương do dao.

– Quảng châu bộ đội – Thường dùng trung thảo dược thủ sách: Trị thấp nhiệt chân đau.

– Dùng thuốc phân biệt –

Công hiệu của nó với Kim ngân hoa giống nhau. Bổn phẩm tác dụng giải độc không bằng Kim ngân hoa, nhưng có tác dụng thanh nhiệt sơ phong, thông lạc giảm đau, cho nên dùng vào chứng ôn bệnh phát sốt, phong thấp nhiệt tý, khớp xương sưng nóng đỏ đau, co duỗi không lợi v.v…

Cách dùng và liều dùng

Uống trong: Sắc thang, 0,3 ~ 1 lượng; Cho vào hòan, tán hoặc ngâm rượu.

Dùng ngòai: Sắc nước xông rửa, nấu cao dán hoặc nghiền nhỏ điều đắp.

Nghiên cứu hiện đại

  1. Thành phần hóa học:

Lá hàm chứa flavonoids như lonicerin tức cyanidenon-7-rhamnose glucoside, cyanidenon v.v… Thân hàm chứaTannins, alkaloids (Trung dược đại tử điển).2. Tác dụng dược lý: Cyanidenon đối với cơ trơn ( ruột non ở cơ thể thỏ) có tác dụng giải kính (chống co giật), nhưng không bằng narceine; và có tác dụng lợi tiểu độ nhẹ (tăng gia bài xuất sodium chloride).

Cyanidenon sau khi cho chuột lớn còn nhỏ uống (sau sanh 25 ~ 28 ngày), có thể làm cho tuyến ức ngực teo, tác dụng này có quan hệ với hệ thống tuyến yên – tuyến thượng thận, có thể dùng giải thích tác dụng chống viêm của nó.

Cyanidenon ở ngòai cơ thể, lúc nồng độ 1: 350000, có thể ức chế sinh trưởng khuẩn cầu chùm và trực khuẩn cỏ khô (hay bacillus) (Trung dược đại tử điển).

Bài thuốc cổ kim tham khảo

+ Phương thuốc 1:

Trị tứ thời cảm mạo, phát sốt miệng khát, hoặc kiêm chi thể đau nhức:

Nhẫn đông đằng (luôn lá và hoa, khô) 1 lượng (tươi 3 lượng). Sắc nước thay trà uống nhiều lần.

(Tuyền châu bản thảo)

+ Phương thuốc 2:

Trị nhiệt độc huyết lỵ: Nhẫn đông đằng sắc đặc uống.(Thánh huệ phương).

+ Phương thuốc 3: Trị ung nhọt phát bối, ung nhọt ruột, ung nhọt vú, sưng độc vô danh, sợ lạnh sốt cao, tựa như thương hàn: Nhẫn đông thảo (bỏ cành), Hòang kì (bỏ mầm) đều 5 lượng, Đương qui 1 lượng 2 chỉ, Cam thảo (chích) 8 lượng. Thuốc trên nghiền nhỏ, mỗi lần uống 2 chỉ, rượu 1 chén rưỡi, sắc đến 1 chén, nếu bệnh ở trên uống sau bửa ăn, nếu bệnh ở dưới uống trước bửa ăn, phúc chốc lại uống lần 2; lưu lại bã đắp ngòai. Chưa thành mủ tiêu bệnh trong, đã thành mủ tức vỡ.

(Cục phương – Thần hiệu thác lý tán)

+ Phương thuốc 4: Trị nhọt lâu ngày thành rò rỉ: Nhẫn đông thảo ngâm rượu thường uống.

(Chứng trị yếu quyết).

+ Phương thuốc 5:

Ung thư phát sốt mà đau nhức lấy thân cây Nhẫn đông 200g, dùng chùy gổ giã nát, bỏ vào nồi đất, cùng với Cam thảo 40g, dùng 2 chén nước lửa nhỏ sắc lúc đến 1 nửa, đổ vào 1 chén rượu sắc, sau chắt lấy nước, 1 ngày phân 3 lần uống. Lúc bệnh nặng 1 ngày uống 2 thang, có hiệu quả.

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây