Ngũ gia bì gai – Tác dụng chữa bệnh

Vị thuốc Đông y

NGŨ GIA BÌ GAI

Tên khác: Tam gia bì, tam diệp ngũ gia, poóc sinh (Tày), co nam slư (Thái). Tên khoa học: Acanthopanax trifoliatus (L.) Merr. Họ Nhân sâm (Araliaceae).

MÔ TẢ

Cây bụi mọc dựa, có cành vươn dài, có gai. Lá kép chân vịt, mọc so le, 3 lá chét (đối khi 5), lá chét giữa lớn, mép có răng cưa, gai ở gân lá, hai mặt nhẵn, mặt trên bóng; cuống lá cũng có gai.

Cụm hoa mọc ở đầu cành mang những tán tròn; hoa nhỏ màu trắng lục, lá đài không rõ, cánh hoa 5, nhị 5, bầu hạ , 2 ô.

Quả mọng, hình cầu dẹt, màu đen khi chín chứa hai hạt.

Mùa hoa quả: tháng 9-1.

Các loài ngũ gia bì gai khác, nhất là ngũ gia bì hương (Ạcanthopanax gracilistylus w.w. Smith) cũng được sử dụng.

Ngũ gia bì gai
Ngũ gia bì gai

PHÂN BỐ, NƠI MỌC

Trên thế giới, ngũ gia bì gai phân bố ở châu Á, nhất là vùng Đông Á gồm Viễn Đông Nga, Trung Quốc, Nhật Bản. Một số loài ở vùng Nam và Đông Nam Á.

Ở Việt Nam, cây mọc hoang ở các tỉnh miền núi, dọc biên giới phía Bắc, gồm các tỉnh Lào Cai, Lạng Sơn, Lai Châu, Hà Giang. Các nơi khác có ít như Hòa Bình, Nghệ An, Kon Tum… Thường gặp ở ven rừng, dọc bờ suối hoặc nương rẫy.

Hiện nay, ngũ gia bì gai đang dần dần bị thu hẹp phạm vi phân bố, nên cây đã được ghi vào Sách Đỏ quốc gia để bảo vệ.

BỘ PHẬN DÙNG, THU HÁI, CHẾ BIẾN

Vỏ rễ và vỏ thân ngũ gia bì gai, thu hái vào mùa xuân thu, cạo sạch vỏ ngoài, phơi khô, ủ bằng lá chuối khô trong 7 – 10 ngày cho thơm, tiếp tục phơi âm can cho khô. Khi dùng, thái ngắn, để sống hoặc tẩm rượu sao.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Vỏ rễ và vỏ thân ngũ gia bì gai chứa tinh dầu, trong đó có sabinen, a-pinen, P-pinen, p.cymen…

CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Ngũ gia bì gai có vị đắng, cay, tính mát, có tác dụng bổ dưỡng, mạnh gân xương, thanh nhiệt, giải độc, chữa thấp khớp, lưng đau, chân tay tê mỏi, đàn ông yếu sinh lý, đàn bà âm hư, trẻ em chậm lớn, chậm biết đi.

Liều dùng hàng ngày: 6 – 12 g dưới dạng thuốc sắc hoặc rượu ngâm.

Rượu ngũ gia bì có rễ hoặc vỏ thân ngũ gia bì gai (100g), thái nhỏ, ngâm với một lít rượu 30 – 35° trong 10 – 15 ngày. Ngày uống hai lần trước bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ, mỗi lần một cốc con chừng 30ml.

BÀI THUỐC

  • Chữa tay run rẩy, miệng lập cập: Ngũ gia bì gai (30g), thạch hộc (24g), ngưu tất (24g), quế nhục (6g), gừng khô (3g). Tất cả thái nhỏ, phơi khô, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày.
  • Chữa kinh nguyệt khó khăn, hạch đới: Ngũ gia bì gai (9g), hồng ngưu tất (6g). sắc nước uống (Tài liệu nước ngoài).

Vị thuốc Đông y
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận