Ngô thù du

Vị thuốc Đông y
Ngô thù du
Ngô thù du

Tên khoa học:

Evodia rutaecarpa (Juss) Benth. Họ khoa học: Cam (Rutaceae).

Mô Tả:

Cây cao chừng 2,5-5m. Cành màu nâu hay tím nâu, khi còn non có mang lông mềm dài, khi gìa lông rụng đi, trên mặt cành có nhiều bì khổng. Lá mọc đối, kép lông chim lẻ. Cả cuống và lá dài độ 15-35cm, hai đến 5 đôi lá ch t có cuống ngắn. Trên cuống lá và cuống lá chét có mang lông mềm. Lá chét dài 5-15cm, rộng 2,5- 5cm, đầu lá chét nhọn, dài, mép nguyên, 2 mặt có lông màu nâu mịn, mặt dưới nhiều hơn, soi lên ánh sáng sẽ thấy những điểm tinh dầu. Hoa đơn tính khác gốc; đa số những hoa nhỏ tụ thành từng tán hay đặc biệt thành chùm. Cuống hoa trông to thô có nhiều lông, màu nâu mềm. Hoa màu vàng trắng, hoa cái lớn hơn hoa đực. Nhập của Trung Quốc.

Thu hái, Sơ chế :

Vào tháng 9-10, lúc quả còn đang xanh hoặc hơi vàng xanh, chưa tách ra thì hái lấy, phơi khô hoặc sấy khô.

Bộ phận dùng :

Quả chín phơi khô. Bào chế : Nấu nước sôi tẩy 7 lần để lại vị đắng nồng. Sấy khô dùng (Lôi Công Bào Chế Dược Tính Giải). Chích Ngô thù du: Dùng Cam thảo sắc lấy nước, bỏ bã, cho Ngô thù vào, tẩm, sao qua cho khô (Mỗi 100 cân Ngô thù, dùng Cam thảo 6 cân 4 lạng) (Trung Dược Đại Từ Điển). Theo kinh nghiệm Việt Nam: Lấy nước đun sôi để ấm (60 -70o) đổ vào ngô thù quấy nhẹ cho đến nguội. Bỏ nước nguội đi. Làm lại như trên 2- 3 lần (thuỷ bào). Sấy khô, giã dập (dùng sống) (Phương Pháp Bào Chế Đông Dược). Bảo quản: để nơi khô ráo, khó mốc mọt, nhưng đậy kín để giữ hương vị.

Khí vị:

Vị cay, tính nóng, có độc nhẹ.

Chủ dụng:

Chữa bụng lạnh đau, sán khí, trường phong, cước khí, hoắc loạn, ho nghịch, ngực no đầy, ghét Đơn sâm, Tiêu thạch, sợ Từ thach anh.

Cách chế:

Ngâm nước nóng, bỏ nước đắng, tẩm nước Muối hoặc nước Hoàng liên, sao.

GIỚI THIỆU THAM KHẢO

“Trung dược lâm sàng”: Ngô thù du cay, đắng, đại nhiệt, thiên vào Can kinh, kiêm nhập Tỳ,Thận. Tính nó hạ khí, giáng khí nghịch từ trên xuống rất nhanh, lại hay tán được uất kết, là thuốc rất mạnh để ôn Can, Tỳ và Thận, trừ được huyết tý, trục được phong tà, táo được thấp, chỉ được thống.

Ngô thù du là yếu dược chữa nhức đầu ở Quyết âm Can kinh.

”Thương hàn luận”

Bài Ngô thù du thang

Ngô thù du 8-12g Sinh Khương 16-24g Đảng sâm 12-16g Đại táo 4 quả

Sắc, chia uống nhiều lần trong ngày.

Trị quyết âm đầu thống, nôn khan, nôn ra nước dãi.

“Hướng dẫn sử dụng các bài thuốc”

Bài: Diên niên bán hạ thang

Bán hạ 8-10g, Thổ biết giáp (hạt gấc) 6-8g, Cát cánh 6g, Binh lang 6g, Nhân sâm 4g, Ngô thù du l-2g, Chỉ thực 2-4g, Can (Sinh) khương 2-4g. sắc, chia uống 3 lần trong ngày.

Áp dụng: Bài này dùng chữa cho người viêm loét dạ dày, tá tràng lâu ngày, bị suy nhược cơ thể và thần kinh. Người bệnh đau nhói dưới sườn trái, suy nhược và rối loạn thần kinh, có chiều hướng táo bón, căng gân bung trái, phụ nữ sau đẻ đau dữ dội vùng dưới tim (nằm cũng như đứng), chân luôn có cảm giác lạnh đều nên dùng bài này.

“Thánh huệ phương”

Trị Can khí phạm Vị, đau nhức, Tỳ, Vị hư lạnh, dùng Ngô thù du, Can khương, 2 vị bằng nhau, tán nhỏ.

Uống với nước mỗi lần 1-2đ, ngày 2 lần.

“Đan khê tâm pháp”.

Bài Tả kim hoàn

Hoàng liên (sao với nước Gừng) 60g Ngô thù du (ngâm nước Muối, sao) 10g

Cùng tán nhỏ, liều uống 4-6g, ngày 2 lần.

Trị Can hỏa vượng, Dạ dày nóng đau, ngực sườn đầy tức, miệng đắng, ợ chua, họng khô, lưỡi đỏ, rêu vàng, mạch huyền sác.(xem thêm vị Hoàng liên)

“Kinh nghiệm lâm sàng”:

Trị bệnh cao huyết áp. Lấy Ngô thù du vài thìa, tán nhỏ, đun với dấm, đắp vào 2 gan bàn chân trước khi ngủ, dùng vải băng lại. Mỗi lần băng như vậy từ 12 đến 24 giờ. Nếu bệnh nhẹ làm một lần là khỏi, nếu nặng làm vài lần, rất hiệu nghiệm.

“Bản thảo cương mục”

Trị bệnh cảm hàn mùa đông, dùng Ngô thù du 5đ sắc thang uống, mồ hôi ra được là khỏi.

“Hành giản trân nhu” – Hải Thượng Lãn Ông.

Bài Ngô thù trạch tả tán

Trạch tả (sao Muối) 80g, Ngô thù (bỏ cuống) 200-400g. (Ngô thù chia làm 4 phần; tẩm Rượu, Đồng tiện, Nước sôi, Dấm). Tất cả tán nhỏ, lấy Rượu khuấy Hồ làm hoàn bằng hạt ngô, mỗi ngày uống 50 hoàn với Rượu hoặc nước Muối loãng.

Chữa chứng thiên trụy, Tiếu trường sán khí, bất cứ lâu hay mới bị, đau co dưới rốn, đau dúm lại, bần thần khó chịu và dái sưng đau, ngày càng to lên, bìu dái ướt ngứa, thành mụn lở..

“Kim quỹ yếu lược”

Bài Tân định ngô thù du thang

Nhân sâm 4g, Ngô thù 1,2g, Hoàng liên 2,4g, Sinh khương 3 nhát, Bạch linh 8g, Bán hạ 6g, Mộc qua 2,8g.

Sắc, chia uống vài ba lần trong ngày.

Trị Vị quản đau, ăn kém, mạch huyền.

“Bản sự phương”

Bài Ngũ vị tử tán

Ngũ vị tử       80g

Ngô thù du    20g

Cùng tán nhỏ, mỗi lần uống 2-3 g, ngày 2 lần, trước ăn.

Chữa chứng ngũ canh tiết tả.

“Nội khoa trích yếu”

Bài Tứ thần hoàn

Phá cố chỉ 80g, Nhục đậu khấu 40g (bọc bột sấy, bỏ dầu), Ngũ vị tử 40g, Ngô thù du 20g, Đại táo 25 quả, Sinh Khương 80g.

Nấu chung Sinh Khương với Đại táo, cạn nước bỏ Sinh Khương đi, lấy thịt Đại táo; các vị khác cùng tán nhỏ, luyện với thịt Đại táo làm hoàn to bằng hạt Ngô đồng; mỗi lần uống 12- 16g khi bụng đói, ngày 2 lần.

Có tác dụng ôn Tỳ, Thận, sáp trường, chỉ tả.

Trị Tỳ Thận hư hàn, cảnh 5 tiết tả, tiêu hóa kém, thắt lưng đau, tinh thần uể oải, chân tay lạnh, mạch trầm trì vô lực.

Vị thuốc Đông y
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận