Nam tinh

Vị thuốc Đông y

Khí vị:

Vị đắng cay, tính ấm, có độc mạnh, thăng lên được, giáng xuống được, là thuốc dương trong âm dược, vào 2 kinh Can và Đởm, ghét Thảo quả, sợ Phụ tử, Can khương, dùng Thục tất làm sứ.

Chủ dụng:

Vị thuốc Nam tinh
Vị thuốc Nam tinh

Chữa trúng phong tê dại, dòm khí quánh đặc, giải được chứng đờm mê tâm khiếu, chữa miệng mắt méo lệch, cấm khẩu, mình cứng đờ, trừ ung nhọt tiêu sưng, phá huyết, lợi thủy, hạ khí trụy thai, té ngã ứ máu, chữa ghẻ nước, ác sang và rắn rết cắn.

Kỵ dụng:

Phàm chứng âm hư, dòm táo thì kiêng dùng.

Cách chế:

Tháng chạp âm lịch thì ngâm vào nước sôi để bỏ tính táo, nóng, cho vào lửa than mà nướng rồi bóc bỏ vỏ, hoặc nấu nước gừng và phèn chua, đến lúc giữa ruột không còn màu trắng làm chuẩn. Lại có cách khác là ngâm vào nước Gừng, phơi khô, nghiền nhỏ, cho vào trong cái mật Heo treo lên trước gió, hết năm lại thay cái mật khác, trải qua lâu năm càng tốt, gọi là Đởm tinh, tính hung hãn của nó được hòa hoãn bớt.

Nhận xét:

Nam tinh khí ấm mà tiết ra, tính khẩn cấp, có độc, có khả năng công kiên, trừ thấp. Bán hạ cay mà hay thủ một chỗ, Nam tinh cay mà không giữ một chỗ, tính của nó dữ hơn Bán hạ, nó chuyên chữa phong đờm mà Bán hạ chuyên chữa thấp đờm, công việc tuy giống nhau mà tác dụng khác nhau, Tóm lại Nam tinh là vị thuốc chủ yếu thắng được thấp, trừ được đờm, khu phong, trục huyết.

GIỚI THIỆU THAM KHẢO

“Hiệu chú phụ nhân lương phương”

Bài Đạo đờm thang

Bán hạ 8-12g, Trần bì 8-12g, Nam tinh 6-10g, Cam thảo 4g, Chỉ thực 8-12g, Phục linh 12g, Sinh Khương 3 nhát.

Sắc, chia uống vài lần trong ngày.

Trì đàm, dãi ủng thịnh, ngực bỉ tắc, khái tấu, nôn mửa.

“Diệp thiên sĩ nữ khoa”

Bài Hương phụ đạo đờm thang

Xương truật     8g     Phục linh     16g

Hương phụ      8g     Chỉ xác       12g

Trần bì           12g     Thiên nam tinh 8g

Bán hạ           12g     Cam thảo      4g

Sắc, chia uống vài lần trong ngày.

Chữa phụ nữ kinh bê hoặc hành kinh lượng ít, khí hư ra nhiều, sức yếu, thể trạng béo mập.

“Tế sinh phương”

Bài Địch đờm thang

Bán hạ (chê) 6g, Chỉ thực 8g, Đỏm tinh 6g, Bạch linh 8g, Xương bô 6g, Trúc nhự 3g, Nhân sâm 4g, Cam thảo 2g, Trân bì 8g, Đại táo 2 quả, Gừng tươi 3 nhát, sắc uông ngày 1 thang, chia vài lân. Có tác dụng địch đờm, táo thấp.

Trị chứng phong đờm mê tâm khiếu, lưỡi cứng không nói được. Bài này tác dung giông bài trên, nhưng người bệnh yêu hơn, ngày thường vốn Tâm Tỳ hư nhược mà nhieu đờm, lại bị cảm nhiễm phong tà

“Hướng dẫn sử dụng các bài thuốc”

Bài Nhị truật thang

Bán hạ 4-8g, Bạch truật 3-5g, Bạch linh 3-5g, Trần bì 3-5g, Nam tinh 3-5g, Hương phụ 3-5g, Hoàng cầm 3-5g, Thương truật 4-7g, Cam thảo 2-3g, Uy linh tiên 3-5g, Khương hoạt 3-5g, Can khương 1-2g.

Săc, chia uống vài lần trong ngày, Có tác dụng sinh khí huyết, đuổi phong hàn.

Chữa người già khí huyết hư kém sinh hàn trễ, hay mắc chứng đau tay, mỏi vai.

Bài này dùng Bạch truật, Thương truật phá hàn ở Vị Tràng; dùng Bán hạ, Nam tinh phá hàn đàm để tăng cường công năng của Vị Tràng, sinh khí huyết để đuổi phong hàn. Bài này có Nhị trần ở trong cho nên cũng có thể cải biên thành: Trần bì, Bán hạ, Bạch linh, Cam thảo, Thương truật, Mộc qua, Ý dĩ, Chỉ thực, Câu đằng.

“Tuệ Tĩnh toàn tập”

Chữa chứng hạch đờm, nổi ngoài da, ở mặt, trên đầu, lớn thì bằng ngón tay, nhỏ thì bằng hạt thóc, hoặc mềm, hoặc cứng, không nhức, không ngứa, dùng Nam tinh, Phèn chua, nghiền nhỏ, hòa nước như bùn, đắp vào chỗ nổi hạch, rất hiệu nghiệm.

“Hướng dẫn sử dụng các bài thuốc”

Bài Thanh thấp hóa đàm thang

Bán hạ, Bạch linh, Bạch truật đều 8g, Nam tinh, Hoàng cầm, Sinh Khương đều 6g, Trần bì 4-6g, Khương hoạt, Bạch chỉ, Bạch giới, Cam thảo đều 3g. sắc, chia uống 3 lần trong ngày

Phân tích và áp dung:

Bài này gồm Nhị trần và Bạch giới phá đàm, các vị khác khu phong. Đàm gây nên phong. Những người đau thần kinh, đau khớp, đau cơ, đau sườn, đau ngực, lạnh lưng, đau di chuyển khắp người là bị phong chạy (du phong) là do đàm.Người bị cảm mạo, trẻ phù sữa, người phù bạch hạch, mỏi tê vai, tay, chân, mất cảm giác đều do đàm đều dùng được bài này. Sa Dạ dày, mất trương lực Dạ dày cũng do đàm thấp gây nên.

Vị thuốc Đông y
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận