La bặc tử

Vị thuốc Đông y

Tên khoa học:

Semen Raphani Sativi. Họ Cải (Brassicaceae).

Hạt củ cải có tên thuốc là La bạc tử hay Lai phục tử (hạt Cải củ, hạt Lú bú) hạt Củ cải trắng.

Tiếng Trung: 萝卜 子

Bộ phận dùng:

Vị thuốc là hạt phơi hay sấy khô của Củ cải thuộc họ Cải (Brassicaceae).

 

củ cải trắng
Hạt Củ cải trắng

Thành phần hóa học:

Chủ yếu có chứa chất Erucic acid, oleic acid, linolenic acid, linoleic acid, glycerol sinapate, raphanin vv…

Liều lượng thường dùng và chú ý:

Liều thường dùng: 6 – 10g sắc nước hoặc sao tán bột uống, hoặc cho vào thuốc hoàn tán.

Thuốc nên sao lên để cho vào thuốc thang vì dùng sống dễ gây buồn nôn. Đối với người khí huyết suy nhược, nên thận trọng lúc dùng.

Khí vị:

Vị cay, không độc, vào kinh Thủ thái âm và Túc thái âm.

Chủ dụng:

Trừ ho suyễn, hạ khí, công dụng làm nên đổ vách, nghiêng tường, nghiền với nước mà uống thì thổ ra đờm phong, nghiền với Dấm mà bôi thì tiêu ngay độc sưng, đi vào Phê thì hạ khí mà khỏi suyễn, đi vào Tỳ thì tiêu thức ăn ngưng tụ mà khoan khoái bụng, khỏi trướng đầy, dùng sống thì đưa lên mà làm cho thổ, sao chín thì giáng xuống mà thông lợi, thường thì sao qua, nghiền nát để dùng.

Nhận xét:

Đan Khê nói: La bặc tử trị đờm có công dụng xuyên tường đổ vách, người hư yếu uống vào thì khó thở.

Ngày xưa một thầy tăng Rợ Hồ thấy người ta ăn miến bột lọc kinh hãi nói: ăn của ấy chẳng sinh bệnh hay sao, sau khi thấy ăn củ Cải rồi nói: Không sinh bệnh là nhờ một thứ này đây.

Phụ

LA BẶC CĂN (củ Cải, củ Lú bú)

Để sống thì vị cay, tính hàn, nấu chín thì vị ngọt, tính bình, củ nó ăn sống được, lá nó nên nấu chín. Chế độc của bột Mì và Đậu phụ, kiêng cùng ăn với Thủ ô và Địa hoàng, nếu lầm phạm phải thì râu tóc sớm bạc. Tiêu chất Ngũ cốc, trừ đờm tích, ngăn ho, giải tiêu khát. Mực tàu mài với nước vắt củ Cải cho vào họng thì ngăn được thổ huyết, hạ huyết rất nhanh. Diễn Nghĩa nói: để tán khí ra thì dùng Sinh Khương, để hạ khí xuống thì dùng La bặc. Nhưng nấu nước uống nhiều thì đình trệ tại Cách mạc thành ra chứng dật ẩm, là vì nó nhiều ngọt mà ít cay.

“Hàm thị y thông”

Bài Tam tử dưỡng thân thang

Tô từ 6-12g, La bặc tử 6-12g, Bạch giới tử 4-8g.

Phong hàn nặng tăng lượng Tô tử.

Ngực đau nhiều tăng lượng Bạch giới từ.

Bụng đầy, ăn không tiêu tăng lượng La bặc tử.

Các vị cùng tán nhỏ, mỗi lần hãm uống không quá 12g,

Ngày uống 2 lần.

Có tác dụng thuận khí, giáng nghịch, hóa đờm, tiêu trệ, ôn Phế.

Trị ho, khỏ thở, ngực đầy, đờm nhiều, hen suyễn, người bệnh rêu lười trắng nhờn, mạch hoat.

Trị hen Phế quản dùng bài này thêm Tử uyển, Khoản đông hoa, Địa long; hàn uất thêm Tế tân, Can Khương, Hạnh nhân; nhiệt thịnh thêm Xuyên bối mẫu, Tri mẫu, Liên kiều; hư chứng thêm Nhân sâm, Hoàng kỳ, Ngũ vị tử; thực chứng thêm Ngân hoa, Thạch cao, Xạ can.

“Thiên gia diệu phương”

Bài Gia vị tam tử dưỡng thân thang

Bạch giới tử   10g   Tô tử         10g

La bặc tử         10g   Nguyên sâm 30g

Sinh sơn dược 60g

Sắc, chia uống 3 lần trong ngày.

Có tác dụng phù chính, khu tà.

Chữa khí thủng Phổi (Giản Phế nang), ho suyễn, có tác dụng tốt đối với chứng đờm suyễn của người già, lưỡi đỏ, ít rêu, mạch tế sác. Bài này dùng nhiều Son dược, Nguyên sâm để phù chính khí, giúp Bạch giới, La bặc trừ đờm, định suyễn.

Vị thuốc Đông y
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận