Khoản đông hoa

Tên khoa học:

Flos Tssilagi Farfarae. Họ khoa học: Họ Cúc (Compositae).

Tiếng Trung: 款冬花

Tên khác:

Đồ Hề, Đông Hoa, Đông Hoa Nhị, Hổ Tu, Khỏa Đống, Khoản Đống, Khoản Hoa, Mật Chích Khoản Đông, Thác Ngô, Thị Đông, Toản Đông, Xá Phế Hậu (Trung Quốc Dược Học Đại Tự Điển).

Phân bố thu hái:

Khoản đông hoa
Khoản đông hoa

Cây Khoản đông mọc ở các tỉnh Hà nam, Cam túc, Sơn tây và Tứ xuyên Trung quốc. Nước ta chưa có cây này, còn nhập của Trung quốc.

Vào tháng 12 mỗi năm hái hoa về rửa sạch phơi râm, để sống hoặc chích mật dùng.

Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại:

Thuốc sắc làm tăng tiết đường hô hấp, làm giảm ho rõ. Còn có tác dụng hưng phấn trung khu thần kinh, hưng phấn hô hấp. Thuốc có tác dụng hạ cơn suyễn trên súc vật thí nghiệm.

Trên mô hình cô lập súc vật thí nghiệm, liều nhỏ thuốc truyền dịch gây giãn phế quản, liều lớn ngược lại gây co thắt phế quản.

Thuốc gây co thắt mạch, làm tăng huyết áp, gây tăng áp do hưng phấn trung khu vận mạch.

Gần đây phát hiện ra Cây khoản đông hoa chứa hóa chất gọi là alkaloid pyrrolizidine. Đây là một chất gây độc cho gan, có thể làm hư gan hoặc gây ung thư.

Liều thường dùng và chú ý:

Liều 5 – 10g. Chích Đông hoa dùng nhuận phế tốt.

Khí vị:

Vị cay, ngọt, ôn, không độc, có tính dương ở trong âm, tính giáng xuống, Hạnh nhân làm sứ, ghét Huyền sâm Tạo giác, Tiêu thạch, sợ Bối mẫu, Tân di, Ma hoàng, Hoàng cầm, Hoàng kỳ, Hoàng liên, Thanh tương tử. Nếu gặp được Tử uyển càng tốt

Chủ dụng:

Chữa chứng phế nuy mửa ra máu mủ tanh hôi, ho nhổ ra đờm đặc, nhuận Phế, tả hỏa tà, đưa khí xuống, yên suyễn thở, trừ sợ hãi do Tâm hư, trừ nhiệt tà kinh giản, bổ gầy yếu, trừ phiền, tẩy tà khí ở Can làm cho sáng Mắt. Là vị thuốc kỳ diệu trừ ho đã lâu, đốt mà hít khói chữa viêm mũi.

Cách chế:

Dược liệu Khoản đông hoa
Dược liệu Khoản đông hoa

Thứ hoa còn ngậm nhụy thì tốt, bỏ sạch đất, lấy nước Cam thảo tẩm 1 đêm, phơi trong bóng râm cho đến khô, cất dùng. Lại có người nói: bỏ cuống đi, tẩm mật hòa nước sấy qua, lại càng thanh nhuận hơn.

Nhận xét:

Trong một bài phú của người xưa có nói: “Tuyết chất đầy núi, băng đóng thành hang, hễ gặp Khoản đông hoa thì màu hoa càng thắm” đủ biết nó bẩm thụ được hoàn toàn dương khí, cho nên chủ trị của nó đều lấy sức lực cay ôn mở rộng, khéo ở chỗ ôn mà không trợ hỏa.

GIỚI THIỆU THAM KHẢO

“Hướng dẫn sử dụng các bài thuốc”

Bài Bổ phế thang (1)

Mạch môn 12g, Khoản đông hoa 6g, Tang bạch bì 10g, Quế chi 6g, Ngũ vị tử 10g, Đại táo 10g, Sinh khương 6g, Gạo tẻ 10g.

Sắc, chia uống vài lần trong ngày. Những người Phế khí kém dễ bị ho, suyễn, ngực bụng đầy tức, mặt nhợt nhạt, tim phiền, tai ù, nhổ ra máu mủ, da nóng khô, thở gấp là do Phế bị nóng, nên uống bài này.

“Nhiếp sinh chứng diệu phương”

Bài Định suyễn thang

Ma hoàng 12g, Bạch quả 10 quả, Bán hạ chế 6-12g, Khoản đông hoa 12g, Hạnh nhân 6-8g, Tô tử 6-8g, Tang bạch bì 12g, Hoàng cầm 8-12g, Cam thảo 4g.

Sắc, chia uống vài lần trong ngày.

Có tác dụng giáng khí, bình suyễn, ôn hóa đờm thấp, thanh nhiệt.

Trên lâm sàng dùng bài này chữa ho, suyễn do ngoại cảm phong hàn, Phế bị uất, đờm nhiệt, có triệu chứng ho, đờm nhiều, ngực tức, khó thở, hoặc kiêm có biểu chứng sốt, sợ lạnh.

Trường hợp dùng trị viêm Phế quản mạn tính, hen Phế quản thiên về đờm nhiệt thêm Qua lâu, Đởm nam tinh; ngực đầy tức thêm Chỉ xác, Trúc nhự.

“Thiên gia diệu phương”

Bài Gia vị tiền hồ thang

Sắc, chia uống 3 lần trong ngày. Có tác dụng thanh nhiệt, hóa đàm, tuyên Phế, lợi khí.

Chữa hen Phế quản thuộc thể đàm hỏa phạm Phế, người bệnh lưỡi đỏ. rêu vàng, mạch hoạt sác hữu lực.

Bài trước
Bài tiếp theo
Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây