Hồng hoa

Hồng hoa ( 红花 )

Tên và nguồn gốc

hồng hoa tính ấm, tác dụng thông máu, tan máu ứ, sinh máu mới
Hồng hoa tính ấm, tác dụng thông máu, tan máu ứ, sinh máu mới

+ Tên thuốc: Hồng hoa (Xuất xứ: Bản thảo đồ kinh).

+ Tên khác: Hồng lam hoa (红蓝花), Thích hồng hoa (刺红花), Thảo hồng hoa (草红花).

+ Tên Trung văn: 红花 HONGHUA

+ Tên tiếng Anh: Safflower

+ Tên La tinh:

Carthamus tinctorius L.

+ Nguồn gốc: Là hoa của Hồng hoa thực vật họ Cúc (composite).

Phân bố

Nhiều nơi Trung quốc có nuôi trồng, dược liệu chủ yếu sản xuất ở các vùng Hà Nam, Triết Giang, Tứ Xuyên v.v…

Thu hoạch

Tháng 5~ 6 lúc cánh hoa từ vàng chuyển sang đỏ hái hoa hình ống, phơi khô, phơi âm can hoặc sấy khô.

Hồng hoa
Hồng hoa

Phân biệt tính chất, đặc điểm

Đây là hoa có dạng hình ống, bông hoa màu vàng đỏ hoặc màu đỏ, phần ống của bóng hoa nhỏ và dài, có hương thơm, vị hơi cay. Thả vào nước, nước có màu vàng kim, mà sắc hoa không bị phai nhạt. Loại nào hoa nhỏ, màu đỏ mà tươi thắm, không có gai nhánh, chất mềm mại, nắm tay vào cảm thấy mềm và mượt như nhung, đỏ là loại tốt.

Bảo quản

Để nơi khô ráo, dâm mát, phòng độc, phòng sâu mọt.

Bào chế

Nhặt sạch tạp chất, bỏ lá cọng, đầu núm, phơi khô.

Thành phần hoá học

Hồng hoa hàm chứa safflower yellow và carthamin. Carthamin qua thủy phân hydrochloric acid, được glucose và carthame.

Còn chứa 15α,20β -Dihydroxy-Δ4-pregnen-3-one. Ngòai ra còn chứa dầu béo gọi là dầu Hồng hoa, là lọai glyceride của hexadecanoic acid, stearic acid, eicosanoic acid, oleic acid, linoleic acid, linolenic acid v.v… (Trung dược đại từ điển).

Dược lý hiện đại

Có thể làm cho dạ con phải co bop có tính chất khẩn trương hoặc có tính điều tiết theo qui luật; có tác dụng hạ huyết áp và làm giãn các động mạch cơ tim. Hồng hoa làm thành thuốc, nếu sử dụng với liều nhỏ, sẽ có tác dụng hưng phấn nhẹ đối với quả tim, nếu dùng liều lớn sẽ có tác dụng ức chế.

Tính vị

– Trung dược học: Cay, ấm.

– Khai bảo bản thảo: Cay, ấm, không độc.

– Thang dịch bản thảo: Cay mà ngọt ấm đắng.

Qui kinh

– Trung dược học: Vào kinh Tâm, Can.

– Lôi Công bào chế dược tính giải: Vào 2 kinh Tâm , Can,

– Bản thảo kinh giải: Vào kinh Túc quyết âm can, Thủ thái âm phế.

– Bản thảo tái tân: Vào 2 kinh Can, Thận.

Công dụng và chủ trị

Họạt huyết thông kinh, khứ ứ chỉ thống.

Trị kinh bế, trưng hà, khó sanh, thai chết, sản hậu ác lộ bất hành, ứ huyết gây đau, nhọt sưng, ngã té tổn thương.

– Đường bản thảo: Trị khẩu cấm không nói, huyết kết, các bệnh sản hậu.

– Khai bảo bản thảo: Trị sản hậu huyết vận khẩu cấm, ác huyết trong bụng không hết. đau quặn, thai chết trong bụng, cùng rượu nấu uống. Cũng chủ cổ độc hạ huyết.

– Bản thảo mông thuyên: Hầu tý nghẹn tắc không thông, giã nước nuốt.

– Cương mục: Họat huyết, nhuận táo, ngừng đau, tiêu sưng, thông kinh.

– Bản thảo chính: Lợi thủy tiêu sưng, an thai sống, hạ thai chết.

Những cấm kỵ trong khi dùng thuốc:

Khi cần dùng để hoà huyết, điều huyết, lượng dùng nên ít.

Khi cần dùng để hành huyết phá huyết, lượng dùng nên tăng lên.

Người bị băng huyết và phụ nữ có mang kiêng dùng.

Cách dùng và liều dùng

Trong uống: sắc thang 1 ~2 chỉ; cho vào thuốc tán hoặc ngâm rượu, thứ tươi giã nước.

Dùng ngòai: Nghiền bột rắc rải.

Kiêng kỵ

– Trung dược học: Phụ nữ có thai kỵ dùng. Có khuynh hướng xuất huyết dùng thận trọng.

Bài thuốc cổ kim tham khảo

+ Phương thuốc 1:

Trị bệnh nhiệt thai chết: Hồng hoa rượu nấu nước, uống 2, 3 chén.

(Phụ nhân lương phương bổ di)

+ Phương thuốc 2:

Trị nhau thai không xuống: Hồng hoa rượu nấu nước, uống 2, 3 chén.

(Sản nhũ tập nghiệm phương)

+ Phương thuốc 3:

Trị đàn bà 62 lọai phong cùng trong bụng khí huyết đau nhói: Hồng lam hoa 1 lượng, lấy rượu 1 thăng lớn, sắc nước còn nửa, uống liền 1 nửa, chưa hết uống nửa.

(Kim qủy yếu lược – Hồng lam hoa tửu)

+ Phương thuốc 4:

Trị tất cả các chứng sưng: Hồng lam hoa, vò kỹ giã lấy nước uống.

(Ngọai đài bí yếu phương)

+ Phương thuốc 5:

Trị hầu tý ủng tắc không thông: Hồng hoa giã vắt lấy nước 1 thăng nhỏ, uống vậy, lấy bệnh bớt làm độ. Nếu mùa đông không có hoa ướt, có thể ngâm khô vắt đặc lấy nước, cách uống như trên.

(Thượng Hải tập nghiệm phương)

+ Phương thuốc 6:

Trị viêm tai, hết năm này đến năm khác nước mủ không dứt, hôi thối: Hồng hoa 1 phân, Phèn chua 1 lượng (đốt tro). Thuốc trên nghiền nhỏ, mỗi lần dùng 1 chút ít, cho vào trong tai.

(Thánh huệ phương)

+ Phương thuốc 7:

Trị họai tử, thối rửa (do bộ phận cơ thể bị đè nén lâu): Hồng hoa lượng thích hợp, ngâm rượu thoa ngòai.

(Vân Nam Trung thảo dược)

+Phương 8: Phép thoa ngoài

-Thành phần: Hồng hoa 60g, Can khương 90g, Đương qui, Xích thược, Sinh địa, Trắc bá diệp mỗi vị 100g.

-Cách dùng: Các thuốc trên cắt nhỏ bỏ vào 3000ml Rượu 25% đóng kín, ngâm 10 ngày sau mới lấy ra dùng ngoài, mỗi ngày thoa vào chổ tóc rụng 3~4 lần.

-Chứng thích ứng: Rụng tóc

Những bài thuốc bổ dưỡng thường dùng:

Hồng hoa tửu (rượu hồng hoa)

Hồng hoa 30g – Rượu trắng 500ml.

Ngâm 7 ngày sau mang ra uống ngày 3 lần, mỗi lần 20 – 30ml.

Dùng cho các loại bệnh ứ tụ, đau đớn.

Hồng hoa đường thuỷ (nước đường hồng hoa)

Hồng hoa 3g – Ích mẫu thảo 15g

Sắc lấy nước, pha 20g đường đỏ, khuấy đều uống.

Dùng cho phụ nữ đẻ xong tụ huyết đau bụng triền miên, ứ tụ thống kinh.

Hồng hoa đương qui tửu (rượu hồng hoa, đương qui)

Đương qui 20g – Hồng hoa 10g

Ngâm riêng từng vị trong 50ml rượu trắng, sau 48 giờ lọc lấy rượu, trộn lẫn 2 thứ với nhau, cho thêm rượu trắng vào cho tới 150ml là uống được. Uống ngày 3 lần, mỗi lần 2 – 3ml, uống sau’ bữa ăn.

Dùng cho người kinh nguyệt không điều hòa, thống kinh và dạ con phát dục kém.

Hồng hoa noạ mễ chúc (cháo hồng hoa, gạo nếp)

Hồng hoa 10g – Đan sâm 15g

Đương qui 10g – Gạo nếp 100g

Thuốc sắc bỏ bã lấy nước, cho gạo vào nấu cháo, ăn lúc đói.

Dùng cho người kinh nguyệt không điều hòa và có máu hư, máu tụ.

Chữa cả bệnh tụ huyết tắc kinh.

Trị trung nhĩ viêm tán (thuốc bột chữa viêm tai giữa)

Hồng hoa 2g – Phen chua khô 3g

Nghiền chung thành bột mịn, mỗi lần lấy 1 ít cho vào trong tai.

Bài thuốc này hoạt huyết trừ mủ, sinh cơ, tẩy uế. Dùng cho người bị viêm tai giữa, mủ dai dẳng lâu năm, bốc mùi sú uế.

Trị nhục sang phương (bài thuốc chữa hoại thư)

Hồng hoa vừa phải. Ngâm trong cồn 75% trong 24 giờ, chờ cho hồng hoa chuyển sang màu trắng vàng chìm xuống đáy bình, dùng vỉa mỏng lọc lấy nước cồn. Lấy bông thấm nước châm cồn cồn bôi lên vết thương.

Dùng cho cả vết thương hoại tử sưng đỏ, và mọng nước dưới da, mọng máu dưới da. .

Kiện tỳ thang (Thang bổ tỳ)

Hồng hoa 9g

Qua lâu 12g

Bạch thược 12g Chi tử 6g

Sài hồ 9g

Tiêu Sơn tra 12g

Sắc hai nước, trộn lẫn, uống ngày 1 thang chia 2 lần.

Bài này điều can huyết, giảm đau.

Dùng cho người mất điều tiết trong chức năng gan, máu ứ khí trệ, sinh ra đau nhức ở ngực và 2 bên sườn.

Hồng hoa sơn tra tửu (rượu hồng hoa sơn tra)

Hồng hoa 15g – Sơn tra 30g

Ngâm rượu trắng 250ml, một tuần sau mang ra uống ngày 2 lần, mỗi lần từ 15 – 20ml, tuỳ theo tửu lượng từng người, miễn không bị say là được.

Dùng cho người đến kỳ hành kinh ít, màu tím đen, ra cả máu hoà máu cục, bụng dưới trướng lên và đau, không cho ăn vào, khi ra được máu hòn máu cục rồi thì đau đớn giảm đi.

Hồng hoa trấp thái thang (thang hồng hoa rau diếp cá)

Hồng hoa 30g

Rau giấp (rau diếp cá) 30g

Rửa sạch, sắc làm thang, uống ngày 2 lần.

Dùng để thanh phế giải độc, phổi nhiệt ho nhiều, sưng đau họng v.v…

Hồng hoa đại táo thang (thang hồng hoa, táo tầu)

Hồng hoa 60g – Táo tầu 12 quả

Cho 300ml nước vào sắc còn lại 150ml, chắt lấy nước, cho 60ml mật ong vào, đánh tan ra Uống. Sáng sớm dậy bụng đói, uống hết 1 lần lúc còn nóng. Uống liên tục 20 thang.

Dùng cho người loét hành tá tràng.

Hồng hao cam thảo tán (thuốc bột hồng hoa, cam thảo)

Hồng hoa, cam thảo (lượng bằng nhau), nghiền bột. Dùng cho người bị viêm tĩnh mạch. Khi dùng, hoà cồn 50% vào, bôi lên chỗ đau, dùng vải mỏng băng lại, khi nào khô thì bôi ít cồn lên trên băng vải để giữ ẩm. Mỗi ngày thay thuốc 1 lần.

Tiêu vưu âm (thuốc uống tiêu mụn hột cơm)

Hồng hoa 9g. Hãm nước sôi, uống nhiều lần thay trà. Uống 10 ngày liều là 1 liệu trình. Dùng cho người muốn làm tiêu bong mụn hột cơm.

Tham khảo “dược phẩm vựng yếu”

Khí vị: Vị đắng cay, tính ấm, không có độc, là thuốc dương trong âm dược, vào huyết phận của 2 kinh Tâm, Can.

Chủ dung: Chữa chứng thai chết trong bụng, là thuốc thôi sinh tất yếu của sản phụ, là thuốc tiên để chữa chứng cấm khẩu, chứng huyết vâng (xây xẩm) của đàn bà đẻ, chữa chứng ỉa ra máu, cũng như trong bụng huyết xuống không ngừng, tất cả các chứng thũng độc cổ trướng, cùng chứng phiền khát, họng đau tắc chẳng thông, kiêm trị 36 thứ phong, lại hòa được huyết nhiệt của đậu mùa, ban sởi.

Dùng nhiều thì phá huyết, thông kinh, dùng ít thì vào Tâm dưỡng huyết, là thuốc chủ yếu để hành huyết, hoạt huyết, nhuận táo.

Hợp dụng: Dùng chung với Đương quy thì sinh huyết, làm tá dược cho Nhục quế thì tán ứ, chỉ vì sức kém một mình không nên công gì.

Kỵ dụng: Tóm lại công hoạt huyết thì nhiều, công dưỡng huyết thì ít, đàn bà đẻ nếu dùng nhiều quá sẽ làm cho huyết chảy không ngừng được mà chết.

Cách chế: Rưới Rượu đem sấy qua, hoặc nấu với Rượu để dùng.

GIỚI THIỆU THAM KHẢO

“Dược phẩm hóa nghĩa” nói: Hồng hoa dùng nhiều 3-4đ thì cay ôn quá, khiến cho huyết tẩu tán, dùng ít 7-8 phân đế sơ Can khí, điều hòa huyết được thông suốt, nếu chỉ dùng 2-3 phân vào Tâm để phối Tâm huyết, giải tán hỏa tà ở Tâm kinh, khiến cho huyết điều hòa, tư dưỡng mà sinh huyết vậy.

Chữa đơn độc sắc đỏ, chạy khắp người, dần dần sưng to, dùng Hồng hoa tẩm Đồng tiện, sao khô, tán nhỏ, uống với nước sắc Kinh giới, liều uống mỗi lần 2đ, ngày uống vài lần.

“Y tông kim giám”

Bài Đào hồng tứ vật thang là bài Tứ vật thang gia Đào nhân, Hồng hoa; Bạch thược đổi thành Xích thược, sắc, chia uống vài lần trong ngày.

Có tác dụng hoạt huyết, điều kinh. Trị rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh, tắc ống dẫn trứng, chữa hiếm muộn.

Gia giảm: Nếu huyết nhiệt thêm Đan bì, Liên kiều, Địa cốt bì. Khí trệ đau bụng thêm Diên hồ sách, Hương phụ chế, Thanh bì để hành khí, hoạt huyết.

“Y học chính truyền”

Bài Sinh huyết nhuận phu thang

Đương quy 4g Thiên môn 6g
Thục địa 4g Qua lâu nhân 2g
Mạch môn 4g Sinh địa 4g
Ngũ vị tử 9 hạt Hoàng kỳ 2g
Thăng ma 0,8g Hoàng cầm 2g
Đào nhân 2g Hồng hoa 2g.

Sắc, chia uống vài lần trong ngày.

Có tác dụng làm cho da dẻ tươi nhuận.

“Y lâm cải thác”

Bài Bổ dương hoàng ngũ thang

Sinh Hoàng kỳ 40-160g, Đương quy vĩ 8-12g, Xích thược 6-8g, Đào nhân 4-8g, Xuyên khung 8g, Hồng hoa 4-8g, Địa long 4g. Chú ý vị Hoàng kỳ phải dùng nhiều.

Gia vị: Hư hàn thêm Phụ tử; Tỳ hư thêm Đảng sâm, Bạch truật; huyết hư thêm Thục địa. sắc, chia uống 3 lần trong ngày. Có tác dụng bổ khí, hoạt huyết, thông lạc.

Trị di chứng trúng phong, khí hư, huyết trệ, đau liệt chân tay.

Trên lâm sàng hiện nay chữa thiểu năng tuần hoàn não, trúng phong liệt nửa người, mạch máu não viêm tắc, xơ cứng động mạch não, liệt mặt, thân kinh tọa đau, di chứng chân thương não, tắc động mạch vành, thấp Tim, mất ngủ lâu năm, phì đại tiền liệt tuyến, thống kinh.
“Hướng dẫn sử dụng các bài thuốc”

Bài Thông đạo tán

Đương quy 6g Đại hoàng 6g
Mang tiêu 6g Chỉ thực 4-6g
Hậu phác 4g Mộc thông 4g
Hồng hoa 4g Tô mộc 4g
Cam thảo 4g Trần bì 4g

Cùng tán nhỏ, liều uống 12-16g, ngày 2-3 lần.

Chữa người bị đánh đập khắp mình sưng tím, phụ nữ đường huyết không thông, đau khi hành kinh, khi mãn kinh đau thắt lưng, bí đại tiện, đau bụng dưới dữ dội đều do huyết ứ. Các bệnh ứ huyết ở tạng phủ, hoặc dưới da, các hiện tượng huyết dồn ép lên ngực và đầu, tăng huyết áp đều nên dùng bài này.

Chú ý thuốc dùng cho các ca bệnh chứng thực, mạch hư nhược. Cũng có thể thêm Đan bì, Đào nhân.

“Y lâm cải thác”

Bài Huyết phủ trục ứ thang

Đào nhân 8-16g Xuyên khung 6-8g Ngưu tất 6-12g Sinh địa 12g Cát cánh 6-8g Cam thảo 4g. Sắc, chia uống 3 lần trong ngày.

Có tác dụng hoạt huyết, hóa ứ, hành khí, chỉ thống.

Trị chứng đau tức ngực do huyết ứ, khí trệ, bế kinh, hành kinh đau bụng, đẩu đau, ngực đau lâu ngày, nấc lâu ngày, mất ngủ lâu ngày.

Trên lâm sàng thường dùng bài này chữa các bệnh Tim mạch như đau tức ngực do thiếu máu cơ Tim, xơ cứng động mạch vành, co thắt động mạch vành, Tim đập nhanh (có thể gia thêm Quế chi, Đảng sâm, Sài hồ…).

“Hướng dẫn sừ dụng các bài thuốc”

Bài Chiết trung ẩm

Xuyên khung, Bạch thược, Đan bì, Quế chi đều 6g, Đào nhân, Đương quy dều 8-10g, Diên hồ sách, Ngưu tất đều 4-5g, Hồng hoa 2-3g.

Áp dụng: Phụ nữ mạnh về huyết, khi hành kinh huyết không thông vì thiếu hay vì ứ nên ra không đều, đau bụng dưới hoặc bị huyết ứ rò ri, huyết ra kéo dài vì viêm phụ khoa nên dùng bài này. Những bệnh có thể nặng thêm vì đông máu cũng nên dùng bài này khỏi nguy hiểm.

Bài trước
Bài tiếp theo
Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây