Mục lục bài viết
Hồ lô ba ( 葫芦巴 )
Tên và nguồn gốc
– Tên thuốc: Hồ lô ba (Xuất xứ: Gia hữu bản thảo)
– Tên khác: Khổ đậu (苦豆), L6 ba (芦巴), Hồ ba (胡巴), Lý đậu (季豆), Tiểu mộc hạ (小木夏), Hương đậu tử (香豆子).
– Tên Trung văn: 葫芦巴 HULUBA
– Tên Anh văn: SEMEN TRIGONELLAE
– Nguồn gốc: Là hạt đã chín khô ráo của Hồ lô ba Trigonella foenum-graecum L. thực vật họ Đậu (Legume).
Phân bố
Các vùng của Trung Quốc như Hắc Long Giang, Cát Lâm, Liêu Ninh, Hà Bắc, Hà Nam, An Huy, Chiết Giang, Hồ Bắc, Tứ Xuyên, Quý Châu, Vân Nam, Thiểm Tây, Cam Túc và Tân Cương có nuôi trồng. Chủ yếu sản xuất ở các vùng Hà Nam, An Huy, Tứ Xuyên v.v…; các vùng Vân Nam, Thiểm Tây và Đông Bắc cũng có sản xuất.
Thu hoạch
Thu hái vào mùa thu, sau khi hạt đã chín, thu hái toàn thảo, đánh rơi hạt, nhặt sạch tạp chất phơi khô.
Bào chế
– Hồ lô ba nhặt bỏ tạp chất; dùng nước rửa sạch, phơi khô.
– Hồ lô ba sao muối: Lấy Hồ lô ba thêm nước muối phun vẫy trộn đều, đậy kín cho ngấm qua, sao qua đến khi có tiếng nổ, có sắc vàng, lấy ra để nguội. (Cứ mỗi 100 cân Hô lô ba, dùng 25 cân muối ăn, nước sạch lượng vừa phải hòa tan).
– Cương mục: Hồ lô ba, phàm cho vào thuốc đãi gạn sạch, dùng rượu ngâm 1 đêm, phơi khô, chưng chín, sao qua dùng.
Tính vị
– Trung dược học: Đắng, ấm.
– Trân châu nang: Đắng.
– Ẩm thiện chính yếu: Vị đắng, âm, không độc.
– Ngọc thu dược giải: Vị đắng cay, khí ấm.
Qui kinh
– Trung dược học: Vào kinh Thận.
– Lôi Công bào chế dược tính giải: Vào 2 kinh Thận, Bàng quang.
– Ngọc thu dược giải: Vào kinh Túc dương minh vị, túc thiếu âm Thận.
– Bản thảo tái tân: Vào 2 kinh Tâm, Thận.
– Bản thảo tiện độc: Vào 2 kinh Can, Thận.
Công dụng và chủ trị
Bổ Thận dương, khư hàn thấp. Trị hàn sán, bụng sườn trướng đầy, hàn thấp cước khí, Thận hư eo lưng mỏi, dương nuy.
– Gia hữu bản thảo: Chủ nguyên tạng hư lãnh khí. Được Phụ tử, Lưu hoàng trị Thận hư lạnh, bụng sườn trướng đầy, sắc mặt xanh đen; được 蘹 hương tử, Đào nhân. trị bàng quang khí.
– Cương mục: Trị lãnh khí sán hà, hàn thấp cước khí; ích Thận phải, ấm Đan điền.
– Dược lý học quốc dược: Là thuốc tư dưỡng cường tinh, dùng cho con trai âm nuy (liệt dương), di tinh, tảo tiết.
– Tứ Xuyên Trung dược chí: Trị hàn tả.
Ứng dụng
- Hàn sán bụng đau, bụng sườn trướng đau. Bổn phẩm ôn Thận trợ dương, ôn kinh ngừng đau, dùng trị Thận dương bất túc, hàn ngưng Can mạch, khí huyết ngưng trệ gây ra các chứng. Thướng phối ngũ với Ngô thù du, Xuyên luyện tử, Ba kích thiên v.v…, dùng trị Hàn sán bụng đau, đau kéo đến tinh hoàn, như Hồ lô ba hoàn (Hóa tể cục phương); hoặc cùng dùng với Phụ tử, Lưu hoàng, điều trị tạng Thận hư lạnh, sườn trướng bụng đau, như Hồ lô ba hoàn (Thánh tể tổng lục); cũng có thể cùng dùng với Đương qui, Ô dược v.v…, điềi trị kinh hàn bụng đau.
- Chân gối lạnh đau, hàn thấp cước khí. Bổn phẩm tính đắng ấm, ôn dương trong Can Thận, tán hàn thấp ở gân xương, dùng trị dương hư khí hóa không được, hàn thấp rót xuống dưới, chan gối lạnh đau, hàn thấp cước khí, thường cùng dùng với Mộc qua, Bổ cốt chi, như Hồ lô ba hoàn (Dương thị gia tàng phương).
- Dương nuy hoạt tiết, tinh lãnh nang thấp. Bổn phẩm bổ Thận trợ dương, dùng trị chứng dương nuy (liệt dương), hoạt tiết tinh lạnh, choáng đầu hoa mắt v.v… do Thận dương không đủ, mệnh môn hỏa suy, thường cùng dùng với Phụ tử, Ba kích, như Trầm hương Từ thạch hoàn (Từ Hi Quang Tự y phương tuyển nghị).
Cách dùng và liều dùng
Sắc uống, 3 ~ 10g; hoặc cho vào hoàn tán.
Kiêng kỵ
– Trung dược học: Người âm hư hỏa vượng kỵ dùng.
– Phẩm hối tinh yếu: Đàn bà có thai chớ dùng.
– Bản thảo hối ngôn: Người tạng Thận có uất hỏa nội nhiệt, nên châm chước.
– Bản thảo tòng tân: Người tướng hỏa tích thịnh, âm huyết thiếu cấm vậy.
Nghiên cứu hiện đại
- Thành phần hóa học:
– Bổn phẩm hàm chứa Gentianine, carpaine, choline, trigonelline. Còn hàm chứa saponin, dầu mỡ, protein, carbohydrate( và vitamin B1 (Trung dược học).
– Hàm chứa trigonelline, diosgenin-B-D-blucoside, vitexin, saponaretin, isoorientin, vitexin-7-glucoside, vicenin Ⅰ, ∏ (Tung dược đại từ điển).
- Tác dụng dược lý:
– Hồ lô ba có hoạt tính giáng thấp đường huyết, lợi niệu, kháng viêm v.v…. Có thê hạ thấp huyết áp thỏ nuôi. Chất chiết Hồ lô ba có tác dụng kích thích sinh trưởng lông tóc (Trung dược học).
- Nghiên cứu lâm sàng:
Uống Hồ lô ba có thể giáng thấp rõ rệt hàm lượng đường niệu và đường huyết của bệnh nhân tiểu đường .
(Trung Quốc y học luận đàn báo, 1987,(12):25)
Bài thuốc cổ kim tham khảo
+ Phương thuốc 1:
Trị bàng quang khí: Hồi hương tử, Đào nhân (sao cám) đều lượng bắng nhau, một nửa dùng rượu hồ hoàn, một nửa tán bột. Mỗi lần uống 50 ~ 70 hoàn, bụng đói uống trước bửa ăn với rượu muối; thuốc tán uống với nước cơm nóng, uống gián cách nhau với thuốc hoàn, lúc bụng đói, ngày uống 1~ 2 lần.
(Bản thảo diễn nghĩa)
+ Phương thuốc 2:
Trị tiểu trường khí công kích: Hồ lô ba (sao) 1 lượng, nghiền nhỏ, mỗi lần uống 2 chỉ, Hồi hương sao tía, dùng rượu nóng rót vào, đậy chặt, lấy rượu điều uống.
(Nhân trai trực chỉ phương – Hồ lô ba tán)
+ Phương thuốc 3:
Trị người lớn trẻ con tiểu trường khí, bàn trường khí, bôn đồn khí, sán khí, thiên trụy âm sưng, bụng dưới có hình dạng như trứng, lên xuống qua lại đau không chịu được, hoặc kết quanh rốn công kích, nôn lợm phiền loạn, đều trị vậy: Hồ lô ba (sao) 1 cân, Ngô thù du (rửa nước nóng 10 lần , sao), Xuyên luyện tử (sao) 1 cân 2 lượng, Ba kích lớn (bỏ tâm, sao), Xuyên ô (nướng, bỏ vỏ, núm) đều 6 lượng; Hồi hương (đãi gạn đất, sao) 12 lượng, thuốc trên nghiền nhỏ, rượu nấu hồ bột làm hoàn, lớn như hạt ngô đồng. Mỗi lần uống 15 hoàn, uống với rượu nóng lúc bụng đói, trẻ con 5 hoàn, Hồi hương làm thang uống.
(Cục phương – Hồ lô ba hoàn)
+ Phương thuốc 4:
Trị tạng Thận hư lạnh, bụng sườn trướng đầy: Hồ lô ba 2 lượng, Phụ tử (nướng nứt, bỏ vỏ, núm), Lưu hoàng (nghiền) đều 3 phân. Ba vị trên giã nghiền làm bột, rượu nấu hồ bột hoàn như hạt ngô đồng. Mỗi lần uống 20 ~ 30 hoàn, nước nóng tống uống.
(Thánh tể tổng lục – Hồ lô ba hoàn)