Cốc tinh thảo

Cốc tinh thảo
Cốc tinh thảo

Cốc tinh thảo ( 谷精草 )

Tên và nguồn gốc

+ Tên thuốc: Cốc tinh thảo (Xuất sứ: Khai bảo bản thảo).

+ Tên khác: Đái tinh thảo (戴星草), Văn tinh thảo (文星草), Lưu tinh thảo (流星草), Di tinh thảo (移星草), Trân châu thảo (珍珠草), Ngư nhãn thảo (鱼眼草), Thiên tinh thảo (天星草), Phật đỉnh châu (佛顶珠), Quán nhĩ thảo (灌耳草).

+ Tên Trung văn: 谷精草 GUJINGCAO

+ Tên Anh Văn:”BuergerPipewortFlower,FlowerofBuergerPipewort”

+ Tên La tinh:

Dược liệu FlosEriocauli; nguồn gốc thực vật Eriocaulonbuergeria-numKoern.

+ Nguồn gốc: Là cụm hoa kèm thân hoa của Cốc tinh thảo thực vật họ Cốc Tinh Thảo (Eriocaulaceae).

Cốc tinh thảo Eriocaulon buergerianum Koern.

Dược liệu Cốc tinh thảo

Phân bố

Các vùng An Huy, Giang Tô, Triết Giang, Đài Loan, Hồ Nam, Hồ Bắc v.v…của Trung Quốc. Ở các vùng Quảng Đông, Quảng Tây, Phúc Kiến v.v…, sử dụng quen cụm hoa dạng đầu Hoa Nam Cốc tinh thảo và Mao Cốc tinh thảo, thường gọi là Cốc tinh châu.

Thu hoạch

Tháng 8 ~ 9 thu hái, tuốt thân hoa ra, bỏ đất, phơi khô.

 Tính vị

– Trung dược đại từ điển: Cay, ngọt, mát- Trung dược học: Cay, ngọt, bình.

– Bản thảo thập dị: Vị ngọt, bình.

– Nhật hoa tử bản thảo: Mát.

Qui kinh

– Trung dược đại từ điển: Vào kinh Can, Vị.- Trung dược học: Kinh Can, Phế.

– Bản thảo kinh sơ: Kinh Túc quyết âm, dương Minh.

Công dụng và chủ trị

Trừ phong tán nhiệt, sáng mắt, tan màng mắt.

Trị màng mắt, quáng gà, đau đầu, đau răng, hầu tý, chảy máu cam.

– Khai bảo bản thảo: Chủ trị hầu tý, răng phong đau và các chứng ghẻ lở.

– Cương mục: Trị đầu phong đau, quáng gà, màng mắt, sau đậu sinh màng mắt, cầm máu.

Kiêng kỵ

– Trung dược học: Người bệnh mắt âm hư huyết thiếu không nên dùng.

Liều dùng và cách dùng

Sắc uống, 5~ 10g; hoặc cho vào hòan tán.

Dùng ngòai: Đốt tồn tính nghiền nhỏ rắc.

Liều dùng và cách dùng

  1. Thành phần hóa học:

Bổn phẩm hàm chứa Cốc tinh thảo tố (chất pipewort ) (Trung dược học).

  1. Tác dụng dược lý:

Thí nghiệm ngòai cơ thể thuốc ngâm nước bổn phẩm có tác dụng ức chế một số chân khuẩn ngòai da. Thuốc sắc của nó có tác dụng ức chế trực khuẩn mủ xanh, khuẩn song cầu viêm phổi, trực khuẩn đại trường (Trung dược học).

Bài thuốc cổ kim tham khảo

+ Phương thuốc 1:Trị trong mắt có màng che: Cốc tinh thảo, Phòng phong lượng bằng nhau. Nghiền nhỏ, nước cơm uống vậy.

(Cương mục)

+ Phương thuốc 2:

Trị thiên chính đầu thống: Cốc tinh thảo 1 lượng, dùng bột mì hòa rải ra trên giấy, dán vào chổ đau, khô lại thay.

(Diêu tăng thản tập nghiệm phương)

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây