Tác dụng chữa bệnh của Cỏ tranh, cỏ gianh

Vị thuốc Đông y

Cỏ tranh

Tên khác:

Cỏ tranh săng, nhả cà, lạc cà (Tày), gan (Dao)

Tên khoa học: Imperata cylindrica (L.) Beauv.

Họ Lúa                 (Poaceae)

MÔ TẢ

Cây thảo, sống dai, có thân rễ cứng phủ nhiều vảy. Thân trên không mọc thẳng, có lông cứng và nháp. Lá hình dải, hẹp ngang, rất dài, nháp và gợn ở mặt trên và ở mép, nhẵn hoặc có lông cứng ở mặt dưới, bẹ lá mảnh, lưỡi bẹ mềm có lông dài.

Cụm hoa là những bông màu trắng, thuôn dài, có lông tơ mịn, mày mềm màu lục nhạt, hoa có 2 nhị, bầu màu nâu.

Mùa hoa quả gần như quanh năm.

Vị thuốc bạch mao căn
Vị thuốc bạch mao căn – rễ cỏ gianh

PHÂN BỐ, NƠI MỌC

Trên thế giới, cỏ tranh phân bố rộng rãi ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đổi thuộc châu Á, châu Phi, châu Mỹ, châu Đại Dương, một phần của châu Âu. ở châu Á, cỏ tranh có ở Trung và Nam Á, Đông Nam Á và phía nam Trung Quốc.

ở Việt Nam, cỏ tranh mọc hoang khắp nơi từ đồng bằng, trung du đến miền núi cao, kể cả ở hải đảo. Thường gặp trên các sa van, bãi hoang rộng, đồi, nương rẫy.

BỘ PHẬN DÙNG, THU HÁI, CHẾ BIÊN

Thân rễ, thu hái quanh năm, chỉ lấy những đoạn mọc ngầm dưới đất, đem về, rửa sạch đất cát, tước bỏ rễ con, rồi phơi hoặc sấy khô.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Thân rễ cỏ tranh chứa đường các loại, chủ yếu là glucose, fructose, protein, vitamin A và c, các hợp chất phenol, chất sesquiterpen.

Đặc biệt, hàm lượng kali trong thân rễ rất cao.

TÁC DỤNG DƯỢC LÝ

Qua nhiều thí nghiệm, thân rễ cỏ tranh có tác dụng lợi tiểu rất rõ rệt. về cơ chế tác dụng, chính là do muối kali có trong thân rễ với hàm lượng cao.

Ngoài ra, thân rễ cỏ tranh còn có tác dụng cầm máu, kháng khuẩn, an thần, giải nhiệt và giảm đau.

CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Thân rễ cỏ tranh, tên thuốc trong y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian là bạch mao căn, được dùng với tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, chỉ huyết, chữa cảm, sốt, khát nước, tiểu tiện khó, đái buốt, đái ra máu, phù nề.

Liều dùng hàng ngày: 10 – 20 g dưới dạng thuốc sắc.

Đôi khi, hoa cỏ tranh cũng được dùng riêng với tác dụng cầm máu với liều lượng 9 – 15g một ngày, sắc uống.

BÀI THUỐC

  • Toa căn bản: Thân rễ cỏ tranh (8g), rau má (8g), nhọ nồi (8g), cỏ mần chầu (8g), cam thảo nam (8g), ké đầu ngựa (8g), lá muồng trâu (4g), củ sả (4g), vỏ quýt (4g), gừng tươi (2g). Tất cả thái nhỏ, phơi khô, sắc với 400 ml nước còn 100 ml, uống làm hai lần trong ngày.

Thuốc có 6 tác dụng chính là nhuận tiểu, nhuận gan, nhuận tràng, nhuận huyết, giải độc và kích thích tiêu hóa.

  • Chữa bệnh nhiệt, nóng trong, khát nước, tiểu tiện khó: Thân rễ cỏ tranh (30g), sắn dây (20g). Hai thứ thái nhỏ, phơi khô, sắc uống trong ngày.
  • Chữa đái ra máu: Thân rễ cỏ tranh (30g), hạt mã đề (20g), sắc nước, thêm đường uống, ngày một thang.

 

Vị thuốc Đông y
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận