CẨU TÍCH
Tên khác: Kim Mao Cẩu Tích, Cu Ly, Nhung Nô, Xích Tiết
Tên khoa học: Cibotium barometỳ J. Sm. = Dicksonia barometỳ L.), họ Kim mao (Dicksoniaceae).
Mô tả:
Cây: Cây có thân thường yếu, nhưng cũng có thể cao 2,5-3m. Lá lớn có cuống dài 1-2m, màu nâu nâu, ở phía gốc có vẩy hình dải rất dài màu vàng và bóng phủ dày đặc. Phiến dài tới 3m, rộng 60-80cm. Các lá lông chim ở phía dưới hình trái xoan- ngọn giáo dài 30-60cm. Lá lông chim bậc hai hình dải – ngọn giáo, nhọn lại chia thành nhiều đoạn thuôn, hẹp; mặt trên lá màu lục sẫm, mặt dưới màu lục lơ; trục lá không lông; các gân của các lá chét bậc hai có lông len. Ổ túi bào tử 1 hay 2, có khi 3 hay 4 ở về mỗi bên của gân giữa bậc 3; các túi màu nâu nâu, có 2 môi không đều nhau; cái ở ngoài hình cầu, cái ở trong hẹp hơn, thuôn.
Dược liệu: Đoạn thân rễ đã loại bỏ lớp lông màu vàng nâu bên ngoài, mặt ngoài rất gồ ghề, khúc khuỷu, có những chỗ lồi lên thành mấu, màu nâu hoặc nâu hơi hồng, đường kính 2 – 5 cm, dài 4 – 10 cm, rất cứng, khó cắt, khó bẻ gẫy; đôi khi còn sót lại ít lông màu vàng nâu. Dược liệu khi dùng thường đã thái thành phiến mỏng hình dạng thay đổi, mặt cắt ngang nhẵn, màu nâu hồng hay nâu nhạt, có vân.
Bộ phận dùng: Thân rễ đã cạo sạch lông, phơi hay sấy khô của cây Lông culi (Cibotium barometỳ J. Sm. = Dicksonia barometỳ L.), họ Kim mao (Dicksoniaceae).
Phân bố: Cây phân bố rất rộng rãi ở ven rừng phục hồi sau nương rẫy và trên các tràng cây bụi hoặc nơi đất ẩm gần bờ khe suối, rừng núi ở khắp các tỉnh từ Lào Cai. Hà Giang, qua Quảng Nam-Đà Nẵng đến Lâm Đồng.
Thu hái: Thân rễ quanh năm, tốt nhất vào mùa thu- đông, cắt bỏ rễ con và cuống lá, cạo hết lông vàng để riêng. Rễ củ đã cạo hết lông, rửa sạch, thái phiến hay cắt từng đoạn dài 4-10mm, phơi hay sấy khô. Cần bảo quản nơi khô ráo. Khi dùng tẩm dược liệu với rượu để một đêm rồi sao vàng.
Thành phần hóa học: Thân rễ cẩu tích chứa tinh bột (30%) và aspidinol, lông vàng ỏ thân rễ có tanin và sắc tố.
Công năng: Bổ can thận, mạnh gân xương, trừ phong thấp.
Công dụng:
Chữa đau khớp, đau lưng, phong thấp, tay chân nhức mỏi, đau dây thần kinh toạ, người già thận yếu đi tiểu nhiều.
Lông vàng quanh thân rễ dùng đắp ngoài chữa các vết thương chảy máu. Người ta thường để nguyên thân rễ với 4 gốc cuống lá tạo hình con vật 4 chân có lông vàng (Kim mao Cẩu tích) rồi phun rượu vào tạo ẩm cho lông mọc nhiều để lấy lông dùng cầm máu. Hoặc lấy đoạn thân rễ có lông đem treo lên, thỉnh thoảng lại phun rượu để lông mọc tiếp.
Cách dùng, liều lượng: 10-18g mỗi ngày, dạng thuốc sắc, ngâm rượu.
Bào chế: Rang cát nóng, cho dược liệu đã thái phiến vào, tiếp tục rang cho cháy hết lông còn sót lại. Lấy ra để nguội, rửa sạch, ngâm nước 12 giờ, đồ kỹ cho mềm, tẩm rượu 12 giờ rồi sao vàng. có thể chích muối ăn để tăng bổ thận.
Bài thuốc:
Trị đau lưng, gân mạch khớp chân khó cử động:
- Cẩu tích, đỗ trọng, khương hoạt, nhục quế mỗi thứ 30 g; tỳ giải, chế phụ tử, ngưu tất mỗi thứ 50 g; tang ký sinh 40 Rượu trắng 1.500 ml ngâm một tuần, lọc phần trong để uống. Hoặc ngâm 3 lần nhập lại để uống thì kinh tế hơn.
- Cẩu tích, khương hoạt, đỗ trọng, quế tâm, tang ký sinh, phụ tử chế mỗi thứ 30 g; tỳ giải, ngưu tất mỗi thứ 45 Rượu trắng 2.500 ml ngâm như trên (hai bài trên cùng công dụng, cùng thành phần, khác liều lượng).
Trị can thận hư suy, phong thấp lưng chân đau: Cẩu tích, đan sâm, hoàng kỳ mỗi thứ 30 g, đương quy 25 g, phòng phong 15 g; rượu trắng 1.000 ml.
Trị lưng đau, gối mỏi thuộc thận âm hư: Cẩu tích, thỏ ty tử, đương quy, phục linh, lượng bằng nhau. Nghiền thành bột, luyện mật ong thành viên 9 g. Ngày uống 3 lần. Mỗi lần 1-2 viên uống với nước sôi.
Bổ thận cường yêu (yêu = cột sống): Can thận bất túc, đau mỏi thắt lưng tiểu tiện luôn, phụ nữ đới hạ. Cẩu tích 16 g, ngưu tất, thỏ ty tử, sơn thù du, lộc giao (chưng), đỗ trọng mỗi thứ 12 g, thục địa 16 g. Sắc uống.
Lưng gối mỏi do thận can hư: Cẩu tích 10 g, sa uyển tử 12-15 g, đỗ trọng 10-12 g. Sắc uống ngày một thang.
Viêm cột sống tăng sinh có gai do can thận bất túc: Cẩu tích, bạch thược, thục địa, nhục thung dung, ngưu tất, cốt toái bổ mỗi thứ 15 g; sơn thù du, câu kỷ tử, nữ trinh tử, đương quy mỗi thứ 10 g; kê huyết đằng 30 g; mộc hương 6 g. Sắc uống ngày một thang.
Đau nhức tất cả các khớp to nhỏ (riêng từng khớp hoặc cùng lúc nhiều khớp vào buổi sáng ngủ dậy hoặc về chiều tối nhiều hơn): Cẩu tích 30 g; cốt toái, huyết giác, độc hoạt, ngưu tất mỗi thứ 20 g; sinh địa, mạch môn, mộc qua, đan bì, cốt khí củ mỗi thứ 15 g.
Nếu đau lưng, nhức mỏi, gia thêm ba kích, tục đoạn, hà thủ ô mỗi thứ 12 g. Chân tê bì hay hơi nề, gia mộc thông, tỳ giải, thiên niên kiện mỗi thứ 12 g. Sưng khớp có sốt, gia hoàng đằng 12 g, bạch chỉ 6 g.
Đau đầu, khó ngủ, táo bón, huyết áp cao thêm quyết minh tử (hạt muồng sao) 24 g.
Các khớp tê buốt, sưng phát cước, sợ nước, sợ lạnh ăn k m tiêu, đại tiện lỏng: Cẩu tích, bạch chỉ, cốt toái, thiên niên kiện, độc hoạt, thương truật đều 15 g; bạch truật 20 g; xuyên khung, tô mộc, tùng hương hay nhũ hương, quế chi đều 10 g; phụ tử chế, cam thảo đều 8 g. Sắc uống hai ngày một thang.
Kiêng kỵ: Thận hư nhiệt, nước tiểu vàng không nên dùng.
Tham khảo
CẨU TÍCH
Tên khác: Cù liền, cù lần, cây lông khỉ, kim mao, cút báng (Tày), co cút pá (Thái), nhài cù viằng (Dao).
Tên khoa học: Cibotium barometz J. Sm.
Họ Cẩu tích (Thyrsopteridaceae)
MỒ TÁ
Dương xỉ thụ trạng có thân rễ phủ nhiều lông màu vàng. Lá kép có cuống to cứng, có rất nhiều lá chét bậc một, bậc hai xếp sít nhau, mặt trên màu lục, mặt dưới nhạt.
Cây sinh sản bằng bào tử bao bọc trong áo màu nâu thành túi, xếp ở hai bên gân giữa ở mặt dưới lá; bào tử hình hơi tròn, sần sùi, màu đen nhạt.
Mùa sinh sản: tháng 10-1.
PHÂN BỐ, NƠI MỌC
Cẩu tích phân bố ở vùng nhiệt đới gồm các nước Đông Nam Á, Ấn Độ, Trung Quốc.
ở Việt Nam, cây mọc hoang ở các tỉnh miền núi phía Bắc, như Lai Châu, Hà Giang, Lào Cai, Bắc Cạn, Cao Bằng, Lạng Sơn… và ở miền Nam các tỉnh Quảng
Nam, Kon Tum, Đắc Lắc. Thường gặp thuần loại ở ven rừng hoặc dọc bờ khe SUỐI, với trữ lượng khá lớn.
Cẩu tích đã được đưa vào Sách Đỏ quốc gia để triệt để bảo vệ.
BỘ PHẬN DÙNG, THU HÁI, CHẾ BIẾN
Thân rễ cẩu tích, thu hái vào mùa hạ hay mùa đông, cạo hết lông, ngâm nước, rửa sạch, đồ cho mềm, thái mỏng, phơi hoặc sấy khô. Khi dùng, tẩm dược liệu với rượu, rồi sao vàng.
Lông vàng sau khi cạo khỏi thân rễ, đem chải và nhặt sạch tạp chất, rồi phơi hoặc sấy khô. Bảo quản chống ẩm.
THÀNH PHẦN HÓA HỌC
Thân rễ cẩu tích chứa tinh bột, daucosterol, p-sitos- terol, acid stearic, acid cafeic.
Lông thân rễ chứa tanin và sắc tố.
TÁC DỤNG DƯỢC LÝ
Thân rễ cẩu tích có tác dụng chống viêm.
CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG
Cẩu tích có vị đắng, ngọt, tính bình, có tác dụng bổ can thận, mạnh gân xương, trừ thấp khớp, chữa đau lưng, đau mình, phong thấp, nhức mỏi, tiểu tiện nhiều, bạch đói, di tinh.
Liều dùng hàng ngày: 10 – 12g dưới dạng thuốc sắc.
Lông vàng ở thân rễ, tên thuốc trong dân gian là lông cu ly (sở dĩ có tên này là vì khi cắt hết lá chỉ còn lại những gốc cuống thì thân rễ lúc này rất giống con cu ly), y học cổ truyền gọi là kim mao, được dùng làm thuốc cầm máu. Khi bị đứt tay, đứt chân, vết thương chảy máu, lấy một dúm lông dịt vào, máu sẽ cầm ngay.
BÀI THUỐC
- Chữa phong thấp, đau mỏi, người già đi tiểu nhiều lần, đái nhắt, đái són:
Cẩu tích (80g), tỳ giải (60g), vỏ cây chân chim (40g), rễ gắm (40g), cốt toái bổ (40g), hy thiêm (40g), thạch hộc (40g), ngưu tất (40g), quán chúng (20g), lá ké (20g). Tất cả thái nhỏ, phơi khô, ngâm với rượu, càng lâu càng tốt. Ngày uống hai lần, mỗi lần 1 chén nhỏ.
Có thể tán bột, rây mịn làm viên uống dần với rượu hoặc nước gừng (Theo Hải Thượng Lãn Ông – Bách gia trân tăng).
- Chữa tay chân tê bại, không muốn cử động:
Cẩu tích (20g), mộc qua (12g), tần giao (12g), đỗ trọng (8g), ngưu tất (8g), tang chi (8g), tục đoạn (8g), quế chi (4g), tùng tiết (4g).
Sắc uống ngày một thang.