Tên khác:
Dương sâm, tây sâm, Hoa Kỳ sâm
Nguồn gốc:
Đây là rễ tây dương sâm, thuộc loài thực vật họ ngũ gia bì.
Sản xuất chủ yếu tại Bắc Mĩ.
Một số nơi trên lãnh thổ Trung Quốc cũng có trồng loại sâm này.
Phân biệt tính chất, hình dạng:
- Tây dương sâm thật: Thể chất nhẹ, sắc miếng ra thấy bên trong hơi nổi lên đường vân hoa cúc nhỏ nhắn, vị thơm mát.
- Tây dương sâm giả: Thể chất văng, sắt miếng ra thấy bên trong đặc nhiều, không có đường vân hoa cúc, không có vị thơm mát.
- Loại tốt thường là sợi đều, chất cứng, thể nhẹ, bề mặt có vân ngang dày đặc, mùi thơm mát, vị đậm.
- Nói chung, loài mọc hoang dại là thượng hạng, loại trồng chất lượng kém hơn.
Tính vị và công dụng:
- Tây dương sâm tính mát, vị hơi đắng, qui về các kinh tâm, phế, thận.
- Có thể bổ phế ích khí, dương vị sinh tân, thanh nhiệt tả hoả.
Chủ trị:
Âm hư nội nhiệt, bải hoải sau khi ốm dậy, âm hư ho suyễn, khạc ra máu, phổi co thắt, mất tiếng v.v…
- Theo các công trình nghiên cứu hiện đại, Tây dương sâm có các thành phần của chất nhầy nhân sâm, mỡ thực vật, dầu bay hơi v.v…
- Có tác dụng chí cường lực tráng, tác dụng trấn tĩnh đối với não, có tác dụng hưng phấn vừa đối với trung khu sinh mệnh.
Bảo quản:
- Tốt nhất để nơi mát mẻ, khô ráo.
- Cũng có thể phơi khô, bao gói kín để dành.
- Chú ý chống ẩm, phòng độc và đề phòng mối mọt.
Những phương thuốc thường dùng:
- Tây dương sâm tửu: (rượu tây dương sâm)
- Tây dương sâm 30g – Rượu gạo 500 ml.
+ Cách làm:
Bỏ Tây dương sâm vào lọ sạch, đổ rượu vào ngâm trong 7 ngày.
Uống ngày 2 lần, mỗi lần một chén nhỏ, uống lúc đói.
+ Thích hợp chữa trị các bệnh:
- Âm hư hoả vượng
- Hen suyễn, khạc đờm có máu
- Bị nhiệt bệnh, khí âm lưỡng thương
- Buồn bực, mệt mỏi, khát nước.
- Khó nước bọt.
- Háo miệng rộp lưỡi v.v…
- Tây dương sâm thang (thang tây dương sâm)
- Tây dương sâm với lượng vừa phải.
- Thái lát mỏng
- Khi nấu canh rau cho lẫn vào nồi cùng nấu.
- Cả canh, cả rau, cả thuốc cùng ăn một lúc.
- Dùng cho người nào thân thể hư nhược, khí hư âm khuy.
- Tây dương sâm chúc (cháo tây dương sâm)
- Tây dương sâm 3g
- Lá đạm trúc 6g
- Gạo lức 30g
- Mạch đông (còn gọi là mạch môn đông. N.d.) 10g
+ Cách làm:
- Mạch đông và lá đạm trúc bỏ vào sắc lấy nước bỏ bã.
- Bỏ gạo lức vào nước ấy nâu cháo
- Cháo gần chín, bỏ tây dương sâm (thái lát mỏng) vào, nấu nhừ.
+ Thích hợp chữa trị các bệnh:
- Khí âm thiếu, do vậy mà có biểu hiện buồn bực, khát nước, hụt hơi, miệng khô, bải hoải do chứng hư nhiệt sinh ra.
- Tây dương sâm yến oa thang (Tây dương sâm yến sào)
- Yến oa (tức yến sào N.d) 6 – 9g
- Tây dương sâm 3 – 6g
+ Cách làm:
- Ngâm yến sào cho nở, rửa sạch tạp chất, cho vào nồi cùng với tây dương sâm, cho nước vào ninh nhừ mà uống.
+ Thích hợp chữa trị các bệnh:
- Lao phổi, ho khan.
- Triều nhiệt, đổ mồ hỏi trộm.
- Chưng tây dương sâm long nhãn nhục (Tây dương sâm hấp cùi nhãn)
- Cùi nhãn (tức long nhãn nhục) 30g
- Tây dương sâm 3g
- Đường trắng (lượng thích hợp)
+ Cách làm:
- Rửa sạch cùi nhãn
- Tây dương sâm sắt miếng.
- Bỏ cả hai thứ vào cốc từ trên nắp cốc trùm bằng giấy bông ướt.
- Bỏ cốc vào nồi chưng, hấp chín.
+ Thích hợp chữa các bệnh:
Khí huyết thiếu hoặc khí âm thiếu sau khi đẻ hoặc sau khi ốm dậy.
- Nhị sâm thang (Thang tây sâm, bắc sâm)
- Tây dương sâm 50g
- Bắc sa sâm 15g
- Thiên môn đông 15g
- Xuyên bối mẫu 15g
- Bạch cập 20g
Cho nước vào sắc uống. Mỗi ngày uống một thang.
+ Thích hợp chữa các bệnh:
- Ho lâu ít đờm
- Trong đờm có lẫn máu
- Miệng rộp, hầu khô
- Âm hư gây nên nóng nhiệt gan bàn tay, gan bàn chân.
- Sâm thất linh chi tán (bột sâm – tam thất – linh chi)
- Tây dương sâm 50g
- Tam thất 50g
- Linh chi 100g
Cho cả ba thứ vào với nhau nghiền thành bột mịn. Ngày uống hai lần, mỗi lần 5g. uống bằng nước sôi nóng.
+ Thích hợp chữa trị các bệnh:
- Tâm phiền muộn, đau nhức
- Tim đập hốt hoảng, hụt hơi.
- Miệng khô, lưa lưỡi ít.
- Khi ăn lưỡng hư dẩn đến tưa lưỡi đỏ có vết đốm tụ máu.
- Có hiện tượng tụ máu ở da.
Hiện nay phần nhiều dùng để chữa trị bệnh cơ tim.
- Viên con nhộng tây dương sâm
- Tây dương sâm 100g
Tây dương sâm rửa qua, sấy khô, nghiền bột mịn, đựng vào nang nhộng. Uống ngày 2 lần, mỗi lần 1 viên, uống bằng nước sôi nóng.
Dùng cho người khí âm lưỡng hư sinh ra tinh thần mỏi mệt, khí đoản, chân tay bải hoải, dễ bị cảm ngoại tà v.v…
- Sâm hộc thang (thang tây dương sâm thạch hộc)
- Tây dương sâm 3 – 6g
- Thạch hộc 15g
- Bạch vi (còn gọi là “sào thái” hoặc “dã uyển đậu. N.d.) 9g
- Mạch đông (còn gọi là mạch môn đông. N.d.) 9g
- Địa cốt bì 9g
Sắc uống ngày 1 tháng.
Dùng cho người bị tiểu nhiệt lúc quá trưa, nóng ran gan bàn tay, gan bàn chân, họng khô miệng rộp, tưa lưỡi ít, lưỡi đỏ do âm hư nội nhiệt v.v…
Những cấm kỵ khi dùng thuốc:
- Người nào có thể chất hư hàn mà dương khí hư kiêng không dùng.
- Người nào ăn không ngon miệng, đờm nhiều, miệng ngấy, đàm thấp thịnh nên ổ bụng bị trướng kiêng không dùng.
- Kiêng dùng đồ sắc và sao trên lửa.
- Khi pha chế thuốc cấm kỵ: phản lê lô, không được dùng chung.