Bồ hoàng

Vị thuốc Đông y

Tên khoa học:

Typha Angustata Bory Et Chaub. Họ khoa học: Typhaceae.

Tên gọi:

Tên cây cỏ Nến vì hoa như cây nến.

Tên Việt Nam:

Cây cỏ nến, Bồ đào, Hương bồ, Bông nên, Bông liễng.

Tên Hán Việt khác:

Hương bồ, Cam bố, Tiếu thạch Sanh bồ hoàng, Sao bồ hoàng, Bồ hoàng thái (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

Mô tả:

Cây thảo cao 1,5 đến 3m. Thân tròn lá hình bàn dài, mọc thành 2 hàng, có bẹ to. Hoa đơn tính cùng gốc, họp thành bông riêng biệt nhưng thường nằm trên một trục chung, bông đực ở trên, bông cái ở dưới, hai bông cách nhau một quãng ngắn. Cả cụm hoa trông như một cây nến màu đỏ. Nhị ở hoa đực bao bởi lông ngắn màu vàng, rất nhiều hạt phấn. Bông cái có cột nhụy dài, có nhiều lông trắng hay hơi hung, bầu có hình chỉ. Quả nhỏ hình thoi, khi chín mở dọc.

Phân biệt:

  • Cây cỏ nến nam (Typha javanica Graebn) là cây thảo cao 1,3-2,2m thân cứng, lá hẹp đầu thuôn. Bông hoa đực và bông hoa cái cách nhau 1,2- Bông đực hình trụ dài, có lông màu hung, nhị có chỉ mảnh ngắnm, bao phấn hình chỉ, hạt phân nhỏ màu vàng. Bông cái đỏ hơn ở loài trên, hình trụ cột nhụy dài, có nhiều lông mảnh, bầu có đầu nhụy màu nâu. Có quả vào tháng 1-2. Cây có nhiều ở Miền nam Việt Nam. Mầm cây non và nhị hoa có thể ăn được. Lông vàng và nhị hoa được dùng làm thuốc như cây Cỏ nến trên.
  • Ngoài ra người ta còn dùng Cây Typhaorientalis A Stuart là cây Cỏ nến cao từ 1,5-3m có thân rễ. Lá dài hẹp. Hoa đơn tính cùng gốc, họp thành bông riêng cách nhau 0,6-5,5cm nằm trên cùng một trục chung: bông đực ở trên, bông cái ở dưới. Nhị ở hoa đực bao bọc ở những lông ngắn màu vàng nâu, bông cái có lông nhạt hơn quả nhỏ, hình thoi, khi chín mở theo chiều dọc.
  • Ngoài những cây trên ra, người ta còn lấy phấn của những cây cùng họ với tên Bồ hoàng như Typha angustifolia Typha latifolia L., Typhadavidiana hand Mazz., Typha minima Funk…
  • Cần phân biệt với Cây Thạch Xương bồ (Acorus gramineus Soland) cũng được gọi là Bồ hoàng (Xem: Thạch xương bồ).

Địa lý:

Cây mọc ở khắp nơi đầm lầy ở Việt Nam, nhưng vị này đã phải nhập của trung Quốc.

Thu hái, sơ chế:

Thu hoạch vào tháng 4 chọn lặng gió, cắt bông hoa phơi khô, thứ vàng là tốt (nếu trời râm phải trải ra, tránh ủ nóng làm biến chất), dùng cối nghiền sạch lông và tạp chất, phơi lấy hột nhỏ phơi khô để dùng.

Phần dùng làm thuốc:

Dùng phấn hoa phơi khô của hoa đực. Dùng cả nhị đực và cái là không đúng.

Mô tả dược liệu:

Chất bột nhẹ màu vàng tươi, quan sát dưới kính hiển vi hạt hoa gần hình cầu hoặc hình bầu dục, phấn hoa trong bột hình sợi dài khoảng 1,5mm, màu vàng đất hoặc màu nâu nhạt. Loại cỏ màu vàng óng ánh, khô hạt nhỏ nhẹ xốp không lẫn tạp chất là thứ tốt, thứ phơi nâu là k m.

Bào chế:

Bọc 3 lần giấy nước cho sắc vàng, để nửa ngày sấy khô (Lôi Công Bào Chế Dược Tính Luận). Dùng sống thì không bào chế, dùng chín thì sao qua.

Bảo quản:

Dễ bị hút ẩm sinh mốc, khi đem phơi phải bọc trong giấy mỏng để khỏi bay. Tránh nóng quá sẽ biến chất. Đựng trong lọ kín.

Tác dụng:

Hoạt huyết, khử ứ, lương huyết, chỉ huyết, đồng thời có tác dụng tiêu sưng ra mủ.

Tính vị:

Vị ngọt, tính bình (Trung Dược Học).

Qui kinh:

Vào kinh Can, tỳ, Tâm bào lạc (Trung Dược Học).

Chủ trị:

Trị thống kinh do ứ huyết, đau ứ hoặc rong kinh sau khi sinh, ứ đau do té ngã, chấn thương, sưng, làm mủ, họng sưng đau. Xuất huyết bên ngoài do ngoại thương, đắp lên. Nhị cái cũng có công dụng rịt vào nơi chảy máu.

Liều dùng: Dùng từ 3 – 9g

Kiêng kỵ:

Âm hư, không bị ứ huyết không được dùng.

Cách dùng:

Dùng sống có tác dụng lợi tiểu, tiêu viêm, tiêu ứ huyết, hành huyết. Sao đen có tác dụng cầm máu, bổ huyết (Lôi Công Bào Chế Dược Tính Luận).

Tham khảo “Dược phẩm vựng yếu”

Khí vị: Vị ngọt cay, bình, tính hơi hàn, không độc, vào huyết phận của Can.

Chủ dụng: Sao đen dùng thì chữa thổ huyết, tiện huyết, bổ hư lao, để sống dùng thì phá được huyết ứ tích trệ, chữa đau nhức, máu huyết tích khối, huyết nhiệt chạy bậy, con gái kinh nguyệt không điều, đàn bà đẻ đau dạ con, chữa trật đã tổn thương, ung thư chốc lở do phong, kiêm lợi tiểu tiện. Vô luận là Trường phong, thổ huyết, nục huyết đều chữa được, lại chữa chứng đái ra máu, kiết lỵ ra máu.

Nhận xét: Bồ hoàng là thuốc của huyết phận, nhưng huyết chứng thuộc nguyên nhân ngoài mà chữa ngọn (tiêu) thì có công hiệu kỳ diệu, còn chứng thổ huyết, nục huyết do nội thương hư yếu thì khó thu được hiệu quả.

GIỚI THIỆU THAM KHẢO

“Tam nhân phương”

Bài Bồ hoàng tán

Bồ hoàng sao tán nhỏ, dùng ít một xát vào dưới lưỡi chữa trẻ em lưỡi cứng, lưỡi dày, lở loét.

“Tuệ Tĩnh toàn tập”.

  • Chữa bị đánh hoặc ngã tổn thương, máu ứ công vào Tim đau đớn, dùng Bồ hoàng tán nhỏ, uống với Rượu lúc đói, liều uống mỗi lần 3đ.
  • Chữa sau khi sinh máu ra quá nhiều, dùng Bồ hoàng sao 2 lạng (20đ), sắc, chia uống 2 lần trong ngày.

“Hành giản trân nhu”-Hải Thượng Lãn Ông

Chữa bệnh lưỡi sưng đầy miệng (chậm chữa thì chết) dùng Bồ hoàng hoặc dùng Bồ hoàng với can Khương (hai vị bằng nhau) tán nhỏ, xát vào, nửa ngày là khỏi.

“Hòa tễ cục phương”

Bài Thất tiếu tán

Ngũ linh chi, Bồ hoàng, lượng bằng nhau. Cùng tán nhỏ, mỗi lần hãm 8-12g bột thuốc với Nước hoặc nửa Nước, nửa Dấm (dùng vải bao thuốc), chia uống 2 lần trong ngày.

Có tác dụng hoạt huyết, hóa ứ, tán kết, chi thống.

Trị ứ huyết, trở trệ, ngực bụng đau, hành kinh đau bụng, sinh xong đau bụng.

Gia giảm: Nếu đau nhiều thêm Nhũ hương, Một dược.

Nếu huyết ứ do hư hàn thêm Đương quy, Xuyên khung, Ngãi diệp. Khí trệ thêm Hương phụ, Thanh bì, Tiểu hồi. Neu huyết hư họp bài Tứ vật thang, để dưỡng huyết.

“Tế sinh phương”

Bài Tiểu kế ẩm tử

Tiểu kế 20g, Hoạt thạch 40g, Bồ hoàng 12g, Mộc thông 6g, Ngẫu tiết 12g, Sinh địa 40g, Đương quy 12g, Trúc diệp 12g, Cam thảo 4g, Chi tử 12g.

Cùng tán nhỏ, mỗi lần sắc uống 8-12g, ngày vài lần.

Chữa nhiệt kết ở hạ tiêu, tiểu tiện ra máu mủ.

“Những bài thuốc tâm huyết…”

Bài Sâm ô hợp tễ

Đảng sâm 20g, Chế thủ ô 12g, Sơn dược 15g, Bạch cập 10g, Tục đoạn 10g, Nữ trinh tử 10g, Hạn liên thảo 12g, Tiên hạc thảo 12g, Bồ hoàng thán 10g, Cam thảo 6g.

Gia giảm: Nếu xuất huyết nhiều gia A giao 12g, Điền thất bột 3g. Khí hư nặng gia Hoàng kỳ 15-20g. Có tác dụng dưỡng âm, ích khí, kiêm bổ Thận. Chữa hành kinh lượng quá nhiều, mạch tế nhươc, khí âm đều hư, đoản hơi, yếu sức, hoặc lòng bàn chân tay nóng, đầu nóng.

Vị thuốc Đông y
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận