Bản lam căn

Vị thuốc Đông y

Tên khoa học:

Herba Lobeliae.họ Verbenaceae.

Tên khác: Tùng lam, định thanh căn. Bọ mẩy, đại thanh.

Nguồn gốc:

Khắp nơi ở Trung Quốc đều có trồng, lá gọi là lá đại thanh, cũng có thể làm thuốc. Cây ưa sáng, mọc nhiều ở đồi hoang, ở các vùng trung du, đồng bằng nước ta.

Phân biệt tính chất, đặc điểm:

Bản lam căn
Bản lam căn

Đây là những miếng hình bầu dục, thái dầy. Bề mặt màu vàng, xám hoặc màu vàng nhạt, có vân nhăn dọc và mắt vỏ nằm ngang, có miếng còn cả rễ nhánh hoặc vết rễ nhánh. Mặt cắt phần vỏ màu trắng vàng nhạt, phần gỗ mầu vàng. Vị hơi ngọt chuyển sang đắng và chát. Loại nào khô, thân dài mà đều con, bóng dầu là loại tốt.

Bảo quản:

Để nơi khô ráo, phòng độc, phòng mọt.

Tính chất hóa học:

Arginine, glutamin, indican, indigo, salicylic acid, indirubin, uridine, kinetin

Tính vị qui kinh

Bản lam căn tính hàn, vị đắng, về kinh tâm, vị.

Công dụng:

Có công hiệu thanh nhiệt giải độc, mát máu, tiêu tụ, tiêu đờm, lợi họng, tiêu viêm, giảm ho, long đờm… Phù hợp với các bệnh phong nhiệt thấp độc, nhiệt độc nhập vào máu, sinh ra đầu đau sưng, sốt cao, nói mê sảng, họng sưng rát, nóng ruột, phiền muộn, miệng khát, bí ỉa, đổ máu cam, phát ban, đốm da, da voi và các bệnh viêm gan cấp, mạn tính, lên quai bị, viêm màng não và tuỷ sống có tính chất lưu hành, lên sởi v.v…

Liều dùng:

10 – 30g

Những cấm kỵ khi dùng thuốc:

Người nào tỳ vị hư hàn cấm dùng đơn lẻ, kiêng dùng nhiều, dùng lâu quá liều. Dùng lâu quá liều dễ bị xuất huyết dạ dày và đường ruột, và hay bị dị ứng.

Các bài thuốc thường dùng:

Tiết tiêu ẩm (thuốc uống tiêu viêm)

Bản lam căn 60g – Ngân hoa 60g

Cam thảo 15g

Hãm nước sôi, uống nhiều lần thay trà. Chữa viêm loét thịt.

Khẩu xú tiêu độc ẩm (thuốc hôi miệng)

Bản lam căn 20g – Hoa cúc dại 20g

Trắc bách diệp 20g – Hoa kim ngân 12g Sắc 2 nước, trộn lẫn, uống nhiều lần thay trà.

Chữa bệnh hôi miệng do những hư rữa trong khoang, miệng gây ra.

Khư vưu tẩy tễ (thuốc tẩy mụn hột cơm)

Bản lam căn 60g – Sơn đậu căn 60g

Sắc 2 nước, đổ vào chậu, ngâm chân khi nước còn nóng, ngày 1 lần, mỗi lần 30 phút. Dùng để chữa hột cơm ở chân.

Bản lam căn tẩy tễ (bản lam căn chữa mụn cơm mắt cá)

Bản lam căn 40g

Tử thảo 15g

Hương phụ 15g

Đào nhân 9g

Sắc hai nước, trộn lẫn, rửa chỗ đau. Ngày 3 lần. 1 thang có thể dùng trong 3 ngày. Dùng để chữa mắt cá chân và mụn cơm hay lây.

Bản lam căn trà (Trà bản lam căn)

Bản lam căn 60g, hãm nước sôi, uống nhiều lần thay trà.

Dùng để chữa bệnh quai bị, cũng có thể phòng chống cảm cúm hay lây.

Tiêu thống tán: (thuốc bột giảm đau)

Bản lam căn 60g

Cương tàm  60g.

Nghiền chung thành bột. Uống ngày 2 lần, mỗi lần 10g. Dùng cho người bị đau dây thần kinh tam thoa. Thần kinh tam thoa: là đôi dây thần kinh nào số 5, nhận và xử lí cảm giác của mặt, răng, giác mạc, khoang mũi, môi, miệng, phần lớn da đầu và màng não, ngoài ra còn xử lí vận động của các cơ nhai. (Nid.)

Ngũ căn thang (thang 5 loại “căn” – tức “rễ”)

Rễ cỏ tranh 30g (bạch mao căn)

Rễ tử thảo (tử thảo căn) 9g

Rễ qua lâu 15g (qua lâu căn)

Rễ xuyên thảo (xuyến thảo căn) 9g

Rễ bản lam 9g (Bản lam căn)

Sắc hai nước. Uống ngày 1 thang (trộn lẫn), chia 2 lần sớm, tối.

Dùng cho người bị viêm loét dữ dội đốm đỏ nổi hạch. Phải kiêng ăn cay.

Can khang thang (thang thuốc bổ gan)

Điền cơ hoàng 30g

Bản lam căn 15g

Bạch thược 12g

Kê cốt thảo 12g

Nhân trần 12g

Hoàng cầm 9g

Sài hồ 6g

Cam thảo 6g.

Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần sớm, tối.

Dùng cho người viêm gan mãn tính. Chủ trị chứng đau lườn phải, khô miệng, đắng miệng, buồn nôn, đầy bụng dưới, kém ăn, đi lỏng, thần kinh và cơ bắp đều mệt mỏi, hoặc bị bệnh vàng da.

Thanh nhiệt giải độc âm (thuốc thanh nhiệt giải độc)

Bản lam căn 12g

Bạc hà 12g

Hoa kim ngân 12g

Lư căn 12g

Xác ve 12g

Thần khúc 12g

Cát ngạnh 12g

Hoắc hương 12g

Kinh giới 12g

Cam thảo 9g

Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần sớm, tối.

Dùng cho người bị cảm nhiễm đường hô hấp, cảm cúm hay lây, viêm hạch cấp tính có mủ.

Thanh phế dịch (thuốc thanh phổi)

Bản lam căn 30g – Bách tử thảo 15g

Rau dấp cá 30g – Cam thảo 10g

Cúc hoa dại 30g

Sắc hai nước, trộn lẫn, uống ngày 1 thang chia 2 lần sớm, tối.

Dùng cho người bị viêm phổi bệnh độc thời kỳ sốt cao.

Bì viêm tiêu ẩm (thuốc tiêu viêm da)

Bản lam căn 12g – Cát ngạch 9g

Hoàng cầm 9g – Hoàng liên 5g

Ngưu bàng tử 9g – Cam thảo 5g

Huyền sâm 9g – Bạc hà 5g

Sắc 2 nước, trộn lẫn, uống ngày 1 thang chia 2 lần sớm, tối.

Dùng cho người bị viêm da do ánh sáng mặt trời.

Thanh nhiệt lợi thấp thang (thuốc thanh nhiệt lợi thấp)

Bản lam căn 15g – Đại thanh diệp 30g

Hải kim sa 30g

Sắc uống ngày 1 thang. Dùng để phòng chống viêm não B, viêm màng não và màng tuỷ truyền nhiễm, cảm cúm, lên quai bị.

Khứ độc tẩy tễ (thuốc rửa khử độc)

Bản lam căn 15g – Đại thanh diệp 20g

Cam thảo 20g.

Sắc nước đầu để uống, nước 2 để rửa vết thương.

Dùng cho người bị viêm, loét thịt, rôm sẩy.

Vị thuốc Đông y
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận