Chèn ép tuỷ sống

Sổ tay nội khoa

Tiếp cận bệnh nhân Chèn ép tuỷ sống

Các triệu chứng khởi phát, như đau cổ gáy hoặc đau lưng, có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tuần. Sau đó, xuất hiện nhiều triệu chứng như: dị cảm, mất cảm giác, yếu vận động và rối loạn cơ vòng từ vài giờ đến vài ngày. Tổn thương từng vùng có thể liên quan chọn lọc một hay nhiều vùng và có thể giới hạn ở một bên tuỷ sống. Ở những trường hợp nặng, xảy ra đột ngột, mất phản xạ có thể là biểu hiện của choáng tuỷ, nhưng có thể kèm tăng phản xạ từ vài ngày đến vài tuần. Đối với tổn thương tuỷ ngực, mức độ cảm giác đau có thể biểu hiện trên thân thể, khu trú vị trí tổn thương của tuỷ sống theo khoanh dermatome.

Trên những bệnh nhân có triệu chứng tuỷ sống, bước đầu tiên là loại trừ chèn ép do khối u có thể điều trị được. Bệnh lý chèn ép thường có các dấu hiệu cảnh báo như: đau cổ, đau lưng, rối loạn bàng quang và triệu chứng cảm giác trước khi yếu cơ; những nguyên nhân không gây chèn ép như thiếu máu và xuất huyết thường gây bệnh lý tuỷ mà không có tiền triệu.

MRI có gadolinium, chụp vùng nghi ngờ dựa trên lâm sàng là cận lâm sàng chẩn đoán đầu tiên. (CT tuỷ sống có thể giúp ích trên những bệnh nhân chống chỉ định với MRI.) Chụp hình toàn bộ tuỷ sống để tìm những tổn thương khác không có biểu hiện lâm sàng. Những nguyên nhân nhiễm trùng, không như khối u, thường đi qua các lỗ liên đốt gây tổn thương thân các đốt sống lân cận.

CHÈN ÉP TUỶ SỐNG DO U TÂN SINH

Chiếm 3–-5% bệnh nhân ung thư; u ngoài màng cứng có thể là đặc điểm  ác tính ban đầu. Hầu hết u tân sinh có nguồn gốc ngoài màng cứng và do di căn đến xương cột sống lân cận. Gần như các u ác tính có thể di căn đến cột sống, di căn đến phổi, vú, tiền liệt tuyến, thận, mô lympho và loạn sản  tế bào huyết tương đặc biệt thường gặp. Đoạn tuỷ ngực thường bị nhất;  ngoại trừ u tiền liệt tuyến và u buồng trứng hay liên quan đến tuỷ thắt lưng  và tuỷ cùng di căn theo đường tĩnh mạch trong khoang màng cứng phía  trước. Triệu chứng thường gặp nhất là căng đau lưng khu trú, kèm các triệu  chứng về tổn thương thần kinh sau đó. MRI cấp cứu được chỉ định khi  nghi ngờ chẩn đoán; đến 40% những bệnh nhân bị chèn ép tuỷ sống do u tân sinh ở mức độ 1 có bệnh lý khác ngoài màng cứng không triệu chứng,  vì vậy nên chụp hình kiểm tra toàn bộ tuỷ sống. X quang thẳng sẽ bỏ sót 15-–20% tổn thương đốt sống di căn.

 ĐIỀU TRỊ Chèn ép tuỷ sống do u tân sinh

Glucocorticoids để giảm phù (dexamethasone, tối đa 40 mg mỗi ngày) có thể dùng trước khi chụp MRI hoặc CT nếu trên lâm sàng nghi ngờ cao , và tiếp tục dùng với liều thấp đến khi xạ trị (thường chỉ định 3000 cGy cho mỗi đợt 15 ngày) kết thúc.

Phẫu thuật sớm, để giải áp bằng cách phẫu thuật cắt bỏ cung sau hoặc thân đốt sống, nên cân nhắc khi các thử nghiệm lâm sàng gần đây cho thấy phẫu thuật sau xạ trị hiệu quả hơn xạ trị đơn thuần trên những bệnh nhân có một vùng tuỷ sống bị chèn ép bởi u ngoài màng cứng.

Thời gian là yếu tố cốt lõi trong quá trình điều trị; khiếm khuyết vận động cố định (liệt nửa người hoặc liệt tứ chi) khi đã xảy ra trên 12 giờ thì không thể hồi phục được, trên 48 giờ tiên lượng hồi phục vận động không đáng kể.

Sinh thiết cần thực hiện nếu không có tiền căn bệnh ác tính trước đây; kiểm tra toàn diện theo hệ thống gồm X-quang ngực, nhũ ảnh, đo kháng nguyên chuyên biệt tiền liệt tuyến (PSA), và CT bụng có thể giúp ích cho chẩn đoán.

ÁP XE NGOÀI MÀNG TUỶ

Biểu hiện với tam chứng: đau, sốt, và yếu chi tăng dần. Đau nhức hầu như luôn có, hoặc đau ở cột sống hoặc đau theo rễ. Thời gian đau trước biểu hiện khác thường dưới 2 tuần nhưng có thể kéo dài vài tháng trở lên. Sốt thường đi kèm với tăng bạch cầu máu, tốc độ lắng máu, và protein phản ứng C. Các yếu tố nguy cơ gồm suy giảm miễn dịch (đái tháo đường, HIV, suy thận, nghiện rượu, bệnh ác tính), lạm dụng thuốc tiêm mạch, và nhiễm trùng da hoặc mô mềm khác. Hầu hết các trường hợp do nhiễm Staphylococcus aureus; các tác nhân quan trọng khác gồm vi khuẩn Gram âm, Streptococcus, vi khuẩn kỵ khí, nấm, và lao (bệnh Pott).

MRI giúp định vị áp xe. Chọc dò tuỷ sống (LP) được chỉ định nếu bệnh lý não hoặc các dấu hiệu lâm sàng khác tăng nghi ngờ viêm màng não, chiếm <25% trường hợp. Vị trí chọc dò nên được cân nhắc để giảm thiếu nguy cơ viêm màng não vì đường đâm kim có thể đi qua mô bị viêm.

ĐIỀU TRỊ Áp xe ngoài màng tuỷ

  • Phẫu thuật cắt bỏ cung sau đốt sống giải áp với cắt lọc và kết hợp điều trị kháng sinh lâu dài.
  • Phẫu thuật loại bỏ áp xe không chắc có thể cải thiện được các khiếm khuyết thần kinh đã kéo dài nhiều ngày.
  • Kháng sinh phổ rộng nên được cho theo kinh nghiệm trước khi phẫu thuật, sau đó thay đổi theo kết quả cấy và tiếp tục ít nhất 4 tuần.
  • Khi được chẩn đoán và điều trị sớm, đến 2/3 bệnh nhân được cải thiện đáng kể.

 

 

Sổ tay nội khoa
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận