Uống Vitamin không vô hại như bạn tưởng

Sử dụng thuốc

Tuyệt đối không nên lạm dụng thuốc vitamin

Bình thường thì những thức ăn hàng ngày cũng đủ cung cấp lượng vitamin và chất khoáng cần thiết cho con người. Nhưng có nhiều người lại muốn cơ thể có nhiều vitamin hơn, nên đã uống rất nhiều loại thuốc vitamin, kết quả đã có hiện tượng trúng độc, chứng tỏ dùng vitamin không đúng mức thì có hại cho sức khỏe con người.

Ví dụ vitamin A, D,E, K tan trong mỡ không như tan trong nước. Vitamin C hoặc B theo nước tiểu bài tiết ra ngoài rất nhanh. Cố tình dùng quá liều lượng sẽ dẫn đến tích tụ trúng độc.

Ngay những vitamin tan trong nước cũng không thể dùng quá liều lượng. Ví dụ như quá nhiều vitamin PP sẽ làm cho tim đập rất nhanh, nặng thì bị nôn mửa, da đỏ hồng lên,, cũng rất hại cho gan.

Nếu tình hình dinh dưỡng của bạn tốt rồi thì không cần bổ sung bất kỳ loại vitamin nào khác.

Các bệnh thiếu vitamin có thể gây ra nhiều tổn hại cho mắt
Các bệnh thiếu vitamin có thể gây ra nhiều tổn hại cho mắt

Không nên lạm dụng vitamin C

Vitamin C ở trong ruột non bị hấp thu rất nhanh, khi đã bão hoà thì số dư thừa sẽ bị nước tiểu bài tiết ra cũng rất nhanh. Cố ý dùng nhiều vitamin C chỉ tốn tiền vô ích. Những người bị cảm cúm hoặc bị các bệnh truyền nhiễm khác, đúng là có cần một lượng vitamin C nhiều hơn. Nhưng mỗi ngày cũng không nên quá 2g và cũng không nên dùng dài ngày. Tạp chí “ Tân khoa học gia” của Anh đã chỉ ra rằng, dùng nhiều vitamin C quá có nguy cơ bị sỏi thận, nếu trường kỳ mỗi ngày dùng 1 g vitamin C. Nếu cho uống vitamin C liều cao thì mức vitamin B-12 của huyết thanh mà vi sinh vật đo được cũng xuống thấp. Cho nên dùng nhiều vitamin C có thể phá hoại vitamin B- 12 trong thực vật và cũng ảnh hưởng đến việc lợi dụng chất carôten. Cho nên không nên dùng nhiều thuốc vitamin C.

Độc tính của vitamin C rất thấp. Nhưng uống nhiều quá có thể xảy ra các hiện tượng như rạo rực, nôn mửa v.v… cũng có thể làm cho người bị loét dạ dày đau đớn dữ dội; nếu tiêm nhiều vitamin C vào tĩnh mạch thì có thể gây ra tắc mạch máu, thậm chí chết đột ngột. Trẻ đang bú mà dùng nhiều vitamin C sẽ sinh ra các chứng bệnh như uể oải, rối loạn tiêu hoá, mẩn mụn, nổi mề đay, phù thũng v.v…Phụ nữ có thai dùng nhiều vitamin C sẽ mắc bệnh hoại huyết. Phụ nữ phá thai nếu mỗi ngày dùng 6g vitamin C, liên tục trong 3 ngày sẽ dẫn đến chảy máu như kinh nguyệt . Nếu phụ nữ mỗi ngày dùng trên 2g vitamin C, có thể suy giảm khả năng sinh dục.

Thuốc tránh thai có thể giảm sự hấp thu vitamin C ở trong đường ruột; rượu cồn, các loại thuốc như tetracyclin, aspirin v.v… có thể làm mất sự cân bằng axit máu, Khi dùng những loại thuốc trên đây, tuyệt đối không được dùng chung với vitamin C.

Người lớn mỗi ngày dùng 45mg vitamin C, trẻ em 40mg, phụ nữ có thai 60mg, phụ nữ đang cho con bú 80mg thì có thể đề phòng được bệnh hoại huyết. Để chữa bệnh thì tuỳ theo bệnh mà định số lượng, nói chung từ 400 – 600mg/ngày, khi cần thiết có thể tăng lên đến 1g.

Nói chung những bữa ăn hàng ngày đã có đủ vitamin C. Trong quất, ớt, cà, đỗ xanh, đậu ván, v.v… đều có vitamin C. Trong tình hình bình thường thì cơ thể người ta không thiếu vitamin C, không cần phải uống thuốc vitamin C bổ sung, càng không cần phải dùng nhiều và dùng trong thời gian dài.

Vitamin C
Vitamin C tự nhiên

Không nên nhai viên vitamin C

Vitamin C là một loại vật chất kết cấu rượu êtilen, dễ bị ôxy hoá phá hoại. Khi gặp vi lượng kim loại (như ion đồng, sắt v.v…)thì ôxy hoá càng nhanh, đặc biết là ion đồng, cho dù vi lượng có tồn tại thì cũng làm cho nó ôxy hoá nhanh gấp trên 1000 lần. Gan là vật chất có nhiều chất đồng nhất ( cứ 100g gan lợn thì có 2,5mg đồng). Nếu cùng ăn gan lợn với vitamin C thì chất đồng trong gan lợn có thể xúc tác với vitamin C bị ôxy hoá, làm cho nó mất đi công năng sinh vật vốn có của nó. Cho nên khi đang dùng vitamin C thì không nên ăn gan lợn.

Vitamin C là loại thuốc người bệnh thường dùng nhất, nó không đắng, lại có vị chua chua, cho nên có nhiều người đã nhai vitamin C. Như vậy là không khoa học.

Bởi vì sau khi nhai vitamin C, cũng như ăn trái cây chua, trong mồm sinh ra một chất nước chua rất mạnh, có tác dụng ăn mòn men răng rất mạnh. Cho nên không nên nhai vitamin C mà phải dungg nước để uống.

Mùa hè uống bia càng lạnh càng tốt, do đó nhiều người thường đặt bia vào trong ngăn đá của tủ lạnh. Trên thực tế làm như vậy là không thoả đáng.

Bởi vì bia là một loại đồ uống bổ có đường, có đạm, đặt vào nơi nhiệt độ quá thấp, chất đạm trong đó sẽ bị phân giải, nổi lên, làm cho bia biến chất vẩn đục hoặc kéo thành sợi. Cho nên không nên đặt bia vào trong ngăn đá tủ lạnh. Nhiệt độ tốt nhất để giữ bia là trên dưới 8oC, thấp nhất cũng không nên dưới -1,5oC.

Không nên dùng quá liều vitamin D

Sau khi vào cơ thể, vitamin D không thể bài tiết ra ngoài theo đường phân và nước tiểu được, mà tồn đọng ở trong gan và trong các tổ chức mỡ. Nếu dùng nhiều vitamin D trong thời gian dài sẽ dẫn đến mất cân đối giữa canxi máu và phôtpho máu làm cho canxi máu quá cao gây ra trúng độc. Bệnh trạng chủ yếu là kém khẩu vị, da mặt tái xanh, toàn thân rã rời, rạo rực, nôn mửa, tiêu chảy hoặc táo bón, bực bội bồn chồn, nước giải trắng như nước gạo, nếu bị nặng thì còn xuất hiện kém trí nhớ, tuần hoàn hô hấp khó khăn, hôn mê về não v.v… Các bậc cha mẹ không nên cho con cái dùng nhiều vitamin D trong thời gian dài để tránh trúng độc.

Không nên dùng quá liều vitamin B6

Ở nước ngoài đã có bài phóng sự viết về 6 người bệnh bị trúng độc vitamin B6, mỗi ngày dùng 2 – 6 g vitamin B6. Hiện tượng trúng độc là chân tay mất hết cảm giác.

Vitamin B6 tham gia vào việc chuyển hoá prôtêin. Nhưng uống quá nhiều thì lại tổn thương đến thần kinh, sau khi ngừng uống thì có cảm giác vận động khó khăn, phải sau 1 – 2 năm mới phục hồi được, nhưng có người cũng không phục hồi được hoàn toàn. Cho nên không nên uống quá nhiều vitamin B6.

Không nên dùng quá liều vitamin E

Dùng quá liều vitamin E dài ngày có thể dẫn đến những phản ứng không tốt.. Thường thấy là các hiện tượng chảy máu, mệt mỏi, nhức đầu, chóng mặt, đau bụng, tiêu chảy, viêm loét trong mồm, nổi mề đay v.v… Những người bị bệnh cao huyết áp, bệnh đau tim nếu không dùng đúng liều có thể làm cho huyết áp tăng cao, tim đau nặng hơn, cholestêrin trong máu tăng cao. Ngoài ra uống nhiều vitamin E dài ngày còn có thể dẫn đến viêm tĩnh mạch kiểu tắc mạch máu, tắc mạch máu phổi. Bệnh nhân viêm tĩnh mạch mà uống vitamin E thì bệnh càng nặng thêm. Có những nghiên cứu khác đã chứng minh, uống quá nhiều vitamin E còn hạ thấp việc hấp thu vitamin A và vitamin K, do đó mà làm cho thị lực bị giảm sút hoặc dẫn đến xuất huyết. Vitamin E còn có thể làm cho rối loạn nội phân tiết, gây trở ngại cho công năng tính dục, làm cho kinh nguyệt tăng lên hoặc bế kinh, con trai có bầu vú như con gái v.v…Liều lượng dùng vitamin E thường là : người lớn mỗi ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 5 – 100 mg. Nếu dùng để chống già lão và dùng dài ngày thì mỗi ngày không nên quá 100 mg.

Tóm lại là trong khi chọn những loại thuốc bảo vệ sức khỏe cho trẻ thơ, phải chú ý đến liều lượng và cách dùng trong đơn hướng dẫn. Tuyệt đối không nên “ Đa đa ích thiện ”

Sử dụng thuốc
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận