Bệnh Đơn – Da xuất hiện những mảng đỏ thẫm

Chữa bệnh tại nhà

Biểu hiện lâm sàng chủ yếu của bệnh đơn là trên da xuất hiện những miếng đỏ thẫm như màu hoa hồng, hình dạng không theo một quy cách nào, có giới hạn rõ rệt với da bình thường, xung quanh hơi sưng, có khi sưng thành bọc nước, ấn vào thì biến sắc, nhấc ra thì màu sắc lại trở lại như cũ rất nhanh, có những triệu chứng như nóng rát, rùng mình, sốt cao. đau đầu.v.v. Bệnh này do vi khuẩn xâm nhập vào da hoặc tuyến lympho trong niêm mạc gây nên. Mắc bệnh nhanh, lan ra cũng nhanh, thường là không thành mủ, rất ít tổ chức bị phá hoại, thường sinh ra ở mặt và hai chân, cuối cùng bong vẩy là khỏi. Nếu nhiều lần tái phát làm cho tuyến lympho bị tắc, da dầy dần lên thành bệnh chân voi.

Nội dung điều trị

Chú ý nghỉ ngơi, nâng cao chân bị đau, uống nhiều nước sôi.

Bệnh nhân bị nấm chân thì không được rửa chân nước nóng, tích cực chữa khỏi bệnh nấm.

Không hút thuốc, uống rượu, ăn những thứ cay đắng, cá tanh.

Bệnh đơn mạn tính đã trở thành bệnh chân voi, nên hạn chế đi nhiều đứng nhiểu, tốt nhất là dùng băng cuốn chân.

Da mặt bị thương tổn, không được đè ép.

Phương pháp chữa bệnh

Phương thuốc hiệu nghiệm

  1. Lá cỏ lác tươi 60 gam, nấu nước uống thay trà, ngày 1 thang.
  2. Một ít rễ và hoa bí ngô, giã lấy nước uống, ngày 2 lần.
  3. Cỏ hàn tín 50 gam, hoa mười giờ 15 gam, sắc nước uống, ngày một thang, uống liền 7 ngày.
  4. Hoa cúc dại, thổ phục linh, mỗi thứ 30 gam, sắc uống, ngày một thang.

Phương pháp ăn uống

  1. Lá cải dầu 50 gam đến 100 gam, gạo tẻ 100 gam, nấu cháo ăn, ăn thường xuyên.
  2. Đậu phụ 250 gam, rễ mướp tươi 120 gam, nấu canh ăn vài ngày liền.

BỆNH NGOAI KHOA

Chữa bệnh bên ngoài

  1. Đắp thuốc
  • Giun một con, cho thêm một ít đường trắng, sau nửa ngày bôi vào chỗ đau.
  • Lá sen tươi, giã nhỏ đắp ngoài, sau khi khô lại thay.
  • Rễ xương rồng một miếng, giã nhỏ đắp vào chỗ đau, ngày 2 lần.
  • Lá tía tô, giã nhỏ bôi chỗ đau, ngày 2 lần.
  • Một ít da sứa, sau khi ngâm nước dán vào chỗ đau, ngày 2 lần.
  • Một ít cỏ rễ cục, giã nhỏ đắp vào chỗ đau, ngày 2 lần.
  • Bột nghệ, một ít dấm hoặc nước hoa cúc, quấy thành hổ bôi bên ngoài, giữ cho ướt, ngày vài lần.
  • Dùng sunfat magiê 50% bôi cục bộ.

Các phương pháp khác

  1. Phương pháp xông rửa

Lá tía tô, hành củ, hoa bóng nước (tươi) mỗi thứ 50 gam, đun nước xông và rửa chỗ đau, ngày 1 đến 2 lần.

  1. Phương pháp gây hắt hơi.

Cà rốt, bình vôi, xuyên khung, lê lô, mỗi thứ 3 gam, nghiền thành bột, lấy đầu ngón tay chấm một ít thuốc đưa vào lỗ mũi gây hắt hơi. Dùng cho người bị bệnh đơn ở mặt, ngày vài lần.

(Phương pháp này không được dùng lâu, người quá nhạy cảm phải ngừng ngay).

Chú ý

Bệnh toàn thân hay một bộ phận trên người sau khi khỏi hẳn, vẫn phải tiếp tục dùng thuốc một tuần nữa, không nên dừng thuốc sớm, đề phòng tái phát.

Bệnh đơn nói chung không hoá mủ, không cần phải phẫu thuật.

Nếu xuất hiện sốt cao, hôn mê, nói mê, đó là tà độc nội công, phải đưa đi bệnh viện ngay.

Người dị ứng thuốc, dị ứng sơn cũng dễ gây bệnh ngoài da nhưng không sốt cao, cần phải phân biệt.

Chữa bệnh tại nhà
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận