Kỹ thuật Cấy chỉ chữa bệnh trong Châm cứu

Châm cứu

Phương tiện cấy chỉ

Một phòng vô trùng và những dụng cụ cần thiết sau đây :

  1. Máy tiệt trùng dụng cụ.
  2. Khay men, khay quả đậu
  3. Panh Kocher không mâu
  4. Chỉ catgut
  5. Lọ thủy tinh nút mài (dùng đựng chỉ catgut đá được cắt đoạn theo kích thước cần thiết).
  6. Kim cấy chỉ : loại vừa với chỉ catgut.
  7. Găng tay vô trùng.
  8. Băng dính.
  9. Bông tiệt trùng.
  10. Cồn iod 1%, 5%.
  11. Kéo cắt băng dính
  12. Kéo vô trùng để cắt chỉ.
  13. Nồi hấp hoặc xoong chuyên dụng để hấp, luộc dụng cụ (Tindan).
  14. Giường y tế (loại di động được càng tốt), ga, khăn trải bàn, khăn nhỏ 60x80cm.
  15. Dung dịch sát khuẩn và một số thiết bị khác.

Một điều quan trọng chúng ta nên nhớ : với các thầy thuốc chưa học kỷ thuật châm cứu tuyệt đối không nên học cấy chỉ để tránh xảy ra những hậu quả đáng tiếc cho bệnh nhân. Thực tế cho thây chỉ những thầy thuốc chuyên khoa châm cứu đã thành thạo các thao tác mới có thể thực hành cấy chỉ có hiệu quả. Tập cấy chỉ trên các gối vải nhỏ (mỏng và xốp nhiều lớp) hoặc gối bông. Tập đưa chỉ vào kim Tay trái cầm chắc đế kim bằng 3 ngón (ngón cái, trỏ, giữa). Kéo lùi thông nòng lại phía sau tương ứng với độ dài chỉ cần cấy. Tay phải dùng panh không mấu vô trùng gắp chỉ catgut đã được cắt theo kích thước qui định, đưa vào đầu kim và đẩy sâu vào trong thân kim. Chuyển kim sang tay phải cầm ở đế chú ý không cầm vào thân kim, đốc kim. Ấn kim vào gối bông (huyệt) và đồng thời đẩy thông nòng xuống để đưa chỉ vào huyệt và rút kim ra. Phải thực hành nhiều lần cho thành thạo tránh khi rút kim ra chỉ cũng ra theo. c. Tiến hành cấy chỉ Chuẩn bị dụng cụ Kiểm tra phương tiện, dụng cụ, làm công tác vô trùng Chuẩn bị bệnh nhân Chuẩn bị tư tưởng cho bệnh nhân : giải thích cho bệnh nhân biết về phương pháp cấy chỉ, tác dụng và những ưu điểm so với châm cứu. Yêu cầu bệnh nhân phối hợp với thầy thuốc trong khi tiến hành cấy chỉ. Cụ thể là : Phải được tắm gội sạch sẽ trước khi cấy chỉ. Tư thế thông thường là nằm sấp và ngửa, phải thả lỏng người, thở đều cho mềm các cơ trong khi cấy chỉ (tránh đau do cơ co thắt).

Tập cấy chỉ

Một điều quan trọng chúng ta nên nhớ: với các thầy thuốc chưa học kỹ thuật châm cứu tuyệt đối không nên học cấy chỉ để tránh xảy ra những hậu quả đáng tiếc cho bệnh nhân.
Thực tế cho thấy chỉ những thầy thuốc chuyên khoa châm cứu đã  thành thạo các thao tác mới có thể thực hành cấy chỉ có hiệu quả.
Tập cấy chỉ trên các gối vải nhỏ (mỏng và xốp nhiều lớp) hoặc gối bông.

Tập đưa chỉ vào kim

Tay trái cầm chắc đế kim bằng 3 ngón (ngón cái, trỏ, giữa).
Kéo lùi thông nòng lại phía sau tương ứng với độ dài chỉ cần cấy.
Tay phải dùng panh không mấu vô trùng gắp chỉ catgut đã được cắt theo kích thước qui định, đưa vào đầu kim và đẩy sâu vào trong thân kim.
Chuyển kim sang tay phải cầm ở đế chú ý không cầm vào thân kim, đốc kim.
Ấn kim vào gối bông (huyệt) và đổng thời đẩy thông nòng xuống để đưa chỉ vào huyệt và rút kim ra.
Phải thực hành nhiều lần cho thành thạo tránh khi rút kim ra chỉ cũng ra theo.

Tiến hành cấy chỉ

Chuẩn bị dụng cụ

Kiểm tra phương tiện, dụng cụ, làm công tác vô trùng

Chuẩn bị bệnh nhân

Chuẩn bị tư tưởng cho bệnh nhân : giải thích cho bệnh nhân biết về phương pháp cấy chỉ, tác dụng và những ưu điểm so với châm cứu. Yêu cầu bệnh nhân phôi hợp với thầy thuôc trong khi tiến hành cấy chỉ. Cụ thể là :

Phải được tắm gội sạch sẽ trước khi cấy chỉ.

Tư thế thông thường là nằm sấp và ngửa, phải thả lỏng người, thở đều cho mềm các cơ trong khi cấy chỉ (tránh đau do cơ co thắt).

Sau khi cấy chỉ 1-2 ngày không được để nước dính vào vị trí vừa cấy chỉ (tránh nhiễm trùng). Sau 2 ngày bóc băng dính và tắm gội bình thường.

Một – hai ngày sau khi cấy chỉ thậm chí 4-5 ngày sau đó có thể đau và cảm giác khó chịu ở một vài vị trí cấy chỉ. hiện tượng này là bình thường nghỉ ngơi sẽ hết.

Nên nghỉ 2 ngày sau khi cấy chỉ và không được làm việc nặng

Nếu có gì bất thường phải đến gặp y, bác sĩ điều trị (đau, nhiễm trùng, chảy máu).

Một số thao tác cơ bản

Châm kim kèm theo bấm huyệt

Ngón tay cái hoặc trỏ của bàn tay trái bấm vào vùng huyệt cần châm, 3 ngón (1,2,3) là ngón cái, ngón trỏ và ngón đeo nhẫn tay phải cầm đế của kim đã luồn chỉ châm kim dọc theo móng tay qua da vào huyệt, đẩy thông nòng; rút kim ra và dán băng dính có đặt gạc vô trùng mỏng vào nơi vừa cấy chỉ (dùng kim dài 3-5cm).

Cấy chỉ kim dài trên 5-7cm

Dùng ngón (1,2) cái và trỏ giữ đế kim, ngón 3 (đeo nhẫn) đỡ thân kim châm kim nhanh qua da sâu chừng 2mm sau đó đẩy sâu kim tuỳ mục đích điều trị. Đẩy thông nòng và rút kim (thường châm vùng mông, đùi, bụng).

Cấy chỉ kết hợp với căng da

Dùng ngón cái và trỏ (1,2) của tay trái căng da vùng huyệt, tay phải cầm kim xuyên sâu vào huyệt. Dùng cách này trong trường hợp bệnh nhân là người già, da nhăn nheo, vùng có nhiều nếp gấp da, vùng mặt để giảm đau cho bệnh nhân.

Kỹ thuật bổ tả

Bổ tả trong cấy chỉ khác với bổ tả trong châm cứu. Chúng ta không vê kim mà cũng không rung kim. Tác dụng bổ tả trong cấy chỉ hầu như phụ thuộc vào hướng đặt chỉ (hướng kim) và hơi thở, cũng như vào việc chọn huyệt. Sau khi chẩn đoán bệnh chính xác; xác định bệnh qua các huyệt chẩn đoán với năm chức năng chính : hấp thu, tiết xuất, tàng trữ, phát động, phát nhiệt của các tạng phủ.

Theo hơi thở

Bổ : bệnh nhân thở ra châm kim vào, khi hít vào rút kim ra.

Tả : bệnh nhân hít vào châm kim, thở ra rút kim ra. Bình bổ bình tả như châm cứu.

Hướng kim, độ sâu của kim và độ dài của chỉ

Trong cấy chỉ ngoài hướng và độ sâu của kim thì vị trí đặt chỉ và độ dài của chỉ cũng rất quan trọng. Tùy vị trí của huyệt, độ dài của chỉ từ 0,5-3cm, trung bình là 1cm.

Rút kim

Tay phải cầm chắc vành kim và rút kim ra.

Những điểm cần chú ý

Khi cấy những vùng như hõm cổ, ngực, quanh mắt, quanh tai phải hết sức chú ý vì chỉ là một dị vật phải được đưa vào vị trí thật chính xác.

Sai vị trí có thể : gây tắc mạnh (nếu vào mạch máu) với các huyệt thuộc kinh phế vùng cổ tay gây tràn khí phổi (các huyệt vùng lưng trên), gây liệt mặt, cứng hàm (huyệt ế phong X-17). bại chân (huyệt vùng mông).

Xử trí và đề phòng tai biến khi cấy chỉ

Giống như châm cứu – với các thầy thuốc thành thạo rất hiếm khi xảy ra tai biến. Tuy vậy chúng ta cũng cần biết cách đề phòng và xử trí tai biến.

Cần chú ý:

Muốn hạn chế tai biến, công tác chuẩn bị bệnh nhân phải thật tốt đặc biệt là những bệnh nhân mới cấy chỉ lần đầu. Với bệnh nhân có bệnh tim mạch, huyết áp… nhất là với các trẻ nhỏ đã biết nó và hiểu (trên 3 tuổi) giải thích rõ cảm giác đau khi châm qua da, khuyên họ thật bình tĩnh, thở đều và sâu tránh co thắt cơ trong khi châm. Trước khi cấy chỉ không ăn quá no hay để quá đói. Với bệnh nhân quá nhạy cảm, yếu mệt động viên và châm kim thật nhẹ nhàng, số lượng huyệt cấy chỉ ít và tăng dần cho các lần cấy chỉ sau.

Vựng châm

Là hiện tượng bệnh nhân vã mồ hôi, chóng mặt hoa mắt, choáng váng, mặt xanh tái, nhịp tim nhanh… có thể do quá căng thẳng, do đói, mệt trước và trong khi cấy chỉ.
Xử trí : rút kim cho bệnh nhân uống một cốc nước đường ấm (có thể là nước hoa quả), đặt bệnh nhân nằm xuống, động viên bệnh nhân bình tĩnh thở sâu đồng thời thầy thuốc ấn các huyệt nội quan
(X-6), thái dương (0-5), tam âm giao (IV-6) của bệnh nhân. Sau đến 10 phút bệnh nhân sẽ trở lại bình thường. Chúng ta có thể cấy tiếp tục hay để chờ lần tiếp theo tuỳ tình trạng của bệnh nhân.

Mắc kim

Kim không thể đâm tiếp vào hoặc không thể rút ra được.
Nguyên nhân do bệnh nhân quá sợ hãi nín thở, cơ co thắt đột ngột.
Đừng cố gắng đâm vào hoặc rút ra, phải nói với bệnh nhân thả lỏng cơ, thở sâu thì cơ lập tức mềm ra và chúng ta tiếp tục thao tác.
Không bao giờ châm ngập kim tới để cầm tay để tránh gãy kim ở môi hàn… Nếu chẳng may có gãy kim thì vẫn còn phần phía trên da để có thể dùng panh lây ra được.

Liệu trình điều trị

Từ 3 tuần đến 4 tuần thì cấy chỉ lại một lần. Căn cứ vào thể chất của người bệnh mà rút ngắn hay kéo dài thời gian giữa hai lần cấy chỉ một cách thích hợp. Cơ thể yếu hoặc người có nhiều bệnh thì hoặc luân phiên giữa các nhóm huyệt cho từng bệnh, hoặc thời gian giữa hai lần cấy chỉ có thể dài hơn khi bệnh đã ổn định 5-6 tuần một lần.

Phản ứng sau khi cấy chỉ

Sau khi điều trị bằng cấy chỉ, xuyên chỉ, vùi chỉ, thắt buộc chỉ, cơ thể có thể phát sinh những thay đổi như sau :

Phản ứng bình thường

Phản ứng tại chỗ

Do vết thương kích thích và do sự kích thích của chỉ catgut (một loại protein lạ) trong thời gian từ 1-5 ngày tại chỗ có thể xuất hiện phản ứng viêm vô trùng có sưng đau và nóng. Có trường hợp phản ứng tại chỗ khá nặng (trầm trọng) là do chỉ catgut kích thích vào mô gây dịch hoá thành một chất dịch thấm có màu trắng sữa đều là những hiện tượng bình thường, nói chung không cần phải xử trí gì. Nếu dịch thấm khá nhiều và lồi ra ngoài bề mặt da thì dùng cồn 75 độ lau sạch đi và bằng lại bằng gạc vô trùng. Sau khi tiến hành thủ thuật, nhiệt độ tại chỗ có thể tăng lên và có thể kéo dài 5-7 ngày. Những phản ứng trên là dấu hiệu điều trị tốt.

Phản ứng toàn thân

Nhìn nhưng đại đa số bệnh nhân không có phản ứng gì trong và sau khi cấy chỉ. Trừ rất ít bệnh nhân đặc biệt có thể sốt đến 38-39 độ C.

Phản ứng bất thường

Đầu chỉ lộ ra ngoài, đau nhức

Đầu chỉ có thể thò ra ngoài da, khi đó dùng panh vô trùng rút chỉ ra, sát trùng rồi băng lại. Sau điều trị có thể thấy đau tê ở vùng cấy chỉ, nguyên nhân do phối hợp thở không đúng trong khi cấy chỉ gây co cơ, đau sẽ giảm dần và hết sau 1-2 ngày. Đôi khi có huyệt bệnh nhân có cảm giác đau sau một tuần mới hết.

Nhiễm trùng

Là khả năng có thể xảy ra ở một vài huyệt nếu thầy thuốc không vô trùng nghiêm túc trước khi cấy chỉ và bệnh nhân để nước làm ướt huyệt cấy chỉ (trong một vài ngày đầu).

Vận động, làm việc, lao động nhiều sau khi cấy chỉ, có thể có phản ứng viêm vô trùng (sưng tấy đỏ không có mủ), nghỉ vài ngày sẽ hết. Nói chung sau khi cấy chỉ thầy thuốc nên yêu cầu bệnh nhân nghỉ vài ngày, chỗ đau nhiều có thể xoa cồn, cao xoa.

Chảy máu

Trong quá trình cấy chỉ có thể bị chảy máu do kim chạm vào các mao mạch nhỏ dưới da. Cầm máu bằng bông và lấy băng dính băng chặt lại, có huyệt có thể tím từ một vài ngày đến 1 tuần, xoa cồn mật gấu hay cao xoa.

Có bệnh nhân cá biệt dị ứng với chỉ catgut hay cồn sát trùng có iod. Sau cấy chỉ xuất hiện các phản ứng như : ngứa tại chỗ, sưng đỏ hoặc phát sốt toàn thân, cá biệt có trường hợp tại chỗ có sự dịch hoá tổ chức mỡ tiếp đến là chi catgut bị đẩy ra ngoài. Đối với những bệnh nhân này thì có thể kết hợp dùng thuốc giải dị ứng. Trước khi điều trị hỏi kỹ bệnh nhân có dị ứng với chỉ catgut và cồn sát trùng có pha iod hay không ? Nếu có thì dùng cồn thường. Trường hợp người bệnh có trạng thái dị ứng nghiêm trọng thì cần thay đổi phương pháp điều trị khác. Tổn thương thần kinh Nếu có tổn thương thần kinh cảm giác sẽ xuất hiện rối loạn cảm giác vùng da do thần kinh chi phối. Tổn thương thần kinh vận động thì xuất hiện tình trạng liệt rõ ràng nhóm cơ do thần kinh ấy chi phối. Nguyên nhân là do châm không đúng huyệt gây ra hoặc đặt chỉ vào chính các dây thần kinh lớn như dây thần kinh hông to.

Châm cứu
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận