Lúa nếp là một trong hai loại lúa được trồng phổ biến ở nước ta. Đặc biệt có nhiều loại lúa nếp cho chất lượng gạo rất ngon như: Nếp cẩm, nếp cái hoa vàng v.v…Trong kinh nghiệm dân gian, gạo nếp có vị ngọt thơm, mềm dẻo, tính ấm, có tác dụng bổ tỳ vị, chống hư tổn.
Theo Đông y, lúa nếp (nhu mễ) có vị ngọt thơm dẻo, tính ấm, bổ tỳ vị hư yếu, kẹo mạ (kẹo mạch nha) có vị ngọt tính ấm. Có tác dụng bổ tỳ vị, nhuận phế, tiêu đờm. Cám gạo có vị ngọt tính bình, có tác dụng khai vị, hạ khí đầy. Gạo nếp chữa đau bụng, nôn mửa, tiểu tiện ra dưỡng trấp v.v… Rạ lúa nếp chữa mụn lở, hay trĩ.
Thuốc có tác dụng tăng sức đề kháng, giúp cơ thể thoát khỏi bệnh tật, trẻ lâu.
Lưu ý: Gạo nếp là loại thực phẩm bổ dưỡng, nhưng không nên ăn quá nhiều, nhất là thường xuyên ăn một loại xôi, làm cho cơ thể thừa dưỡng chất sinh đờm ẩm tích tụ trong cơ thể.
Thành phần dinh dưỡng của gạo nếp
Chất tinh bột chứa trong hạt gạo dưới hình thức carbohydrate (carb) và trong con người dưới dạng glucogen, gồm loại carb đơn giản như chất đường glucose, fructuose, lactose và sucrose; và loại carb hỗn tạp là một chuỗi phân tử glucose nối kết nhau chứa nhiều chất sợi. Tinh bột cung cấp phần lớn năng lượng cho con người. Gạo trắng chứa carb rất cao, độ 82 gram trong mỗi 100 gram. Do đó, 90% năng lượng gạo cung cấp do carb. Trong tinh bột có hai thành phần – amylose và amylopectin. Hai loại tinh bột này ảnh hưởng rất nhiều đến hạt cơm sau khi nấu, nhưng không ảnh hưởng đến giá trị dinh dưỡng. Hạt gạo có nhiều chất amylose sẽ làm cho hạt cơm cứng và hạt chứa ít amylose, nghĩa là nhiều amylopectin cho cơm dẽo nhiều hơn. Nếp chứa từ 0-10% amylose (hay 10-100% amylopectin) là thức ăn chính của người Lào, người Thái ở vùng Đông Bắc Thái Lan và nhiều dân tộc thiểu số ở các vùng núi. Gạo Japonica có từ 14-16% amylose cho cơm dẽo và dính nhau, là thức ăn căn bản của người Nhựt Bổn, Đại Hàn, Bắc Triều Tiên. Gạo thơm thường có 21-23% amylose nên gạo không dẽo lắm mà cũng không cứng lắm sau khi nguội, ngoại trừ gạo Basmati với hạt cơm rời nhau. Các loại gạo thông thường của dân Đông Nam Á có khoảng 21-25% amylose.
Chất protein: Gạo là loại thức ăn dễ tiêu hóa và cung cấp loại protein tốt cho con người. Chất protein cung cấp các phân tử amino acid để thành lập mô bì, tạo ra enzym, kích thích tố và chất kháng sinh. Chỉ số giá trị sử dụng protein thật sự của gạo là 63, so sánh với 49 cho lúa mì và 36 cho bắp (căn cứ trên protein của trứng là 100).
Vitamin: Cũng giống như các loại ngũ cốc khác, lúa gạo không chứa các loại vitamin A, C hay D, nhưng có vitamin B-1, vitamin B-2, niacin, vitamin E, ít chất sắt và kẽm và nhiều chất khoáng Mg, P, K, Ca.
Thiamin là vitamin B1 giúp tiêu hóa chất đường glucose để cho năng lượng, vì thế hỗ trợ cho các tế bào thần kinh, hoạt động của tim và khẩu vị. Vitamin B1 không thể dự trữ trong cơ thể nên phải cung cấp hàng ngày. Gạo trắng cung cấp 0,07 mg B1/100 gram.
Riboflavin: Gạo chứa ít chất riboflavin hay vitamin B2, rất cần thiết cho sản xuất năng lượng và nuôi dưỡng bì mô của mắt và da. Gạo trắng chứa 0,02 mg B2/100 gram.
Niacin là yếu tố cần thiết để phân tách chất glucose cho năng lượng và cho da và hoạt động bình thường của hệ thần kinh. Gạo trắng chứa 1,8 mg Niacin/100 gram.
Vitamin E là một loại sinh tố tan trong mỡ, giúp cho vitamin A và các chất béo chống oxyd hóa trong tế bào và bảo vệ hủy hoại của bì mô của cơ thể.
Ngoài ra, gạo còn cung cấp những chất khoáng cần thiết cho cơ thể với ít chất sắt (thành phần của hồng huyết cầu và enzym) và kẽm (giúp chống oxyd hóa trong máu, thành phần của enzym trong tăng trưởng, phân chia tế bào), nhưng nhiều chất P (giúp xương, răng, biến hóa trong cơ thể), K (cho tổng hợp protein, hoạt động enzym), Ca (giúp xương, răng và điều hòa cơ thể), muối (giữ cân bằng chất lõng trong cơ thể, hoạt động bình thường của hệ thần kinh và bắp thịt)…
Thành phần dinh dưỡng của 100 g gạo trắng, gạo lức và nếp
Gạo trắng Gạo lức Gạo nếp
Năng lượng, kcal 361 362 355
Nước, g 10,2 11,2 11,7
Chất béo, g 0,8 2,4 0,6
Chất sợi, g 0,6 2,8 0
Carbohydrate, g 82,0 77,7 81
Protein, g 6,0 7,4 6,3
Vitamin B-1, mg 0,07 0,26 0,08
Vitamin B-2, mg, 0,02 0,04 0,03
Niacin, mg 1,8 5,5 1,8
Calcium, mg 8 12 7
Phosphorus, mg 87 255 63
Kali, mg 111 326 0
Chất muối, mg 31 12 0
Dưới đây là 3 bài thuốc từ gạo nếp
- Chữa nôn mửa không dứt
Bài 1: Gạo nếp 20g, sao vàng phối hợp với gừng tươi 3 lát giã nhỏ, sắc với 200 ml nước còn 250 ml, uống trong ngày.
Bài 2: Gạo nếp, mạch môn, đẳng sâm mỗi thứ 12g, bán hạ 6g, cam thảo 4g, nấu nước uống.
- Chữa viêm loét dạ dày – tá tràng: Gạo nếp, mai mực, cam thảo, hàn the phi, mẫu lệ nung, hoàng bá, kê nội kim mỗi thứ 50g, làm khô, tán nhỏ, rây bột mịn, ngày uống 20-30g với nước ấm.
- Chống mất nước khi tiêu chảy: Nước sắc đặc gạo nếp rang và một chút muối uống thay nước trong ngày để chống mất nước, háo khát trong trường hợp tiêu chảy.
Gạo nếp thổi xôi là thức ăn – vị thuốc cần thiết cho người yếu dạ, nhất là người bị đau loét dạ dày không ăn được cơm tẻ. Xôi nếp giã nát là chất phụ gia cùng với nhiều vị thuốc khác dùng đắp bó gãy xương rất tốt. Để làm các loại thuốc viên, hoàn, người ta sử dụng bột gạo nếp như một chất kết dính dưới dạng hồ. Cơm nếp hoặc cháo gạo nếp trộn với bột mầm hạt lúa mạch theo tỷ lệ 10/1, giữ ở nhiệt độ 70°C trong 12 giờ, rồi ép lọc bỏ bã, cô ngay đến độ cao mềm sẽ được kẹo mạch nha; nếu trộn với bột mầm hạt thóc tẻ lại được kẹo mạ. cả hai sản phẩm này đều được dùng làm thuốc bổ tỳ, mạnh dạ dày, giúp tiêu hóa, nhuận phổi, lợi sữa.
Cháo gạo nếp nấu gọi là cháo hoa, có tác dụng “mát ruột” cho những trường hợp “nặng bụng”; nếu nấu nhừ với chân giò hoặc móng giò lợn, lõi thông thảo, đu đủ non và lá sung có tật là món ăn – vị thuốc cổ điển và phổ biến làm tăng tiết sữa. Nước cháo gạo nếp lại là thức ăn rất tốt để nuôi dưỡng trẻ nhỏ dưới 1 tuổi.
Cám gạo nếp có chất phytin được dùng làm thuốc bổ chữa tê phù và chứng nghẹn dưới dạng chè (cám gạo nếp nấu với đậu đỏ và đường) hoặc dạng cháo (cám gạo với ý dĩ nấu ăn).
Ngoài ra, nước vo gạo đặc cũng được dùng để chế biến các dược liệu, làm cho tính dược của thuốc được êm dịu, bớt háo nóng, giảm độc tính.
Thuốc ứng dụng từ lúa nếp:
Bài 1. Thuốc chữa bệnh nôn mửa
+ Gạo nếp 30g
+ Quả hồi 6g
+ Nhục quế 5g
+ Gừng khô 10g
+ Vỏ quýt khô 60g
Các vị thuốc cho vào nồi, thêm 600ml nước đun nhỏ lửa cho thuốc nhừ. Khi còn 300ml nước thuốc chắt lấy nước, bỏ bã. Người bệnh chia 3 lần uống hết trong ngày, trước bữa ăn. Cần uống liền 3 ngày.
+ Gạo nếp 50g
+ Đậu xanh 50g
+ Gừng tươi 10g
Các thứ ninh nhừ thành cháo gạo nếp đậu xanh có gừng. Dùng như hướng dẫn của bài trên.
Bài 2. Thuốc chữa bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng
+ Gạo nếp 150g
+ Mỡ dê 30ml
+ Đường đỏ 30g
Ninh gạo nếp nhừ thành cháo loãng; cho mỡ dê, đường đỏ vào quấy đều, cháo sôi lại một lúc là được. Người bệnh chia 3 lần ăn hết trong ngày.
Cần ăn liền 9 ngày.
Bài 3. Thuốc chữa bệnh ho ra máu
+ Gạo nếp 30g
+ Rễ cỏ tranh 30g
+ Cỏ nhọ nồi 60g (sao cháy)
+ Rễ cây dâu 30g (sao vàng)
+ Bạch cập 25g
Các vỊ thuốc cho sấy khô, tán nhỏ mịn, dùng nước cháo đặc luyện viên bằng hạt ngô, phơi khô đem dùng. Người bệnh ngày uống 3 lần, mỗi lần 10 viên với nước sôi để nguội, sau khi ăn.
+ Gạo nếp 24g
+ Hoa hòe 15g
+ Bách hợp 9g
+ Ngó sen 6g
+ Mạch môn 9g
Các vị thuốc cho vào nồi, thêm 600ml nước đun nhỏ lửa cho sôi kỹ. Khi còn 300ml nước thuốc chắt lấy nước, bỏ bã. Người bệnh chia 3 lần uống hết trong ngày, sau bữa ăn. cần uống liền 11-15 ngày.
Bài 4. Thuốc chữa bệnh cảm mạo
+ Gạo nếp
+ Gừng tươi 5 củ (cả rễ, lá, củ) 5ml
Gạo nếp, gừng tươi rửa sạch giã dập, hành củ rửa sạch để cả rễ, củ, lá; cả ba thứ cho vào nồi, thêm nước vừa đủ ninh nhừ thành cháo, cho giấm gạo vào quấy đều, cháo sôi lại là được. Cho người bệnh ăn nóng sau đó đắp chăn kín cho ra mồ hôi là được.
Bài 5. Bột trường thọ
+ Gạo nếp 500g
+ Khiếm thực 240g
+ Ý dĩ 240g
+ Củ mài 150g
+ Cát lâm sâm 90g
+ Bạch linh 90g
+ Hạt sen (bỏ tâm) 240g
+ Đường trắng 200g
Các vị thuốc sấy khô tán bột nhỏ mịn; đường trắng cho vào nồi quấy đều, đun nhỏ lửa cho sôi, sau đó cho bột thuốc luyện viên bằng hạt ngô phơi khô đem dùng. Người bệnh uống 2 lần (sáng, tối), mỗi lần 15 viên thuốc lúc đói, cho thuốc vào ngậm, thuốc tan đến đâu thì nuốt nước đến đó.