Cây Bướm bạc-Bướm bạc Campuchia-Bướm bạc lá-Bướm bạc quả nang

Cây thuốc Nam

Bướm bạc

Loài của Trung Quốc và Bắc Việt Nam. Ở nước ta, theo tài liệu của Viện Dược liệu, loài này có gặp ở các tỉnh vùng Tây Bắc. Thân cây thu hái quanh năm, rửa sạch, thái nhỏ và phơi khô. Lá thường dùng tươi.

Bướm bạc, Bươm bướm, Bứa chùa – Mussaenda pubescens Ait. f., thuộc họ Cà phê – Rubiaceae.

Bướm bạc
Bướm bạc

Mô tả: Cây nhỏ mọc trườn 1-2m. Cành non có lông mịn. Lá nguyên, mọc đối, màu xanh lục sẫm ở mặt trên, nhạt và đôi khi có lông ở mặt dưới. Lá kèm hình sợi. Cụm hoa xim ngù mọc ở đầu cành. Hoa màu vàng, có lá đài phát triển thành bản màu trắng. Quả hình cầu, rất nhiều hạt nhỏ màu đen, vò ra có chất dính.

Ra hoa kết quả vào mùa hè.

Bộ phận dùng: Thân và rễ – Caulis et Radix Mussaendae -Pubes- centis.

Nơi sống và thu hái: Loài của Trung Quốc và Bắc Việt Nam. Ở nước ta, theo tài liệu của Viện Dược liệu, loài này có gặp ở các tỉnh vùng Tây Bắc. Thân cây thu hái quanh năm, rửa sạch, thái nhỏ và phơi khô. Lá thường dùng tươi.

Tính vị, tác dụng: Bướm bạc có vị hơi ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải biểu, khai uất, hoà lý, lương huyết, tiêu viêm.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Dân gian dùng nó làm thuốc giảm đau trị ho, bạch đới, tê thấp. Ở Trung Quốc, Bướm bạc (Ngọc diệp Kim hoa) thường dùng trị: 1. Cảm mạo, sổ mũi, say nắng; 2. Viêm khí quản, sưng amygdal, viêm hầu họng; 3. Viêm thận phù thũng, viêm ruột ỉa chảy; 4. Chảy máu tử cung; 5. Rắn cắn; 6. Viêm mủ da. Liều dùng 15-30g, dạng thuốc sắc.

Đơn thuốc: (ở Trung Quốc):

  1. Phòng ngừa say nắng, dùng Bướm bạc 60-90g, nấu nước uống như trà.
  2. Sổ mũi, say nắng: Thân Bướm bạc 12g, lá Ngũ tráo 10g, Bạc hà Ngâm trong nước sôi mà uống.
  3. Giảm niệu: Thân Bướm bạc 30g, dây Kim ngân tươi 60g, Mã đề 30g sắc nước uống.

Bướm bạc Campuchia

Bướm bạc Campuchia – Mussaenda cambodiana Pierre ex Pit., thuộc họ Cà phê – Rubiaceae.

Mô tả: Cây bụi mọc trườn; nhánh non có lông mịn. Lá hình bầu dục thuôn, hình ngọn giáo, chóp có mũi hay có đuôi, mặt trên màu đen có lông rải rác, mặt dưới có lông xám; phiến lá mỏng, dai, dài 4- 9cm, rộng 1,5-4cm; lá kèm 5-7mm, chẻ đôi. Cụm hoa xim ở ngọn, dày, phân nhánh nhiều hay ít. Hoa có 4 lá đài có lông cao 2,5mm, lá đài như cánh có lông mịn; tràng hoa màu vàng nghệ. Quả dạng bầu dục, dài 6-9mm, rộng 6-7 mm, đen, có vân dọc, nhẵn. Hạt nhiều, rất nhỏ, có vỏ màu đen có mạng. Mùa hoa quả tháng 2-11.

Bộ phận dùng: Hoa – Flos Mussaendae Cambodianae.

Nơi sống và thu hái: Cây mọc ở chỗ ẩm và sáng trong các rừng thưa và các tràng cây bụi ở Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Tây (Ba Vì) qua Thừa Thiên – Huế đến tận Kiên Giang (Phú Quốc).

Tính vị, tác dụng: Hoa có vị ngọt, tính mát; có tác dụng lợi tiểu, trị sốt.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Ở Campuchia, nhân dân vùng Tatey, trên độ cao 900m, thường dùng các lá thật non làm rau ăn với mầm Somlo. Người ta dùng hoa làm thuốc trị ho, hen, sốt rét có chu kỳ, đau thắt lưng. Dùng ngoài để chữa các bệnh về da. Lá cũng dùng làm trà uống giải nhiệt

Bướm bạc lá

Bướm bạc lá, Bướm vàng – Mussaenda frondosa L., thuộc họ Cà phê – Rubiaceae.

Mô tả: Cây nhỡ hay cây gỗ nhỏ cao tới 7m; cành non có lông hoe. Lá bầu dục thuôn, có khi hình ngọn giáo ngược, nhọn và tròn ở gốc, nhọn thành đuôi ở chóp, dài 8-15cm, rộng 3-5cm, màu lục sẫm ở trên, màu sáng hơn ở dưới, mỏng, dai. Hoa thành xim ở ngọn các nhánh. Quả dạng trứng hay bầu dục mang 1 núm do lá đài tạo nên, dài 10mm, rộng 7mm. Hạt rất nhiều, màu đen.

Hoa tháng 7-9; quả tháng 8 -11.

Bộ phận dùng: Hoa – Flos Mussaendae Frondosae.

Nơi sống và thu hái: Cây mọc ở các tỉnh phía Nam từ Gia Lai tới Lâm Đồng. Còn phân bố ở Ấn Độ, Malaixia.

Tính vị, tác dụng: Hoa được xem như bổ phổi và lợi tiểu.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Dùng trị suyễn, sốt rét định kỳ và thủy thũng. Dùng ngoài rửa các vết thương và mụn nhọt.

Bướm bạc quả nang

Bướm bạc quả nang, Bươm bướm, Hồ diệp – Mussaenda dehisens Craib, thuộc họ Cà phê – Rubiaceae.

Mô tả: Cây nhỡ hay cây gỗ nhỏ 1,5-3m, có lông vàng nằm. Lá có phiến hình ngọn giáo ngược, bầu dục hay trái xoan, nhọn hay tù ở gốc, chóp có mũi dài, dài 10-18cm, rộng 3-6cm, màu xanh ôliu, có lông cứng rải rác ở mặt trên, có lông mềm nằm ở mặt dưới, nhất là trên các gân. Cụm hoa ngù gồm nhiều xim bò cạp. Hoa vàng. Quả thường khô và dạng quả nang, hình xoan ngược hay bầu dục, mang lá đài dài 6-8mm. Hạt rất nhiều và nhỏ.

Bộ phận dùng: Rễ, thân và vỏ – Radix, Caulis et Cortex Mussaendae dehiscentis.

Nơi sống và thu hái: Loài phân bố khắp Đông Dương và Trung Quốc. Cây mọc ở chỗ ẩm, sáng, trong rừng thưa và savan cây bụi ở các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai, Vĩnh Phú, Hoà Bình và tới Đồng Nai.

Tính vị, tác dụng: Vị ngọt nhạt, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm, lợi niệu.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Rễ, thân cũng được dùng như các loài khác chữa bệnh ôn nhiệt, trong ngoài đều nóng, các khiếu không thông. Vỏ dùng chế nước uống cho trẻ em bị bệnh đậu mùa.

Đơn thuốc: Lương y Lê Trần Đức giới thiệu một số đơn thuốc kinh nghiệm:

  1. Chữa bệnh sốt mùa hè đến giai đoạn hôn mê khô khát, táo bón, đái sẻn, tân dịch khô kiệt, dùng rễ Bươm bướm Hành tăm 20g đều sao vàng, sắc uống một thang thì đại tiểu tiện thông lợi, sốt lùi, nuốt được, uống hết thang thứ hai thì tỉnh. Ba thang thì hết sốt, ăn uống được.
  1. Chữa trẻ viêm não B sốt cao, khô khát, hôn mê, không nói, dùng rễ Bươm bướm Quả hoè hay Hoa hoè 15g, Huyền sâm, Sinh địa, Mạch môn, Ngưu tất, Hạt muồng sao, Dành dành mỗi vị 12g sắc uống. Đồng thời châm chính giữa lưỡi chỗ 1/3 từ cuống lưỡi 2/3 từ chót lưỡi, sâu độ 3mm cho chảy máu ra vài ba giọt. Châm 2 ngày một lần với uống thuốc mỗi ngày một thang, sau 5-7 ngày có kết quả bệnh nhi nói được.
  2. Chữa ốưng amigdal ho sốt, dùng rễ Bươm bướm Huyền sâm 20g, rễ Bọ mẩy 10g, sắc uống. hiệu).
  1. Chữa lao nhiệt nóng âm trong xương: Rễ Bươm bướm một nắm sắc uống (Nam dược thần

 

Cây thuốc Nam
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận