Cát đằng cánh-Cát đằng thơm-Cát đằng thon

Cây thuốc Nam

Cát đằng cánh

Loài của miền Đông Châu Phi, được gây trồng, nay trở thành cây mọc hoang trong các lùm bụi ở Huế, Đà Lạt và thành phố Hồ Chí Minh. Có nhiều giống trồng với hoa có màu sắc khác nhau.

Cát đằng cánh, Khiên ngưu núi lá có cánh – Thunbergia alata Boj ex Sims, thuộc họ Dây bòng xanh -Thunbergiaceae.

Mô tả: Dây leo nhỏ, sống lâu năm, dài 1-3m. Lá có phiến hình đầu tên, có ít lông, cuống lá có cánh. Hoa mọc đơn độc ở nách lá; đài có 12 răng nhọn; tràng màu vàng nghệ; nhị 4; Quả nang có mỏ to, có lông, hạt tròn.

Bộ phận dùng: Lá – Folium Thunbergiae Alatae.

Nơi sống và thu hái: Loài của miền Đông Châu Phi, được gây trồng, nay trở thành cây mọc hoang trong các lùm bụi ở Huế, Đà Lạt và thành phố Hồ Chí Minh. Có nhiều giống trồng với hoa có màu sắc khác nhau.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Ở Ấn Độ, lá được giã ra dùng đắp trị đau đầu.

Cát đằng thơm

Cát đằng thơm, Uyên hoa thảo – Thunbergia fragrans Roxb, thuộc họ Dây bông xanh – Thunbergiaceae.

Mô tả: Dây leo quấn qua trái, cao 1-2m. Lá xoan, hình ngọn giáo hay thuôn, gốc có khi hình tim, mép nguyên, có răng hay có thuỳ, nhẵn hay có lông, mỏng hay dai, dài 3-10cm, rộng 1-4cm. Hoa trắng, thơm, ở nách lá, đơn độc hay từng đôi. Quả nang nhẵn, có mỏ cao, không lông; hạt tròn, hơi dẹp.

Bộ phận dùng: Rễ – Radix Thunbergiae Fragrantis.

Nơi sống và thu hái: Loài của Ấn Độ, Nam Trung Quốc, các nước Đông Dương, Malaixia, Philippin, Úc châu. Ởnước ta, thường gặp ở nhiều nơi vùng đồng bằng.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Ở Trung Quốc, rễ cây được sử dụng làm thuốc. Có thể dùng như rễ loài Thunbergia lacei Gamble để trị tai điếc, không muốn ăn; dùng riêng bột mịn thổi vào tai trị khí hư tai điếc.

Cát đằng thon

Cát đằng thon – Thunbergia laurifolia Lindl, thuộc họ Dây bông xanh – Thunbergiaceae.

Mô tả: Dây leo cao. Lá không lông có phiến bầu dục thon, gốc tù có khi hơi hình tim, mép có răng thưa, cuống 2 -6cm. Chùm hoa thòng dài tới 40-50cm; hoa to 6-8cm, màu lam đậm với tâm trắng hay vàng, nhị 4. Quả nang cao 5-6cm, rộng 1,5cm.

Bộ phận dùng: Lá – Folium Thunbergiae Laurifoliae.

Nơi sống và thu hái: Loài của Á châu nhiệt đới, phân bố ở Ấn Độ, Việt Nam, Malaixia. Ở nước ta, cũng thường gặp ở rừng vùng thấp Cà Ná, Đà Lạt và Định Quán.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Ở Ấn Độ, dịch lá được dùng khi bị rong kinh và cho vào tai chữa điếc tai, ở Malaixia, lá giã ra dùng đắp vết đứt và nhọt.

Cây thuốc Nam
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận