VIÊM CƠ, ÁP XE CƠ NHIỄM KHUẨN

Bệnh xương khớp
  1. ĐỊNH NGHĨA

Viêm cơ nhiễm khuẩn (infectiuos myositis) là tổn thương viêm hoặc áp xe tại cơ vân do vi khuẩn gây nên.

2.  NGUYÊN NHÂN

Vi khuẩn gây bệnh

  • Nguyên nhân thường gặp nhất là tụ cầu vàng.
  • Các loại vi khuẩn khác: Liên cầu, lậu cầu, phế cầu, não mô cầu,

Burkholderia pseudomallei, vi khuẩn Gram âm, các vi khuẩn yếm khí khác.

3.  TRIỆU CHỨNG- CHẨN ĐOÁN

a)Triệu chứng lâm sàng

  • Vị trí tổn thương: có thể gặp ở bất kỳ vị trí nào.
  • Số lượng: thường ở một cơ. Ở những bệnh nhân nhiễm trùng huyết hoặc ở cơ địa suy giảm miễn dịch có thể tổn thương ở nhiều cơ.
  • Viêm cơ thắt lưng chậu thường xảy ra sau các nhiễm trùng đường tiết niệu sinh dục hoặc phẫu thuật ở vùng bụng, thường do vi trùng lao hoặc do vi trùng sinh mủ. Trên lâm sàng, bệnh nhân thường đau ở vùng hạ sườ Bệnh nhân thường không duỗi được chân bên có cơ bị viêm, khám khớp háng bình thường.
  • Tính chất

+ Giai đoạn đầu (1-2 tuần đầu): sưng cơ, ấn chắc, có thể đỏ hoặc đau nhẹ.

+ Giai đoạn 2 (tuần 2-4): cơ sưng tấy đỏ rất đau,bùng nhùng khi ấn,chọc hút ra mủ.

+ Giai đoạn 3: có thể xuất hiện các biến chứng như áp xe xa, sốc nhiễm khuẩn…

–  Biểu hiện toàn thân: hội chứng nhiễm trùng thường rõ:

+ Sốt cao 39- 40 ºC, sốt liên tục, dao động.

+ Gầy sút, mệt mỏi, môi khô, lưỡi bẩn.

b)  Các thăm dò cận lâm sàng

  • Xét nghiệm

+ Xét nghiệm máu: tế bào máu ngoại vi có thể tăng số lượng bạch cầu, tăng tỷ lệ bạch cầu đoạn trung tính; tăng tốc độ máu lắng, tăng CRP, tăng fibrinogen, tăng globulin. Procalcitonin máu có thể tăng trong trường hợp nhiễm trùng nặng.

+ Cấy máu có thể dương tính.

+ Chọc hút ổ mủ: chọc mù hoặc dưới hướng dẫn của siêu âm lấy mủ xét nghiệm:

Tế bào học: thấy nhiều bạch cầu đa nhân trung tính thoái hóa (tế bào mủ).

Các xét nghiệm vi sinh: soi tươi, nhuộm Gram, nuôi cấy, BK, PCR lao.

Có thể phân lập được vi khuẩn qua soi trực tiếp hoặc nuôi cấy mủ.

–  Chẩn đoán hình ảnh

+ Siêu âm cơ: có thể thấy các hình ảnh cơ tăng thể tích, mất cấu trúc sợi cơ, các ổ có cấu trúc siêu âm hổn hợp, áp xe cơ.

+ X quang quy ước: tổn thương các cơ ở chi: chụp chi có cơ tổn thương có thể thấy hình ảnh viêm xương màng xương kết hợp. Tổn thương cơ thắt lưng chậu: Vùng cột sống thắt lưng có thể thấy rõ bóng cơ thắt lưng chậu, bóng khí. Hình ảnh canxi hóa tại vùng áp xe gợi ý vi khuẩn lao.

+ Chụp cắt lớp vi tính: được chỉ định với cơ thắt lưng chậu cho phép phát hiện sớm tổn thương với độ nhạy cao. Nếu thấy khí tại vùng cơ, tức là đã có áp xe.

+ Cộng hưởng từ: chỉ định trong trường hợp viêm hoặc áp xe cơ ở chi hoặc cơ thắt lưng chậu: giảm tín hiệu trên T1,tăng tín hiệu trên T2 thành ổ khu trú trên cơ.

c)   Chẩn đoán xác định:

  • Dựa vào lâm sàng (các dấu hiệu tại chỗ và toàn thân)
  • Xét nghiệm bilan nhiễm trùng.
  • Chẩn đoán hình ảnh (siêu âm, chụp cắt lớp vi tính, hoặc chụp cộng hưởng từ)
  • Nuôi cấy phân lập vi khuẩn

4.  ĐIỀU TRỊ

a) Nguyên tắc điều trị

  • Dùng kháng sinh sớm (ngay sau khi làm các xét nghiệm vi sinh), liều cao, đường tĩnh mạch (sau có thể chuyển đường uống), đủ thời gian (4-6 tuần). Lựa chọn kháng sinh dựa theo kháng sinh đồ.
  • Khi chưa có kết quả vi sinh, lựa chọn kháng sinh theo kinh nghiệm dựa trên bệnh cảnh lâm sàng:

+ Kháng sinh sử dụng đầu tiên nên hướng tới tụ cầu vàng. Nếu nghi ngờ tụ cầu kháng methicilin, xem xét sử dụng vancomycin.

+ Với cơ địa suy giảm miễn dịch, nên sử dụng kháng sinh phổ rộng, trong đó có trực khuẩn gram âm và vi khuẩn yếm khí, chẳng hạn vancomycin và một kháng sinh nhóm carbapenem hoặc piperacillin/tazobactam. Đối với vi khuẩn yếm khí, có thể dùng clindamycin.

  • Kết hợp chọc hút dẫn lưu mủ hoặc phấu thuật dẫn lưu ổ mủ (giai đoạn 2, 3).
  • Điều trị triệu chứng và nâng cao thể trạng, chống sốc nhiễm khuẩn (nếu có).
  • Khi chưa có kết quả cấy máu, dịch: dùng ngay kháng sinh oxacillin hoặc nafcillin 2g đường tĩnh mạch (TM) mỗi 6 giờ một lần (8g/ngày), hoặc clindamycin 2,4g TM/ngày chia 4 lầ
  • Đối với tụ cầu còn nhạy cảm với methicillin

b) Điều trị cụ thể

+ Cefazolin 1g TM mỗi 8 giờ x 2 tuần hoặc

+ Levofloxacin 750mg TM mỗi 24 giờ x 2 tuần hoặc

+ Moxifloxacin 400mg TM mỗi 24 giờ x 2 tuần hoặc

+ Ampicillin/sulbactam 3g TM mỗi 6 giờ x 2 tuần hoặc

Sau đó chuyển sang:

+ Cephalexin 500mg uống mỗi 6 giờ x 2 tuần hoặc

+ Điều trị phối hợp clindamycin 300mg uống mỗi 6 giờ x 2 tuần với levofloxacin 750mg uống mỗi 24 giờ x 2 tuần hoặc moxifloxacin 400mg uống mỗi 24 giờ x 2 tuần.

  • Nếu nghi ngờ tụ cầu (Staphylococcus aureus) kháng methicillin:

+ Vancomycin 1g TM mỗi 12 giờ x 2 tuần, hoặc

+ Linezolid 600mg TM mỗi 12 giờ x 2 tuần hoặc

+ Daptomycine 4mg/kg TM mỗi 24 giờ x 2 tuần Sau đó chuyển sang:

+ Linezolid 600mg uống mỗi 12 giờ x 2 tuần hoặc

+ Minocycline 100mg uống mỗi 12 giờ x 2 tuần.

  • Nếu nghi ngờ nhiễm Gram (+) khác:

+ Cefazolin  TM  3g/ngày  chia  3  lần  trong  2-3  tuần  sau  đó  dùng cefalexin 4g/ngày chia 4 lần (4-6 tuần). hoặc

+ Clindamycin TM 1800 mg/ngày, chia 3 lần trong 2-3 tuần; sau đó duy trì bằng uống clindamycin 1800 mg/ngày, chia 3 lần trong 4-6 tuần, hoặc

+ Lincomycin TM 1800 mg/ngày, chia 3 lần (2-3 tuần); sau đó duy trì bằng uống lincomycin 1800 mg/ngày, chia 3 lần trong 4-6 tuần.

  • Nếu nghi ngờ nhiễm liên cầu (Streptococcus group A):

+ Penicillin G TM 2-4 triệu IU mỗi 4-6 giờ, sau chuyển sang penicillin V uống, hoặc

+ Ceftriaxone TM 1-2 g/24 giờ

  • Nếu nghi nhiễm trùng trực khuẩn mủ xanh cần phối hợp ceftazidim 2g/lần x 2-3 lần/ ngày với kháng sinh nhóm aminoglycosid (như gentamycin3  mg/kg/  ngày-  dùng  một  lần  tiêm  bắp  vào  buổi  sáng  hoặc  amikacin 15mg/kg/ngày tiêm bắp hoặc pha truyền TM 1lần /ngày).

– Phần lớn các nhiễm vi khuẩn gram âm đường ruột: kháng sinh cephalosporin thế hệ 3 hoặc 4 đường TM trong 3-4 tuần, hoặc thuốc nhóm fluoroquinolon như levofloxacin 500mg đường tĩnh mạch hoặc uống mỗi 24 h.

5.  DỰ PHÒNG

  • Đảm bảo nguyên tắc vô trùng khi làm thủ thuật hoặc tiêm chích.
  • Điều trị tốt các ổ nhiễm ban đầu ở da như mụn nhọt, vết loét…
  • Kiểm sóat tốt các bệnh lý mãn tính như đái tháo đường, các bệnh lý tự miễn

Bệnh xương khớp
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận